Nghe đồn là năm nay lại đổi quy chế thi nữa rồi, tôi chốc trộm nghĩ đây phải chăng là một liệu pháp tâm lý thần kì nào đó của bộ giáo dục nhằm cho những thế hệ đi trước thầm cảm ơn và biết ơn đấng sinh thành của mình vì đã được sinh ra sớm hơn không? Có trời mới biết được,nhưng hôm nay tôi muốn chia sẻ về việc hướng nghiệp trên ghế nhà trường hiện nay, vì suy cho cùng thì đổi kiểu quái nào thì cũng phải thi thôi còn chọn “nhầm” ngành (hay trường) thì sẽ để lại một số cảm giác tiếc nuối không hề nhẹ đâu.
Có phải nền giáo dục của chúng ta hơi vội vã không?
Không biết học ngành gì thì hay mình theo ngành nhỉ?
Đây là câu hỏi của thằng bạn người Úc mà tôi vô tình quên tên hỏi tôi trong thời gian chúng tôi working for accommodation tại một hostel ở Hội An một năm trước. Như bất cứ người thành thực nào khác, câu trả lời của tôi là “chả biết”, bi kịch là tôi không thể làm gì khác ngoài tắm và nghe nó kể chuyện thông qua cánh cửa nhà tắm tồi tàn. Và như được hỏi về thắc mắc bấy lâu trong lòng nên câu hỏi đó vẫn cứ đeo đuổi tôi mãi. Trong suốt khoảng thời gian ở đó tôi luôn cố tìm cách bắt chuyện với những sinh viên đang trong kì nghỉ hoặc những người trẻ, đại ý câu hỏi luôn là “cậu có thích mấy cái cậu đang học (hay đang làm) không?”. Và tôi ngạc nhiên khi nhận ra rằng ngay cả ở những nơi có nền giáo dục phát triển thì công tác hướng nghiệp vẫn không đáp ứng đủ được những điều ta kỳ vọng.
Giá như ta có cái mũ phân loại thì đơn giản nhỉ?
17 tuổi chỉ là con số, những điều mỗi người trong chúng ta học được suốt ngần ấy năm ở trên quả địa cầu đều là khác nhau nhưng tụ chung thì đều là thiếu kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu. Tệ hại hơn, trong những năm cuối cấp ấy, những năm mà phải đưa ra một quyết định trọng đại về ngành học và dần định hình tương lai ấy thì chúng ta lại bị cuốn theo một cuộc đua khác, thi đại học. Trong quãng thời gian bận bịu ấy, khi sáng tới chiều hay chiều đến tối đều phải mài đít trên những chiếc ghế khác nhau để cố gắng đạt được những con điểm ưng ý nhất nhằm rạng danh gia tộc và lưu danh sử sách thì chúng ta phần nào chấp nhận về những hiểu biết về ngành học mình đang theo đuổi để dành toàn xăng cho cuộc đua kia.
Bộ 18 tuổi là sẽ tiến hóa như pokemon à!?
Không thể hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại của các buổi hướng nghiệp hay triễn lãm, ít hay nhiều thì cũng tùy địa phương nhưng điều tôi cảm thấy khó hiểu là tại sao nó không diễn ra sớm hơn nữa? Chúng ta hoàn toàn có thể có những tiết học nghề nghiệp vào những năm cấp 2 thoải mái ấy mà! Sao đến tận mãi khi đứng trước những ngã rẽ mới bắt đầu hướng dẫn chứ. Để rồi nhìn vào thực trạng, những buổi trò chuyện với chuyên gia thì không thể giải đáp hoàn toàn thắc mắc của mấy nghìn con nai, còn khi những trường đại học ấy về trường thì sân trường như biến thành những cuộc tiếp thị săn deal vậy, ai ai cũng bày ra một bức tranh xé nửa về trường (ngành) để đến khi vào được rồi thì bỗng có chút giận dữ không nói nên lời. Có lẽ giáo dục đã quá đề cao năng lực lựa chọn của học sinh mà không cung cấp đủ tầm nhìn như một supporter đích thực. Bởi thế nên ngày càng xuất hiện nhiều lựa chọn của cho học sinh sau phổ thông như Gap year chẳng hạn. Nghe thì hay đó, một năm trải nghiệm làm việc, một năm dò tìm bảy viên ngọc rồng để hỏi:
    - Đam mê của tôi là gì thưa ngài!
    - Mày thích người yêu mày màu gì?
Gap year thật tuyệt, one week job thật vui nhưng không phải ai cũng phù hợp và đương nhiên không phải bố mẹ nào cũng đồng ý, nhỉ? Đặc biệt là ở nước ta, khi ước mơ của mọi bậc phụ huynh khó tính có điều kiện là sau phổ thông là phải học cao đẳng đại học. Bởi thế nên bộ giáo dục và nhà trường phải giúp đỡ học sinh nhiệt tình hơn nữa bằng những tiết học nghề nghiệp thường xuyên ngay khi còn sớm lúc học sinh chưa bị áp lực chứ đừng tổ chức những buổi hướng nghiệp muộn màng đến rồi đi như một cơn gió.
Một chút ít con số.
Theo The Guardian, tỉ lệ sinh viên đại học “bỏ học” càng ngày càng tăng, cụ thể là đã ba năm liên tiếp . Theo Higher Education Statistics Agency (HESA) thì năm 2005, 26.000 sinh viên năm nhất không hoàn thành năm đầu của mình. Điều đó cũng cho thấy được phần nào sự tai hại của việc chọn ngành và trường không phù hợp, nó gây tổn hại trực tiếp đến sinh viên, lãng phí thời gian và tiền bạc đồng thời làm giảm chất lượng lao động.
In everybody’s life there’s a point of no return. And in a very few cases, a point where you can’t go forward anymore. And when we reach that point, all we can do is quietly accept the fact. That’s how we survive ― Haruki Murakami, Kafka on the Shore
Kết
Dẫu biết con đường bằng phẳng là không tồn tại nhưng tôi nghĩ những khó khăn, và một vài thử thách là điều sinh viên cần được biết về trường mình đang theo đuổi và ngành mình đang theo học, không phải để tránh né nhưng là để chuẩn bị tinh thần, tuổi thiếu niên là một tuổi dễ chấn động, được biết và chấp nhận một điều thì sẽ đỡ đi một điều, còn nghị lực theo đuổi thì là ở mỗi con người.
Chọn ngành… không vội được đâu