Năm cấp độ của lắng nghe
Cấp độ đầu tiên Liên tục chen ngang câu chyện khi người khác đang nói, không để người đối diện nói hết câu hoặc không tạo đủ khoảng...
Cấp độ đầu tiên
Liên tục chen ngang câu chyện khi người khác đang nói, không để người đối diện nói hết câu hoặc không tạo đủ khoảng tĩnh để người đối diện được tham gia vào câu chuyện.
Cấp độ thứ hai
Nghe thôi nhưng chưa lắng. Ví dụ đơn giản nhất là vừa nghe người đối diện nói vừa bấm điện thoại. Người yêu mình thỉnh thoảng cũng vừa kiểm tra tin nhắn vừa bảo anh nói tiếp đi, lúc đó mình đợi bạn kiểm tra xong, đặt điện thoại xuống rồi mới tiếp tục câu chuyện.
Cấp độ thứ ba
Có mặt ở trong câu chuyện nhưng phần hồn bay đi đâu mất. Người này vẫn rất chăm chú vào câu chuyện nhưng chữ sẽ đi từ tai trái qua tai phải và không thấm được gì từ câu chuyện cả.
Cấp độ thứ tư
Có mặt trong câu chuyện và chú tâm vào câu chuyện, lắng nghe và không chen ngang, đặt câu hỏi và có thể là đưa quan điểm cá nhân. Cấp độ này đôi khi người nghe vẫn dùng lý trí để phân tích và phán xét về người nói.
Ví dụ đối phương tâm sự về việc họ đang cảm thấy suy sụp vì mới chia tay người yêu, mặc dù người nghe hấy hiểu và thông cảm về điều đó tuy nhiên đôi khi vẫn xuất hiện suy nghĩ trong đầu rằng "chia tay thôi mà đâu cần phải buồn đến vậy"
Cấp độ thứ 5, cao nhất
Hoàn toàn tập trung vào câu chuyện, có mặt ở đó với câu chuyện tại thời điểm đó, không nghĩ về quá khứ, không lo lắng về tương lai, không dùng kinh nghiệm chủ qua của cá nhân áp đặt vào câu chuyện của người nói. Chủ động đặt câu hỏi để mở rộng và làm rõ vấn đề, đôi khi là đưa ra quan điểm cá nhân của bản thân về chủ đề đang được đề cập.
Cấp độ này xem ra là khó nhất, ví dụ đơn giản như người bạn đời/người yêu của bạn một ngày nào đó tâm sự với bạn rằng họ muốn đi tu hoặc con trai/gái của bạn thổ lộ rằng chúng muốn trở thành diễn viên phim người lớn, bạn sẽ lắng nghe họ như thế nào?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất