NGHỆ THUẬT LÀ NÓI KHÔNG VỚI ĐẠO NHÁI
Nếu đó là một nghệ thuật, nó sẽ được công nhận. Nếu đó là đạo nhái, nó sẽ gây tranh cãi.
Nếu nhắc đến các vấn đề tâm lý, và t.ự s.á.t thì mình cho rằng Mv của Sơn Tùng lại chỉ đơn thuần là một tác phẩm “mượn” ý tưởng và “xào nấu” một cách thiếu nghệ thuật.
Hẳn là nếu ai fans của KPOP, đặc biệt là BIGBANG thì cũng thấy rõ MV của Sơn Tùng được “mượn” ý tưởng khá nhiều từ Crooked, Loser đến tạo hình của Crayon, và kiểu tóc của DaeSung. Thậm chí là cảnh đá bể kính xe cũng giống y như đúc cảnh trong MV Loser. Nhưng đồng ý là vì luật bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo chưa rõ ràng nên việc “mượn” ý tưởng này của Sơn Tùng có thể xem như là “trùng hợp” và “hợp pháp”.
Và tại sao lại bảo MV của Sơn Tùng lại không phải là một tác phẩm nghệ thuật thật sự?
1. Hình ảnh thiếu sáng tạo và nhiều cảnh bạo lực gây tranh cãi.
Bạo lực ngoài thực tế đúng là có rất nhiều từ bạo lực học đường, bạo lực gia đình, và thậm chí là những người xa lạ với nhau cũng có thể hành hùng nhau một cách man rợn không chủ đích. Nhưng một tác phẩm nghệ thuật với đúng chữ “nghệ thuật” của nó là phải làm cho nó đẹp và mang tính biểu tượng nhiều hơn. Giống với phim của Âu Mỹ, nếu cảnh S.E.X đủ nghệ thuật nó sẽ là một bộ phim Oscar tầm Hollywood, nhưng nếu làm ô dề hay trần trụi nó đơn thuần chỉ là một bộ phim AV.
Đổi lại với bạo lực, MV Loser của BIGBANG cũng có đầy cảnh bạo lực, đặc biệt là phân đoạn của DaeSung. Một người bị bắt nạt và đau đớn tuyệt vọng, nhưng anh lại không dám phản kháng và chỉ có thể luyện tập ở nhà. Đỉnh cao của việc đó là anh cố sức chống trả, nhưng giữa một đám đông bắt nạt, anh chỉ có thể chống trả trong tuyệt vọng. Cảnh bạo lực ở đây thậm chí là máu me và còn nặng đô hơn cả MV của Sơn Tùng. Nhưng bối cảnh và cách thức truyền tải hình ảnh lại cho người xem thấy được một người bị áp lực tâm lý của bạo lực, và luôn tìm cách để vùng dậy. Hình ảnh đầy tính sáng tạo lại mang thông điệp ý nghĩa về bạo lực.
Với một ekip hùng hậu như Sơn Tùng, những cảnh bạo lực có thể làm một cách ý nghĩa hơn so với việc chỉ đơn thuần là đập phá, và đánh nhau một cách “vô nghĩa”.
Nếu đem sự tương đồng để nói thì Crooked của GD cũng có những cảnh đánh nhau như thế này, nhưng người ta có thể thấy được từ lời bài hát và cách thức đập phá của GD chỉ đơn thuần là một thanh niên tuyệt vọng, và muốn nổi loạn bất chấp sự đời. Đến cuối cùng thì chỉ còn lại một mình và bật khóc như một đứa trẻ cần sự yêu thương.
Câu hỏi đặt ra với Sơn Tùng là tại sao cùng một phân cảnh, cùng một góc độ nhìn nhận về tâm lý và bạo lực, MV của Sơn Tùng lại trở thành “vi phạm” pháp luật và “cổ súy bạo lực” ?
Câu trả lời của tôi là vì yếu tố nghệ thuật và sự sáng tạo trong MV này chưa tới.
2. Tâm lý của một đứa trẻ bị bỏ rơi, và phân cảnh t.ự s.á.t
Có một nhóm nhạc ở Việt Nam đã làm một MV tương tự như thế này, nhưng nó nghệ thuật, sáng tạo và đặc biệt là truyền tải thông điệp ý nghĩa hơn như vậy rất nhiều. Nhưng lại ít tạo tiếng vang và bị đánh giá thấp là CÁ HỒI HOANG với MV Cứ để ngày mai và Lần thứ hai.
MV về một người đàn ông chịu áp lực xã hội đến mức phải t.ự s.á.t và cảnh t.ự s.á.t trong MV được miêu tả còn rõ ràng hơn trong MV của Sơn Tùng. Nhưng giá trị nghệ thuật của MV vẫn đạt ở mức độ cao nhất về sự đồng cảm và phản ánh hiện thực cũng như là cảnh báo người thân, bạn bè để ý đến sức khỏe tâm lý của một người.
Một nhóm nhạc theo tôi là thiếu ekip, thiếu truyền thông, và nguồn đầu tư mạnh để làm MV lại có thể đem đến khán giả một tác phẩm nghệ thuật thuần túy, đầy thông điệp ý nghĩa như vậy. Thì tại sao Sơn Tùng lại không thể ?!?!
Những gì mà có thể xem được trong MV của Sơn Tùng chỉ đơn thuần là những cảnh quay chấp vá, và sự sáng tạo ở mức thấp để có thể nghệ thuật hóa các cảnh đánh nhau, cũng như là phản ánh tâm lý của một người bị bỏ rơi đến mức phải t.ự s.á.t. Đó là lý do tại sao nó lại gây tranh cãi. Nếu cảnh nhảy lầu của Sơn Tùng được nghệ thuật hóa lên, và làm khéo léo hơn, những phân cảnh bạo lực có thể miêu tả rõ ràng hơn là một thanh niên bị xã hội ép đến mức trở nên tha hóa, hoặc bản thân anh chỉ đang cố đấu tranh với chính sự yếu đuối bên trong mình bằng cách là đổ nó lên xã hội. Thì đây có lẽ sẽ là một tác phẩm nghệ thuật đáng để thưởng thức hơn.
Bản thân tôi rất tôn sùng nghệ thuật, và những gì liên quan đến sáng tạo. Mọi thứ từ “mượn” ý tưởng đến “đạo nhái” với tôi là một sự sỉ nhục cho những bộ não tài ba của người Việt, và đánh giá thấp những người làm sáng tạo.
Nhưng đúng là ý tưởng là ý của người ta và tưởng nó là của mình, những gì tôi viết ở đây có thể cũng sẽ tương tự một bài viết nào đó trên mạng, và cũng có thể là nó tương tự góc nhìn của tôi. Ranh giới của đạo nhái và mượn ý tưởng rất mong manh, nếu chúng ta sáng tạo dựa trên một tác phẩm truyền cảm hứng, đó sẽ là một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng nếu mượn ý tưởng quá nhiều nó sẽ gây tranh cãi.
Và tôi nghĩ đó là một trong những lý do tại sao MV của Sơn Tùng lúc nào cũng bị đem ra bàn tán dữ dội như vậy. Bên cạnh việc MV ra không đúng thời điểm, thì lý do lớn nhất có lẽ vì xào nấu ý tưởng nghệ thuật chưa tới dẫn đến những ý nghĩa thực sự của MV không được truyền tải đúng. Với tư cách cá nhân, tôi hy vọng mọi người có thể tẩy chay MV để có thể ủng hộ cho những tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa, và để nghệ sĩ biết việc xào nấu ý tưởng của người khác có thể đem đến hậu quả nặng nề thế nào đến với bản thân.
Nếu đó là một nghệ thuật, nó sẽ được công nhận.
Nếu đó là đạo nhái, nó sẽ gây tranh cãi.
-Nomad’s Mind-
Loser của BIGBANG:
Crooked của G-DRAGON
Cứ để ngày mai của CÁ HỒI HOANG
Lần thứ hai của CÁ HỒI HOANG
Hãy cùng mình xem lại những MV đã đề cập trong bài viết và có cảm nhận của riêng mình. Cũng như hãy ủng hộ tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa để những sản phẩm sáng tạo được đề cao và tôn trọng.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất