Ronald Knox là người viết ra mười điều răn này vào năm 1929 rồi dựa vào đó tạo thành một hệ thống quy tắc chung và mở ra một thời đại hoàng kim cho những tác phẩm trinh thám đang lưu hành ở thời điểm đó.
1) Điều răn thứ nhất:
Thủ phạm phải là người được đề cập trong phần đầu của câu chuyện, nhưng không phải là người mà người đọc có thể biết được suy nghĩ của mình. Đặc biệt là những kẻ lạ mặt không biết từ đâu ra xuất hiện, những kẻ thường xuyên xuất hiện từ trên một con tàu, khi mà ngay từ đầu người đọc không có lấy bất cứ lý do gì để mà nghi ngờ sự tồn tại của người này, nó sẽ phả hỏng vụ án hoàn toàn. Quy luật thứ hai của điều răn này khó có thể diễn đạt một cách chính xác, đặc biệt là dưới góc nhìn trong một số vở kịch của bà Christie. Nói một cách chính xác nhất là tác giả không được phép tạo một tính cách bí ẩn đối với nhân vật được sắp đặt là thủ phạm.
2) Điều răn thứ hai:
Không có chỗ cho những yếu tố siêu nhiên hoặc huyền bí xuất hiện trong câu chuyện. Giải quyết vụ án bằng phương pháp đó cũng giống như chiến thắng một cuộc đua thuyền bằng cách sử dụng con thuyền có lắp động cơ điện được giấu kín bên trong. Và tôi mạo muội nghĩ rằng đó chính là hạn chế của loạt truyện ngắn Father Brown do cố văn sĩ G. K. Chesterton sáng tác. Ông ấy luôn làm cho chúng ta cảm thấy hụt hẫng bằng cách ngầm ý cho rằng vụ án mạng có thể là do tác động ma thuật; và chúng ta đều biết rằng với một người thích thể thao như Chesterton, ông ấy khó có thể đưa ra một giải pháp như vậy cho câu chuyện của mình. Vì chúng ta cứ đôi khi chú tâm vào tìm câu trả lời cho từng vụ án ông đặt ra mà quên đi mất việc tận hưởng niềm vui và cảm nhận sự thú vị của một vụ án thật sự, nhất là khi chúng ta đặt câu hỏi và sự nghi ngờ đối với đối tượng mà ta tình nghi trong câu chuyện.
3) Điều răn thứ ba:
Không có nhiều hơn một căn phòng hoặc lối đi bí mật tồn tại trong câu chuyện. Tôi xin nhấn mạnh rằng một lối đi bí mật không nên được đưa vào trong câu chuyện trừ phi câu chuyện lấy bối cảnh là ở trong một ngôi nhà mà tại đó những điều kiện để có một lối đi bí mật có thể xảy ra. Khi tôi muốn giới thiệu một căn phòng kín vào câu chuyện của mình, tôi cẩn thận chỉ ra rằng căn nhà đó thuộc quyền sở hữu của nhà thờ. Lối đi bí mật trong tác phẩm Bí Mật Ngôi Nhà Đỏ của cố nhà văn Milne chỉ có thể tạm chấp nhận ở một mức độ nào đó; nếu một ngôi nhà hiện đại được trang bị quá tối tân - nó sẽ trông rất sang trọng một cách đáng ngờ - và mọi người ở vùng quê chắc chắn đều sẽ biết về sự tồn tại của nó.
4) Điều răn thứ tư:
Không được sử dụng những loại chất độc không rõ nguồn gốc và những thiết bị với cách thức hoạt động mà cần phải giải thích khoa học dông dài mất thời gian. Có thể trên thế giới vẫn tồn tại những loại chất độc bí ẩn với những tác dụng bất ngờ trên hệ thần kinh con người, nhưng bản thân chúng vẫn chưa được tìm ra nên chính vì vậy mà không được đưa chúng vào những câu chuyện trinh thám, làm vậy là không phù hợp và phá hỏng tình tiết vụ án trong câu chuyện. Gần như toàn bộ vụ án của thám tử Thorndyke trong những tác phẩm của cố nhà văn Richard Austin Freeman đôi khi cũng đề cập đến các loại độc dược khác nhau; bạn phải xem qua những giải thích khoa học về chúng tại phần cuối câu chuyện thì mới hiểu được những tình tiết bí ẩn trong tác phẩm.
5) Điều răn thứ năm:
Người Trung Quốc không được phép xuất hiện trong câu chuyện. Tại sao lại có điều răn này thì ngay cả bản thân tôi cũng không biết, trừ phi chúng ta tìm được lý do trong văn hóa phương tây luôn xem Thiên Thần là những thực thể tối cao - vốn đã được định sẵn trong nhận thức của người phương Tây và ảnh hưởng lên cả phạm trù đạo đức. Xin nói lên một sự thật rằng nếu bạn đang đọc một cuốn sách mà giở trúng một trang viết rằng "Lô Khâm với đôi mắt híp" thì hãy ngay lập tức đóng cuốn sách đó lại và đừng xem tiếp nữa. Theo quan điểm của tôi chỉ có một ngoại lệ cho điều răn này - chính là tác phẩm "Bốn bi kịch của Memworth" của ngài Ernest Hamilton.
6) Điều răn thứ sáu:
Không có bất cứ sự tình cờ nào trợ giúp cho thám tử hay một trực giác đặc biệt nào đó chứng minh những suy luận của vị thám tử đó là đúng. Có lẽ điều răn này hơi gay gắt, nhưng nói đại loại là thế này; thám tử được phép dựa vào những trực giác thông thường của mình để kiểm chứng lại những giả thuyết của mình trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, đó là khả năng suy luận và phán đoán thuần túy. Và đôi lúc vị thám tử của chúng ta sẽ có một cái nhìn rất rõ ràng về vụ án nhờ những quan sát từ trước đó và bất thình lình nó trở thành một bằng chứng hiển nhiên đối với anh ta. Nhưng vị thám tử không được phép sử dụng những yếu tố trên như một phần không thể thiếu để giải quyết vụ án, ví dụ, anh ta đi tìm tờ di chúc bị thất lạc trong chiếc đồng hồ to để đứng bởi vì do một bầy côn trùng bảo với vị thám tử đó là chỗ chính xác để tìm ra tờ di chúc, như thế lại xảy ra mâu thuẫn, trừ phi là vị thám tử chính là hung thủ nên anh ta mới biết chỗ giấu tờ di chúc thông qua bọn côn trùng và đi tìm nó. Nhìn chung điều răn này muốn nhắc chúng ta rằng cần nắm rõ từng chi tiết trong quá trình suy luận của nhân vật thám tử trong câu chuyện chứ không phải chỉ đọc những suy nghĩ sơ khai của anh ta về vụ án. Tất cả những suy luận của vị thám tử đều phải dựa trên một luận điểm vững chắc và kèm theo đó là những lời giải thích rõ ràng, chính xác.
7) Điều răn thứ bảy:
Thám tử không được phép là kẻ gây án. Để không vi phạm điều răn này thì chính tác giả phải xác nhận rằng nhân vật thám tử chính là một thám tử thật sự chứ không phải ai khác; bởi vì sẽ có trường hợp hung thủ có thể đóng giả làm thám tử, như đã thấy trong tác phẩm Bí Mật Của Những Chiếc Ống Khói khi hung thủ đánh lừa những nhân vật khác trong câu chuyện bằng hồ sơ giả.
8) Điều răn thứ tám:
Thám tử không được phép đưa ra những manh mối không xuất hiện trong câu chuyện và làm gián đoạn suy luận của người đọc bằng manh mối đó. Bất cứ một nhà văn nào cũng đều có thể tạo ra một chi tiết bí ẩn nào đó và bảo với chúng ta rằng ngay lúc đó, ngài Picklock Holes vĩ đại đột nhiên cúi xuống và nhặt một vật từ dưới đất lên nhưng không cho bạn mình xem. Ông ấy chỉ thì thầm một tiếng: "Ha!" và khuôn mặt thì làm ra vẻ nghiêm nghị - tạo ra chi tiết bí ẩn như trên là không hợp lệ với điều răn này. Kỹ năng của một nhà văn viết truyện trinh thám không chỉ bao gồm việc tạo ra manh mối mà còn dùng những manh mối đó thách đố lại người đọc, ví dụ như thế này: "Ngay tại đây!", ông ấy nói, "Anh nghĩ như thế nào về chuyện này?" và chúng ta không thể đưa ra ý kiến gì được cả.
9) Điều răn thứ chín:
Người bạn ngốc của thám tử Sherlock Holmes, bác sĩ Watson, không được giấu kín bất cứ suy nghĩ nào của mình. Ông ta được phép thông minh, nhưng chỉ thông minh một chút thôi và vẫn dưới mức so với sự hiểu biết của một độc giả bình thường. Đây là một quy luật tuyệt đối, trong một câu chuyện trinh thám không cần thiết phải có sự xuất hiện của một nhân vật như bác sĩ Watson. Nhưng nếu có kiểu nhân vật này xuất hiện trong câu chuyện thì ông ta sẽ đóng vai trò như một người bạn đồng hành cùng chia sẻ suy nghĩ của mình về vụ án với người đọc, hoặc có thể hiểu theo một cách khác là nhân vật này đóng vai trò như một đối thủ của người đọc. "Mình có thể là một gã ngốc,", anh ta vừa nói vừa đặt cuốn sách xuống, "nhưng ít ra mình không phải là một gã khờ đến ngờ nghệch như lão già Watson đáng thương."
10) Điều răn thứ mười:
Anh em sinh đôi, và những trường hợp người giống người nói chung, không được phép xuất hiện trong câu chuyện trừ phi tác giả đã giới thiệu họ từ trước. Mánh khóe này rất dễ bắt gặp và những giả thuyết liên quan không thể xảy ra. Tôi xin giải thích thêm về sự cụ thể của điều răn này, ví dụ có một cuộc đua, thủ phạm không thể nào có được một khả năng phi thường về giả dạng thành người khác trừ phi chúng ta được cảnh báo rằng hắn ta hoặc ả ta đã quen với việc hóa trang thành người khác và bước vào đường đua. Thật đáng khen ngợi khi trong tác phẩm Vụ Án Cuối Cùng Của Trent, cố nhà văn Edmund Clerihew Bentley đã tuân thủ đúng điều răn này và những trường hợp như thế này đã được diễn giải ra rất rõ ràng.
Được dịch và tổng hợp bởi: Lambdadelta Umineko
P/S: Tôi đã viết bài review này vào ngày 12 tháng 10 năm 2016 trên wattpad và trang blog cá nhân, nay đăng lại trên spiderum này.