Bỏ chục triệu cho một khóa học và nhận ra những bài học đó đều có trên mạng....
Bỏ chục triệu cho một khóa học và nhận ra những bài học đó đều có trên mạng....
Cùng với sự phát triển của các nội dung mang tính giáo dục và sự phổ biến của việc Onl, ta bước vào một thời đại mà chẳng cần đến lớp, chẳng cần chạy xe chục cây đến trường nhưng vẫn có đủ đầy những kiến thức. Và những khóa học Onl đặc biệt của các KOLs như Nguyễn Hữu Trí hay Hiếu TV luôn có sức hấp dẫn với người trẻ.
Và tôi đã bỏ cả chục triệu vào những khóa học ấy để được đồng hành cũng những người thật sự tài giỏi. Thế nhưng vào cái khoảnh khắc tôi nhận ra những gì mình được học có đầy rẫy trên mạng, trên sách mà chẳng cần tìm đâu xa, trong tôi bỗng dâng lên nhiều hoài nghi cho quyết định của mình. Liệu bạn có như tôi không ? Tôi xin phép bàn luận về vấn đề này.
1.Mua thời gian
Tôi nhận ra rằng điều các khóa học bán không phải là kiến thức mà chính là thời gian ta tiếp thu được nó. Dẫu biết rằng ta có thể tìm hiểu tất cả vấn đề chỉ trong vỏn vẹn 10 ngày đọc sách thế nhưng những kinh nghiệm mà người trước truyền lại là thứ không thể đong đếm được. Và có khi ta phải mất 10 năm để trải qua khó khăn như họ để nhận ra điều đó. Có khi câu khuyên: "Hãy trân trọng người thân" mà bạn hay nghe thường rất vô nghĩa và bạn chẳng màn đến nó. Thế nhưng chỉ khi được nghe những minh chứng sống, những câu chuyện cảm động hoặc trực tiếp trải qua, bạn mới thấm thía cái bài học sâu sắc ấy. Dẫu ai cũng nhận thức rõ rằng ta phải làm gì trong trường hợp xấu nhất nhưng chỉ khi trải đủ lúc tức giận hay nếm hết vị chua chát của cuộc đời thì bài học đó mới in sâu vào ta. Chỉ khi giông bão kéo đến, ta mới biết cây nào mới có bộ rễ vững vàng thực sự còn cây nào chỉ có lớp vỏ hào nhoáng với đầy rẫy những kiến thức. Và học hỏi từ người có trải nghiệm vô cùng cá nhân luôn hiệu quả hơn những kiến thức chung chung.
2.Mua sự mong đợi vào kết quả.
Khi đã tự học trong một lĩnh vực nào đó, cái khó nhất không phải là nên làm gì mà là làm vậy đã đủ hay chưa, làm vậy có đúng lúc không. Sự mơ hồ về vị trí bản thân hiện tại là nỗi sợ rất lớn của mỗi người khi tự học. Ví như Ielts ta hoàn toàn có đủ đầy tư liệu trên mạng nhưng vẫn đăng kí học dù biết rằng ta chẳng cần. Về bản chất, ta đang mua sự an tâm từng những cam kết Band điểm từ các trung tâm.
3.Mua được cộng đồng và sự kết nối.
Khi tự học, ta luôn cô đơn. Và kể cả khi lục tìm được kiến thức trên mạng thì liệu ta sẽ áp dụng nó như thế nào và trong bao lâu. Ta vẫn thường biết về cách lập bảng cân đối thu chí, ta vẫn hiểu rằng phải đầu tư thụ động (Passive investment") nhưng tại sao ta không làm? Việc trả tiền cho một khóa học đồng nghĩa với việc cảm kết và tin tưởng hoàn toàn vào phương pháp và người thầy đó. Và có nhiều khóa học, ta sẽ được tiếp cận với cồng động có chung sở thích, hoặc một trí tò mò về lĩnh lực nhất định. Chính cộng đồng và sự cam kết đó sẽ giúp ta học và ứng dụng một cách quyết liệt hơn và lâu bền hơn. Không chỉ vì tiếc rẻ số tiền đã bỏ ra mà là vì ta luôn có những người thầy những người bạn mới quen sẵn sàng hỗ trợ ta.
Bài viết này không khuyến khích các bạn hãy theo học những khóa học Onl ấy. Bài viết này dành cho những ai còn đang hoang mang liệu việc bỏ ra số tiền ấy có xứng đáng không? Tôi nghĩ là xứng đáng nếu bạn cố gắng khai thác và chủ động trong việc học hỏi. Vào thời đại công nghệ số thì kiến thức chẳng có gì là khan hiếm bởi chúng đầy rẫy trên mạng. Cái khác biệt là ta liệu có áp dụng chúng nghiêm túc và cam kết sẽ thực hiện hay không? Và đó cũng là lợi thế của mọi khóa học Onl.
Đồng thời, tôi cũng muốn mở ra một góc nhìn rằng đừng lo lắng vì những người bạn chúng ta học còn chúng ta thì không. Hãy luôn có niềm tin vào sự tự học của bản thân mình và chắc chắn rằng những thông tin bạn tự tổng hợp và nghiên cứu một cách miễn phí sẽ có giá trị ngang bằng với những khóa học hàng chục triệu. Dù rằng sẽ có những khóa học hỗ trợ bằng cấp hay thực tập thực tế nhưng tại sao vẫn có nhiều người tự học mà thành? Bởi họ có sự quyết liệt đến cùng, quyết liệt ở chỗ hiểu rõ mục tiêu của mình còn cách thức để đạt đến đó thì họ có muôn vàn cách. Không học các khóa học đắt đỏ thì ta vẫn có thể thành tài.
Cảm ơn các bạn nhiều.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Trường Sở

Muốn học các khóa học để không lãng phí, thì phải biết bản thân đang muốn gì cái đã. Xác định rõ ràng rằng kiến thức ta thu nạp vào là để dùng trong việc gì, chứ đừng học theo kiểu "tôi muốn sự an tâm, tôi muốn người ta thấy thôi chăm học và có chí tiến thủ, tôi muốn làm giàu". Học như vậy là tự giết mình thôi.
- Báo cáo

Keira Ngo

Mình nghĩ cái hay của khóa học (đặc biệt là của chuyên gia có đào tạo tử tế) là:
1. Họ biết hệ thống hóa kiến thức cho mình dễ học dễ hiểu dễ nhớ. Không phải tự dưng giáo dư họ phải học thêm kỹ năng sư phạm.
2. Cách khóa học/thông tin từ những người chỉ đọc sách rồi đi dạy sẽ chỉ là những kiến thức gạn đục khơi trong. Bản thân sách sách bestseller đã là nhưng sách chỉ cho người ta cái người ta muốn đọc chứ chưa chắc đã là những thứ có ích thật hoặc là những thông tin chuyên ngành sâu và đa chiều (những thông tin này cũng không mấy ai muốn nghe trừ người học chuyên ngành nên nó cũng khó thành best seller...)
3. Vấn đề 2 dẫn đến việc là vì gạn đục khơi trong, giải quyết những vấn đề đám đông thường có nên khi có vấn đề thật, cần kiến thức thật, kinh nghiệm làm việc thật mới giải quyết được thì kiến thức trên mạng hay những người chỉ đọc sách rồi đi dạy sẽ khó lòng mà giải quyết.
4. Người có kỹ năng sư phạm họ biết phân tầng kiến thức từ dễ đến khó và cho mình cái phù hợp với nhu cầu của mình.
5. Kiến thức của họ đã được đánh giá một cách khoa học qua nghiên cứu & thực tế. VD dạy đầu tư tài chính từ kinh nghiệm cá nhân thì có thể năm ăn năm thua, khóa từ chuyên gia đầu tư tài chính thì sẽ khác rồi; khóa tâm lý từ người đọc sách xong đi dạy có thể khuyên tất cả học viên hãy làm theo cách A còn chuyên gia thì sẽ nói thêm lúc nào nên làm gì, nên cẩn trọng điều gì chứ không phải như kiến thức trên mạng 100 người như một.
Xét cho cùng cũng tùy mục đích bạn học là gì, mục tiêu học có quan trọng cới bạn k. Nếu có thì chẳng tội gì mà không ngồi review cho cẩn thận thứ kiến thức mình sẽ nạp vào
- Báo cáo
Hunghien18
@Keira's PsychNotes đồng ý với bạn, cái hay của các khóa học là định hướng tốt cho người mới bắt đầu, hay nói cách khác là đổi tiền lấy kinh nghiệm người đi trước.
Còn với những người đã có đủ thời gian trải nghiệm thực tế thì nên định hình phong cách riêng cho phù hợp với ưu nhược điểm của bản thân và giai đoạn của thị trường để tối ưu tỉ suất lợi nhuận cùng rủi ro, chứ đến lúc ấy rồi mà còn nhất nhất theo thầy sẽ lợi bất cập hại.
- Báo cáo

Keira Ngo

uhm, khóa học của chuyên gia uy tín cũng sẽ thấy khác khoa học của những người chỉ đọc sách rồi làm khóa học nữa
- Báo cáo
Lệ Phải Phai
cho mình hỏi những người chỉ đọc sách là sao nhỉ
- Báo cáo

Keira Ngo

tức là hiện nay có nwhung người không được đào tạo về một ngành nào đó qua trường lớp (đại học 3-4 năm hoặc thạc sĩ 1-2 năm) mà chỉ đọc rất nhiều sách (chủ yếu là các sách best seller chứ không phải sách chuyên ngành) sau đó góp nhặt thông tin thành các khóa học.
- Báo cáo

Victorhugo
Thú thực là thầy bà rất nhiều, tuy nhiên đằng sau vẻ hào nhoáng, rồi hiệu ứng đám đông, bán khóa học nhan nhản, cái người học cần ở các "thầy" chính là sự đúc rút, từng trải qua thực tế, chứ những thứ có thể tìm được trên sách vở thì bỏ tiền đi học làm gì chứ. Nói thật là hiện giờ có đến 90% thầy bà đọc sách xong đi dậy, nói liên tha liên thiên, chứ nó ko vào một case cụ thể nào cả. 10% còn lại thì thực sự giá tiền học khác là chát, tách biệt hoàn toàn so với phần còn lại nhé. Nhưng quan trọng nhất vẫn cứ là tư duy của người đi tìm kiếm kiến thức và từ kiến thức để giải quyết vấn đề của mình thôi, chứ chẳng có thầy nào có thể giúp thay đổi bản thân mình nếu mình không tự thay đổi đâu, thân! Vài điều chia sẻ, có gì ko phải xin được lượng thứ ^^
- Báo cáo
Thái Dương
trừ những cái vấn đề khác thì đọc sách cx chính là mua thời gian và kinh nghiệm của những ng khác mà b, vì thế nên ngta thường nói đọc sách chính là cưỡi trên vai ngưòi khổng lồ ấy
- Báo cáo

Rinas Tran
[Đã xóa]