Ảnh: Unsplash
Ảnh: Unsplash
Bài viết gốc được đăng tải trên Slow - The things you can only feel when you slow down
“Bao giờ cho đến mùa thu nhỉ?”;
Bao giờ lại được đi du lịch như bình thường nhỉ?”;
“Bao giờ mình mới có người yêu nhỉ?”;
“Bao giờ mới lại đến cuối tuần nhỉ?”…
Xem chừng ở một khía cạnh nào đó, chúng ta có xu hướng đợi chờ, và đi kèm với đó là thâm niên kinh nghiệm chờ đợi đủ để có thể coi đó là lẽ bình thường, tự nhiên. Dù lớn, dù nhỏ, điều chúng ta chờ đợi vẫn mãi chưa đến, hoặc cái này nối tiếp cái kia, và cái cổ chúng ta ngày một dài ra.
Với thâm niên chờ đợi như thế, liệu chúng ta có phải những con người kiên nhẫn nhất thế gian? Có thể, mà có thể không.
Chờ đợi là một hành động, khi mà bạn biết đích xác điều mà bạn mong muốn và hy vọng rằng nó sẽ xảy ra ở một thời điểm bạn kì vọng nó sẽ xảy ra. Chẳng hạn như bạn đã mua vé xem phim, vé máy bay, đặt lịch họp, có một cái hẹn ăn gà rán ở cửa hàng bít tết vào lúc 3 giờ chiều,… Bạn biết chắc chắn rằng, nếu không có gì thay đổi, bạn sẽ xem phim, lên máy bay, ngồi ngáp trong phòng họp và bị đá ra khỏi cửa hàng bít tết vào đúng ngày giờ nhất định. Nếu điều đó không xảy ra, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng, thất vọng và có thể yêu cầu sự đền bù thiệt hại từ phía nhà cung cấp dịch vụ (nếu có).
Photo by <a href="https://unsplash.com/@umit?utm_source=unsplash&amp;utm_medium=referral&amp;utm_content=creditCopyText">Ümit Bulut</a> on <a href="https://unsplash.com/s/photos/waiting?utm_source=unsplash&amp;utm_medium=referral&amp;utm_content=creditCopyText">Unsplash</a>
Photo by Ümit Bulut on Unsplash
Kiên nhẫn lại giống như một trạng thái, khi bạn có thể có hoặc không một cái nhìn toàn cảnh về điều bạn trông đợi sẽ xảy ra, nhưng bạn chấp nhận rằng nó có thể sẽ xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn khoảng thời gian bạn dự định. Bạn cũng không quá bó buộc vào kì vọng nào cả, bởi tương lai có thể thay đổi theo hướng phù hợp hơn (biết đâu đó!), và bạn hài lòng với điều đó. Bạn tập trung vào việc bạn đang làm và cuộc sống hiện tại, biết rằng nó sẽ dẫn bạn đến nơi bạn cần tới.
Có thể bạn có cách giải thích hay cách nhìn khác về hai từ ngữ này. Trong bối cảnh bài viết này, có lẽ “kiên nhẫn” là sẽ trạng thái phù hợp hơn khi chúng ta hoàn toàn không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, và để cửa ngỏ cho những cơ hội mới xuất hiện. Chờ đợi cùng với kì vọng cố hữu, ngược lại, sẽ dễ khiến chúng ta chán nản và thất vọng, mà ở đây chẳng có nhà cung cấp dịch vụ nào để chúng ta có thể gọi điện phàn nàn được cả.

Nhưng cũng hoàn toàn có thể hiểu được khi đôi lúc chúng ta cảm thấy bồn chồn, bất an, cảm thấy chẳng có gì có vẻ tiến triển khi bản thân đã cố gắng và đầu tư rất nhiều công sức. Một vài gợi ý sau hy vọng có thể giúp bạn bình tâm hơn, và chuyển từ trạng thái chờ đợi - sang kiên nhẫn một cách hạnh phúc:

Úm Ba La Tương Lai Thành Hiện Tại

Tuy không có gì kì ảo nhưng chỉ một thay đổi nhỏ trong cách tư duy có thể đem lại kết quả khá kì diệu. Thay vì chờ đợi một tương lai chưa biết bao giờ sẽ tới, bạn thử nghĩ rằng nếu chính hiện tại này là tương lai mà bạn vẫn đang đợi chờ, thì sẽ ra sao?
Ảnh: <a href="https://slow.vn/read/neu-ban-van-luon-cho-doi">Slow.vn</a>
Ảnh: Slow.vn
Nếu ngôi nhà lý tưởng mà bạn vẫn đang chờ đợi một ngày kia bạn sẽ sở hữu chính là ngôi nhà hiện tại, bạn sẽ làm gì để thay đổi nó và biến nó thành ngôi nhà mơ ước? Bạn thích ngôi nhà có nhiều cây xanh, sạch sẽ và ngăn nắp? Thử làm điều đó với ngôi nhà hiện tại xem sao.
Nếu bạn vẫn chờ đợi đến cuối tuần, hãy thử nghĩ xem điều gì khiến bạn thích ở cuối tuần? Có thời gian cho bản thân, không phải trả lời email vào buổi tối, ngủ nướng? Có thể chia nhỏ sở thích thành những ngày thứ-3-xem-phim, thứ-4-self-care. Thay đổi cách bạn nhìn nhận về việc bận rộn và email, liệu có thực sự hiệu quả hay cần thiết phải trả lời ngay-lập-tức không? Và lắng nghe cơ thể bạn để có một giấc ngủ chất lượng - thay vì cần phải ngủ dài hơn. 
Bởi vì nếu bạn không tìm ra cách để dần dần chuyển biến hiện tại thành tương lai bạn mong muốn, khả năng cao là trong tương lai, bạn sẽ lại mong ngóng đến một tương lai nào đó khác nữa thôi.


Xây Dựng Một Lịch Trình, Thói Quen Hàng Ngày (Build Your Own Rituals)

Thay vì quá kì vọng vào một mục tiêu cụ thể, xây dựng một lịch trình, hệ thống riêng sẽ giúp chúng ta vững tâm chèo, kể cả trong những giai đoạn gian nan nhất.
Đầu tiên là xây dựng thói quen trong ngày, có thể là thói quen buổi sáng hay buổi tối hoặc bất cứ hoạt động nào bạn yêu thích và khiến bạn cảm thấy mong chờ, dù là nhỏ nhất. Với Ann, đó là buổi sáng. Vì Ann dễ bị thay đổi tâm trạng (mood swing), bắt đầu buổi sáng một cách chậm rãi và ổn định rất quan trọng. Hiện giờ lịch trình buổi sáng của Ann là dậy đạp xe ở hồ Tây - bản thân việc nhìn thấy khung cảnh hồ thay đổi mỗi ngày vào buổi sáng đã khiến Ann thấy bình yên lắm rồi; sau đó là về nhà tắm rửa, ăn sáng và pha một tách latte - latte nóng vào mùa đông và latte đá cho mùa hè. Khi bản thân tinh thần đã ổn định, Ann sẽ kiên nhẫn hơn với những dự định của mình, và thay vì trông chờ vào một tương lai nào đó rất xa xôi, Ann ngóng tới mỗi sáng để lại được đạp xe và thưởng thức tách cà phê trong yên bình.
Ảnh: <a href="https://slow.vn/read/neu-ban-van-luon-cho-doi">Slow.vn</a>
Ảnh: Slow.vn
Thay vì trông chờ vào một tương lai nào đó rất xa xôi, Ann ngóng tới mỗi sáng để lại được đạp xe và thưởng thức tách cà phê trong yên bình.

Về công việc hay phát triển bản thân, chúng ta có thể xây dựng hệ thống thay vì đặt mục tiêu quá cụ thể. Vì những thách thức cơ bản khiến chúng ta khó có thể đạt mục tiêu đã đề ra có thể là:
(1) Mục tiêu không phù hợp với bản thân (quá cao hoặc quá thấp), với hoàn cảnh.
(2) Không có phương hướng thực hiện rõ ràng.
(3) Mục tiêu quá cố định, không đủ linh hoạt để điều chỉnh khi hoàn cảnh thay đổi (ví dụ Covid 19)…
(4) Cả 3 phương án trên.
Vậy nên nếu không có đủ thông tin để đưa ra mục tiêu, thay vì đưa ra một cách ngẫu hứng, chúng ta có thể xây dựng hệ thống thói quen, và để kết quả trả lời. Chẳng hạn như mục tiêu của bạn là giảm 2kg trong vòng 1 tháng, sẽ có nhiều cách khác nhau để đạt được, có cách tích cực, có cách tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sức khoẻ của bạn (nhịn ăn). Nhưng nếu bạn không đặt mục tiêu quá cụ thể, thay vào đó hình thành thói quen chạy bộ ở công viên gần nhà 30 phút mỗi ngày, tuần 3 lần. Có thể bạn giảm 2kg, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn, nhưng bạn chắc chắn sẽ thấy khoẻ mạnh hơn, tinh thần thoải mái và hơn và quan trọng nhất: nó có tác dụng lâu dài.

Học Cách Ăn Mừng Những Dấu Mốc Nho Nhỏ

“You will bloom when you learn to water yourself.”
Goodreads
Chặng đường có thể dài mà nhìn mãi chưa thấy điểm đến, nhưng nếu chúng ta chọn hướng tới những điểm dừng chân nho nhỏ và tự thưởng cho bản thân, hành trình sẽ bớt mòn mỏi và buồn tẻ hơn nhiều. Biết trân trọng những thành công, những bước tiến dù là rất nhỏ, sẽ giúp bạn cảm thấy bản thân có tiến bộ và cũng vì thế mà kiên nhẫn với chính mình hơn.
Không nhất thiết đó phải là một buổi tiệc ăn mừng hoặc một món quà tốn kém cho bản thân - nếu điều kiện không cho phép, chúng ta hoàn toàn có thể cho mình một ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa, một ngày chỉ làm những điều mình thích. Hoặc đôi khi cày hẳn 1 serie phim cũng là một món quà ý nghĩa nếu bình thường bạn hay khắt khe với chính bản thân mình. Từng bước một, nhé?


Giữ Một Cuốn Nhật Ký

Nghe chừng khá cũ kĩ, nhưng không phải tự nhiên mà viết nhật ký được đánh giá cao đến thế. Nhất là khi bạn bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn với chính mình, hãy tập viết. Viết ra hết những suy nghĩ đang rối tung trong đầu bạn, bạn sẽ nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn rất nhiều. Rồi bạn sẽ quen dần, 1 cuốn sổ, 2 cuốn sổ, n cuốn sổ,… Khi nhìn lại bạn sẽ thấy mình đã trải qua rất nhiều, và mình đã đi được một chặng đường rất dài, thay vì chỉ tập trung về điểm đến đằng đẵng “còn chưa tới” ở phía trước.
Ảnh: <a href="https://slow.vn/read/neu-ban-van-luon-cho-doi">Slow.vn</a>
Ảnh: Slow.vn

Và khi bạn thấy một ai đó cũng đang chờ đợi, đang tắt dần lòng kiên nhẫn trên hành trình của mình, hãy chia sẻ trải nghiệm của bạn, hoặc chia sẻ những dòng này đến họ nhé.
Đọc thêm về các chủ đề Slow living - Slow travel - Slow growth tại Slow.vn