Nghề Coaching có gì? - Ngành Xã Hội Nhân Văn
Những năm gần đây, nghề coaching đang ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt trong khoảng 2 năm trở lại đây, nghề Coaching nổi lên như một ngành dịch vụ mới
Những năm gần đây, nghề coaching đang ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt trong khoảng 2 năm trở lại đây, nghề Coaching nổi lên như một ngành dịch vụ mới với tổng thu nhập vô cùng cao mỗi năm. Vậy nghề Coach thực chất là gì, lộ trình phát triển và cơ hội việc làm của ngành này ra sao?
Nghề Coaching là gì?
Theo Liên đoàn Huấn luyện quốc tế (ICF) thì Coaching chính là quá trình hợp tác giữa đôi bên nhằm kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng. Trong đó, người huấn luyện là Coach và được người hỗ trợ, hướng dẫn là Coachee. Quá trình sẽ giúp Coachee phát huy tối đa tiềm năng và phát triển nghề nghiệp tốt hơn.
Trong Tiếng Anh, Coaching có nghĩa là khai vấn hoặc huấn luyện, đây là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong thể thao. Đây là hoạt động giúp tăng hiệu suất làm việc cá nhân cũng như đội nhóm.
Hiểu một cách đơn giản, Coaching là người đồng hành cùng với chúng ta, giúp chúng ta đặt ra những câu hỏi thông minh, gợi mở và giúp chúng ta có cái nhìn rộng hơn, từ đó giúp cho người được coaching đột phá hơn tư duy, thúc đẩy hành động và khai mở nguồn lực bên trong chúng ta. Ngoài ra, Coaching còn có thể chữa lành những vết thương trong tâm hồn do những sự kiện buồn trong quá khứ ghi lại. Một phần tiềm thức bạn vẫn nhớ nó nhưng lại không nhận ra sự tồn tại của nó.
Coaching cần học gì?
Dù là một ngành đang dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, hiện nay không có yêu cầu giáo dục nghiêm ngặt nào cho Coaching để bắt đầu sự nghiệp. Ngoài ra, đây là ngành đa lĩnh vực, vậy nên không có một khuôn khổ chương trình học dành cho tất cả Coaching. Để trở thành Coaching ở lĩnh vực nào đó, bạn cần trau dồi:
Kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực bạn muốn hỗ trợ người khác
Kỹ năng huấn luyện và chuyên môn của bạn thông qua phương pháp sư phạm
Các mô hình chuyên dụng trong quá trình huấn luyện, chẳng hạn như mô hình GROW
Kỹ năng áp dụng cách tiếp cận huấn luyện linh hoạt và trực quan
Kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp, lên kế hoạch
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
Coaching học ở đâu?
Nghề Coaching đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam nên các cơ sở đào tạo ngành nghề này cũng mở rộng và đa dạng hơn. Bạn có thể tham khảo một số cơ sở đào tạo sau:
Vietnam Coach Institute (VCI): VCI là trung tâm đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp. VCI là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực huấn luyện tại Việt Nam. VCI cung cấp các khóa đào tạo huấn luyện viên đạt chuẩn quốc tế. VCI được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và được chứng nhận bởi Liên đoàn Huấn luyện Quốc Tế (ICF) và Liên minh Huấn luyện viên đã được chứng nhận (CCA). VCI cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp chương trình đào tạo huấn luyện viên đạt chuẩn ACSTH của ICF.
Life Coaching Vietnam (LCV): LCV là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực khai vấn, đào tạo, phát triển cá nhân và doanh nghiệp. Chương trình đào tạo dựa trên nền tảng huấn luyện nguyên thủy và Trí thông minh cảm xúc. LCV cũng là một trong những số ít các trung tâm có các chương trình đào tạo được chứng nhận bởi ICF. LCV là đối tác của nhiều thương hiệu, tổ chức nổi tiếng như: Grab Việt Nam, VietMap, CHUBB, VUS, Saigon Coop, Ford Việt Nam, NhacCuaTui, Navigos Search, AIESEC,…
Coach For Life: được sáng lập và điều hành bởi đội ngũ Coach chuyên nghiệp được chứng nhận quốc tế, với kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc và hoạt động trong các tổ chức lớn trong và ngoài nước. Coach For Life áp dụng mô hình coaching của Marshall Goldsmith Stakeholder Centered Coaching (MGSCC), được chứng minh là hiệu quả với gần 15,000 lãnh đạo trên toàn thế giới, được công nhận bởi loạt lãnh đạo hành đầu của các công ty Fortune 500.
Mind Coach Việt Nam: là tổ chức chuyên cung cấp các giải pháp có nền tảng từ kỹ thuật Huấn luyện Chuyên nghiệp (Professional Coach) cho các cá nhân muốn trở thành huấn luyện viên và các tổ chức muốn nâng cao năng suất của nhân viên, nuôi dưỡng nhân tài và phát triển đội ngũ lãnh đạo xuất sắc. Bên cạnh đó, Mind Coach Vietnam thường xuyên kết hợp với Học viện Coach Master Quốc Tế - CMA tổ chức chương trình đào tạo huấn luyện viên đạt tiêu chuẩn của ICF. Mind Coach Vietnam là đối tác của các doanh nghiệp thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hơn 1600 Giám đốc, quản lý, bộ phận nhân sự đã sử dụng dịch vụ của Mind Coach Vietnam.
Cơ hội việc làm của Coaching?
Cơ hội nghề nghiệp của ngành này hiện nay vô cùng rộng mở. Ở các lĩnh vực khác nhau, các nhiệm vụ cụ thể của một người làm việc trong vai trò coach cũng sẽ khác nhau nhưng về cơ bản, mô tả công việc của coach sẽ là: Giao tiếp với học viên để hiểu mục tiêu và tham vọng của khách hàng; Xây dựng kế hoạch huấn luyện; Hỗ trợ học viên khám phá, vượt qua các rào cản cá nhân và đặt mục tiêu phù hợp; Đánh giá điểm mạnh của từng cá nhân và thúc đẩy họ phát triển thế mạnh, vượt qua các điểm yếu; Tạo động lực và hướng dẫn phát triển kỹ năng; Hướng dẫn để học viên thực hiện các nhiệm vụ, từng bước tiến dần đến mục tiêu; Theo dõi và đánh giá tiến độ;...
Công việc của coach được biết đến khá phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như:
Huấn luyện viên thể thao
Huấn luyện viên nghề nghiệp
Huấn luyện viên cuộc sống (life coach)
Huấn luyện viên dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe
Ngoài ra, bạn có thể trở thành coach trong bất cứ lĩnh vực nào nếu bạn xác định được thị trường tiềm năng và khả năng của bản thân như: hỗ trợ về các mối quan hệ, học tập, nuôi dạy con cái, khởi nghiệp, kinh doanh, kỹ năng mềm, lập trình, văn nghệ,...
Thu nhập nghề Coaching là bao nhiêu?
Theo thống kê của ICF, thu nhập từ Coaching của Life Coach rơi vào mức bình quân khoảng 217USD/giờ, trong khi đó Executive Coach lên tới 500 USD/giờ. Đó là một con số khả thi nếu bạn dành ra cho mình từ 3-5 năm để bắt đầu theo đuổi và nghiêm túc với nghề Coach.
Ở Việt Nam, theo khảo sát thường niên của CLB Coach Hà Nội (Hanoi Coach Club) thì 49% chuyên gia khai vấn chưa có thu nhập, 12% thu nhập từ 10-30 triệu/tháng; 4% có thu nhập 30-50 triệu/tháng; 3% thu nhập trên 100 triệu/tháng. Con số này không quá ngạc nhiên vì nghề Coach còn rất mới tại Việt Nam, hầu hết các coach chỉ có 1-2 năm kinh nghiệm. Thu nhập của những Coach giàu kinh nghiệm có thể đạt đến mức rất cao, khoảng 50-100 triệu/tháng. Ngoài ra, mức phí tính theo giờ của nghề này cũng được xác định trên kinh nghiệm và năng lực tuỳ từng người. Một lưu ý nhỏ là business coach sẽ có thu nhập trung bình cao hơn life coach.
Như vậy, có thể thấy, nghề Coaching hiện nay đang ngày càng phổ biến và có nhu cầu cao trong xã hội. Với thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội việc làm đa dạng, các bạn yêu thích ngành này cần xác định lộ trình học tập rõ ràng để gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.
Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" ở dưới nhé. Cuốn sách là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã hội Nhân văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...
Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?
Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.
Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?
Thực tế, Ngành Xã hội Nhân văn đang ngày một khẳng định vai trò của mình khi thế giới phát triển, kéo theo hàng loạt các vấn đề leo thang: xung đột văn hóa, con người rệu rã trong áp lực, khủng hoảng bản sắc cá nhân, phát sinh các vấn đề sức khỏe tinh thần,... nhu cầu thấu hiểu bản thân và các mối quan hệ ngày một nâng cao. Như vậy, ngành Xã Hội Nhân Văn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới với đa dạng các ngành nghề: nhà báo; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất