Hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn luận nhỏ về tình hình của thế kỷ 21, tất nhiên nó chỉ giới hạn ở vị trí ta có thể quan sát được nên nó không nhất thiết phải đúng trong mọi hoàn cảnh, thậm chí, ta có thể cho nó là tình hình chung của Việt Nam hoặc là của thế giới vì nó rất chung ( chẳng chi tiết gì cả vì bản thân tôi cũng không phải chuyên gia chuyên ngành gì ). * Đây là những buổi phỏng vấn tưởng tượng, nó có thể đơn giản là tự trò chuyện. ** Tất cả những gì được đề cập phía dưới đều phần lớn được chiết xuất chủ quan là từ sách vở (tôi sẽ đưa danh mục tài liệu tham khảo vào). *** Tất cả đều được bàn trên chủ nghĩa bi quan. **** Tôi viết bài này chẳng vì mục đích gì cả.
1. NGÀY 8/4/2023 THỜI TIẾT: Trời không nắng gắt. ĐỊA ĐIỂM: Quán cà phê L'ENFER 12:3-4,9. QUAN CẢNH: Có vài cặp đôi đang ngồi phía ngoài quán, chúng tôi trọn bàn gần cuối quầy bar. NHẠC NỀN: Prokofiev-Romeo And Juliet, Ballet, Op. 64: Montagues And Capulets. Được lặp đi lặp lại trong suốt 3 giờ phỏng vấn. MÓN ĂN: 2 đĩa bánh Castella kèm với 2 cốc trung hồng trà đậm.
NỘI DUNG BUỔI PHỎNG VẤN: "Quý độc giả lưu ý. Chúng tôi đã lược bớt những câu hỏi-đáp chào đầu và không liên quan đến vấn đề. Trân trọng" Người hỏi: "Chúng ta đang sống trong một thời đại như thế nào?" Người trả lời: "Anh nghĩ như thế nào?" Người hỏi: "Hỗn loạn, chuẩn bị đi đến diệt vong ?" Người trả lời:"Không hoàn toàn như vậy. Thời đại mà chúng ta vừa lướt qua "Thế kỷ cảnh báo" như Nikita Moiseev đã nói. Tức là thứ đáng sợ mà con người buộc phải đối mặt không còn là bom nguyên tử, thế chiến thứ ba,...mà lại là sự phát triển của khoa học-công nghệ-nó bao gồm cả y học, tôn giáo. Cho anh một ví dụ nếu trước đây y học chưa phát triển thì các cá thể dị tật, đau yếu khi sinh ra sẽ chết và bây giờ thì các cá thể đó sẽ sống rồi để lại hệ quả là các dòng di truyền xấu cho các thế hệ kế tiếp. Thêm một ví dụ nữa nếu trước đây nhận thức về tôn giáo của con người còn thấp thì họ tin vào các thực thể tối cao hay gọi là đạo đức tối cao chi phối đời sống con người và bây giờ thì sao? - Người ta chất vấn chính nó, vì sao lại thế, vì sao ta phải đi theo thứ đạo đức tối cao nhảm nhí gì đó trong khi thậm chí không thể nhận thức nó là cái gì? Khi tôi nói như vậy cứ như là người theo chủ nghĩa hư vô vậy..." *Người hỏi cắt lời người trả lời Người hỏi: "Xin thứ lỗi nhưng nếu nói như vậy thì dường như ta đang phản lại văn minh, phản lại quy chuẩn đạo đức đúng như vậy không?" Người trả lời: (cười) "Tôi nghĩ chúng ta nên có cái nhìn khách quan và bỏ qua mọi rào cản như đạo đức, định kiến cùng hàng ngàn các thứ như vậy để có thể nhìn ra được đích đến của nhân loại. Anh không thể khư khư tiêu chuẩn kép. Chúng ta phải chấp nhận đánh đổi thứ này để đổi lấy thứ khác như việc chấp nhận loại bỏ các cá thể con non dị tật, bệnh tật để bảo vệ di truyền là chuyện đầu tiền còn chuyện ngoài lề như là an sinh xã hội, chính cuộc sống cá nhân đó." Người hỏi: "Nghe thật vô đạo đức nhỉ?" Người trả lời: "Đúng. Đánh đổi là đánh đổi. Chúng ta không thể có đồng thời cả hai thứ. Anh không thể nào dùng tình mẫu tử để chữa các dị tật bẩm sinh và nếu tình mẫu tử có thể hóa giải gánh nặng giữa mẹ và con nhưng gánh nặng đó vẫn tồn tại đối với xã hội." Người hỏi: "...." Người trả lời: "Từ thế kỷ 19, con người đã chinh phục vũ trụ, thuần hóa năng lượng hạt nhân, sóng vô tuyến,...Từ lúc bước vào đỉnh cao của văn minh kỹ thuật con người đã đồng thời chạm vào mối họa phi tha nhân. Con người lầm lạc trong cái ảo tưởng kiểm soát tự nhiên-đã nhiều lần thử sai và nhận lại hậu quả cực kỳ thảm khốc. Nếu tổ tiên loài người lo mối họa tự nhiên thì bây giờ lại cộng thêm cả chính sự phát triển văn minh của họ." Người hỏi: "Bi đát quá. Vậy phát triển là luôn tiến đến và đích đến là cái chết nên giải pháp là gì?" Người trả lời: "Diệt vong là không tránh khỏi nhưng vẫn có thể kéo dài sự sống. Nếu phát triển đúng hướng, duy trì được trạng thái cân bằng, tạo sinh môi phù hợp, tức là giáo dục, chính trị, công nghệ khoa học. Tất nhiên tôi sẽ không thể nói chi tiết vào từng nội dung vì tôi cũng chỉ là một người quan sát." Người hỏi: "Vậy ai sẽ là người giải thích chi tiết từng nội dung đã nêu trên." Người trả lời: "Người điều hành hoặc kẻ tử đạo sẽ giải thích cũng như thực hiện điều đó." *Buổi phỏng vấn kết thúc bằng việc cả hai im lặng và uống nốt một nửa cốc trà đã nguội lạnh. Người hỏi khẽ nhăn mặt vì hậu vị đắng.
2. NGÀY 9/4/2023 THỜI TIẾT: Trời vừa tạnh mưa, từng cơn gió lạnh nhẹ lướt qua và hơi đất bốc lên mang cảm giác khoan khoái. ĐỊA ĐIỂM: Ban công tầng 1 quán cà phê L'ENFER 17:1-1.1. QUAN CẢNH: Do cơn mưa vừa qua nên đường phố vắng hẳn, có vài hàng quán rong đang bày biện. NHẠC NỀN: Andreas Scholl - Stabat Mater, Antonio Vivaldi RV 621 lặp lại 2 lần rồi chuyển sang Monteverdi Choir- Requiem in D minor, Wolfgang Amadeus Mozart K. 626. MÓN ĂN: Một đĩa to trái cây thái gồm dâu tây, cam, kiwi, táo xanh và đỏ.
NỘI DUNG BUỔI PHỎNG VẤN: "Quý đọc giả lưu ý. Nội dung buổi phỏng vấn hôm nay cũng đã được lược bỏ bớt những chi tiết ngoài lề. Trân trọng." Người hỏi: "Tương lai của chúng ta sẽ đi về đâu?" Người trả lời: "Chúng ta sẽ vẫn và luôn luôn đi đến cáo chung-không có cách nào để dừng lại quá trình đó. Nếu ý của anh hỏi rằng tình trạng của chúng ta như thế nào thì chúng ta đang mắc bệnh rất nặng và có những lúc căn bệnh thuyên giảm nhưng nó vẫn còn đó. " Người hỏi: "Xin được hãy nói chi tiết hơn." Người trả lời: "Trước hết hãy đặt câu hỏi "Liệu thế giới quan của anh có bị dẫn dắt bởi ai đó hay bất kỳ thế lực nào hay không? Và rằng cái sự thật đang phô diễn trước mặt anh có thực sự đang tồn tại như nó là hay không? Tệ hơn của cái tệ là chính anh đang lừa dối chính mình trong cái suy nghĩ xã hội đang tiến lên. Nếu nói tôi tự dối chính bản thân thì tôi sẽ cho anh biết sự lừa dối đó mang một nội dung bi đát cho số phận của con người. Vì sao? Vì kể cả khi con người có đang trong trạng thái hạnh phúc thì đó vẫn là hình thức tinh tế của nỗi đau đang ngự trị-khi trạng thái đê mê đó trôi qua thì còn lại gì? - Chỉ là nỗi đau. Các giá trị tôn giáo tự thân là một hình thức chống lại nỗi đau nhưng ít nhất nó không tệ hại như "thuốc phiện nhân dân" mà khi suy xét lại tự thân giá trị tôn giáo mang bản chất tha nhân và nội tại nên nó sẽ bền bỉ hơn thứ mà tôi gọi là thuốc giảm đau hiệu "Tha nhân"*. Niềm tin tôn giáo là thứ cần thiết cấp thấp để đạt được hạnh phúc bền bỉ nhưng người ta lại chế nhạo nó nên bây giờ chẳng còn mấy ai nương vào niềm tin đó mà họ lại nương vào tình dục, rượu bia, thuốc phiện và cả mối quan hệ ảo 4.0 rồi tin rằng đó là giá trị vĩnh cửu-Thực chất họ thừa biết nó là tạm bợ nhưng trong cơn phê pha thì nó là vĩnh cửu. Đó là chứng bệnh đầu tiên. Thứ hai, hãy đặt tiếp câu hỏi rằng "Thế nào là đủ? Liệu cần thêm gì?".Chỉ khi trả lời câu hỏi đó như một triết gia như một nhà sư thực thụ thì anh mới có thể dừng lại hành động hủy hoại môi trường sống của anh. Chủ nghĩa tiêu thụ tràn vào tâm trí và xiềng xích hành động con người-Nó kéo lê con người nhanh hơn xuống lỗ địa ngục-Chúng ta mua những thứ chúng ta không cần. Tiêu phẩm thừa mứa thành rác, rồi đánh đổi thiên nhiên để thành tiêu phẩm và cứ thế, thiên nhiên hao mòn thì con người cũng hao mòn là lẽ đương nhiên và đây là chứng bệnh thứ hai. Anh chẳng thể sống độc lập với dung môi xung quanh anh. (Ngừng lại một chút, người trả lời liếc mắt xuống mặt phố đã bắt đầu đông người) Thứ ba, hãy tiếp tục với câu hỏi rằng: "Mục đích của giáo dục là gì?". Tất nhiên, cái này cả anh, tôi và mọi thức giả đều biết nhưng chẳng làm được gì. Cái diễn ngôn nhà trường là nhà máy chế tạo robot hay trang trại gà là phổ biến-Đây là chứng bệnh thứ ba. Tôi cho rằng không thể nào thay đổi được cái gọi là "giáo dục phổ cập" gì gì đó mà thứ tôi có thể làm là cho con cái một tấm khiên khi nó bước vào cái nhà máy đó.
.....
....
....