"Chỉ có gà thì mới bị lùa"
"Chỉ có gà thì mới bị lùa"

Lùa gà là gì mà ai cũng nhắc đến ?

Thường xuất hiện ở các cuộc hội thoại có liên quan đến chủ đề tài chính. Lùa gà ám chỉ hành động dụ dỗ, thuyết phục người khác tham gia đầu tư /mua bán các tài sản mà không cung cấp đủ thông tin. Những kẻ này có thể là những người bình thường, hoặc là cả những người có ảnh hưởng trong một lĩnh vực nhất định.
Mục tiêu của đám người này là những nhà đầu tư mới bước vào thị trường. Vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức, theo đó, niềm tin của họ cũng sẽ dễ dàng bị chiếm lấy hơn.
"Giáo án" quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ
"Giáo án" quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ
Ở crypto, hành động lùa gà diễn ra dưới nhiều hình thức, nhưng vẫn theo một quy trình chung: Kêu gọi người dùng đầu tư (thông qua truyền thông, đưa ra thông tin kích thích), bơm thôi giá token, đội ngũ “xả vào đầu” nhà đầu tư. Hình ảnh có chút giống khi so sánh với những chú gà bị chủ trại lùa vài chuồng mổ và rồi bị làm thịt. Sau cùng, tiền của nhà đầu tư sẽ chảy về ví của các dự án lừa đảo, thứ duy nhất mà họ nhận được có lẽ là kinh nghiệm và sự cay cú.

Lí do nào lại biến các nhà đầu tư thành những chú gà ?

Một KOL triệu sub trên youtube đã từng nói: Chỉ có gà mới bị lùa. Câu nói thoạt nghe hơi cay, nhưng nếu ngẫm lại, câu nói trên cũng có phần đúng. “Gà” ở đây có nghĩa các nhà đầu tư chưa có đủ kinh nghiệm, kĩ năng trong crypto nhưng lại mạnh dạn tham gia vào thị trường này.
Nhưng, con người vốn sợ những thứ mà mình không biết rõ, như ma quỷ chẳng hạn. Chả có lý nào họ lại quăng bao tiền của mình vào nơi mà bản thân không được ? Nhưng crypto lại là một thị trường còn khá mới. Tốc độ dịch chuyển cũng tương đối nhanh. Dẫn đến không phải ai cũng có đủ khả năng, đủ thời gian theo kịp.
Mà bên trên internet, không ít thông tin liên tục nói về thị trường crypto. Tốt có, xấu có. Nhưng chẳng mấy ai đi nghe về những rủi ro, lừa đảo. Họ chỉ hướng sự chú ý của bản thân về phía tin tức như: triệu phú tiền ảo, chàng trai trẻ kiếm tiền mua nhà mua xe ở tuổi 20 nhờ chơi game blockchain,...
Chỉ mất chưa đến 0.4s để ta tìm thấy những thông tin gây fomo như thế này.
Chỉ mất chưa đến 0.4s để ta tìm thấy những thông tin gây fomo như thế này.
Hoặc như thế này
Hoặc như thế này
Nhiêu đó, đủ để kích thích sự fomo của các nhà đầu tư. Họ sợ sẽ bỏ lỡ những cơ hội kiếm tiền ngay trước mắt. Biết được nhu cầu đấy, những kẻ lùa gà cũng chẳng dại mà không khai thác vào.

Vậy, các chủ trại đã làm những gì ?

Gãi đúng chỗ “lười”

Thông tin, kiến thức về thị trường crypto từng rất khan hiếm. Nhớ lại năm 2020, mình từng đọc cả 4 cuốn sách duy nhất về Bitcoin trên thị trường mà vẫn chưa hiểu nó là cái quái gì. Nhưng 2022 đã khác rất nhiều, dữ liệu, kiến thức về crypto tràn ngập khắp mọi không gian mạng. Ta không cần phải bỏ bất kì đồng xu nào để tiếp cận những bài phân tích chất lượng nhất. 
Tuy nghe tuyệt vời như thế, nhưng thử hỏi mấy ai chịu bỏ thời gian để nghiên cứu, đọc học về crypto trước khi đầu tư ? Đâu đó, căn bệnh “Lười” vẫn hiện hữu trong ADN của số đông thị trường. Với họ, kho tài liệu đấy chỉ là nguyên liệu, vẫn cần trải qua một giai đoạn chế biến khó nhằn mới có thể đưa ra được những thành quả. Nói cách khác, họ chỉ muốn biết đáp án cho câu hỏi: Mua gì để nhân tài khoản lên ?
Và, còn gì tuyệt vời hơn khi có người đưa sẵn câu trả lời ấy đến tận miệng cho bạn. “Hãy mua đồng này đi, tiềm năng nhân 10”, hay “Token kia sẽ được bơm trong vài ngày tới, kèo giàu sang đấy !”. Kèm theo đó là một vài điểm highlight để tăng độ uy tín. Kiểu: Dự án sẽ rất fomo, kết nối nhiều cộng đồng lớn, CEO dày dặn kinh nghiệm...
Một "chuyên gia" cho kèo trên Tóp tóp
Một "chuyên gia" cho kèo trên Tóp tóp
Thật ra, không khó để xác thực xem những lời kêu gọi vớ vẩn hay không. Nhưng chủ trại cũng lường trước được sẽ có trường hợp đó, để tăng sức nặng cho chữ tín của mình. Các chủ trại sẽ xây dựng lên một profile thật khủng. 

Tạo một “profile” khủng

Chắc chắn rồi, để lùa được nhiều gà hơn, chủ trại cần thêm bằng chứng cho tài năng của mình. Những kẻ này cũng không phải dạng vừa, họ rất biết cách chọn lọc thông tin để gửi đến những chú gà của mình. Thông thường profile đó sẽ: Số năm tham gia thị trường, số tiền kiếm được, mối quan hệ khủng, tiên đoán chính xác về Bitcoin,...
Liệu các bạn có thể điểm chung của các điều trên ? À, đúng rồi. Chúng không hề có bằng chứng :D Làm sao ta có thể biết được anh này đã tham gia thị trường bao nhiêu năm ? Hay có bản sao kê nào tài sản nào chứng minh anh đã kiếm được từng ấy tiền.
Nhưng đó chưa phải là chiêu cuối. Các bạn có còn nhớ mong muốn của những nhà đầu tư mới vào thị trường là gì ? Đó là đáp án cho câu hỏi “nên mua đồng nào ? Đầu tư coin nào ?”. Nếu một người có thể đưa ra câu trả lời chính xác liên tục, chả phải anh ta rất đáng tin hay sao. 
Và, đúng như ý muốn. Các tên lừa đảo này sẽ cung cấp cho bạn các đồng coin mà họ dự kiến sẽ tăng giá. Bất ngờ thay, chúng đều tăng thật. Và, đa số người dùng sẽ mắc bẫy. Trick được sử dụng ở đây nằm ở các đồng coin mà những tên lùa gà đưa, chúng là những token/coin rất rất bé, vô danh, ở đâu chui ra mà chẳng ai biết (cũng có thể họ tự tạo). Và vì chúng còn quá bé, nên quá trình bơm thổi rất dễ dàng. Nhưng không phải ai cũng hiểu điều này, và càng nhiều chú gà bé nhỏ cứ đâm đầu vào trại hơn.
Đám đông hô hào 1 dự án. 1 lượng người lớn lao vào mua, thì sao mà giá hông bay ??
Đám đông hô hào 1 dự án. 1 lượng người lớn lao vào mua, thì sao mà giá hông bay ??

Mổ gà và tẩy trắng

Rồi điều gì đến cũng sẽ đến. Sau khi đã lùa đủ số lượng chú gà con vào chuồng, lượng tiền thu được đã đủ lớn, quy trình “mổ” chính thức bắt đầu. Lúc này, giá của token sẽ giảm không phanh, đâm thẳng một mạch về lòng đất. 
Biểu đồ "về đất mẹ"
Biểu đồ "về đất mẹ"
Song, trong quá trình bán tháo. Nhiều tên chủ trại vẫn tiếp tục hô hào các nhà đầu tư hãy mua vào. Với lí lẽ rằng “Đây chỉ là một đợt giảm nhẹ sau quá trình tăng vừa qua. Chỉ một vài ngày nữa sẽ tăng mạnh trở lại”.
Kì lạ, vẫn có những người tin vào điều trên. Có lẽ là vì họ đã bỏ lỡ cơ sóng nhân tài khoản ban đầu. Dù tài sản của họ vẫn còn nguyê, nhưng họ vẫn cảm thấy như mình đã vứt một cục tiền quá lớn ra ngoài cửa sổ. Do đó, họ xem đây là cơ hội thứ 2 để thay đổi vị thế đầu tư của mình. Và, đúng là họ đã thay đổi, nhưng theo chiều ngược lại.
Một vài KOL lúc này sẽ thốt lên rằng: dự án đã bị hack, hay giá giảm là theo chiều của thị trường. Hay họ còn có các lập luận trơ trẻn hơn: Đầu tư phải tính bằng năm, không nên dùng tầm nhìn ngắn hạn. Hay dự án phát triển lâu dài, giá chắc chắn sẽ lên, vân vân và mây mây.
Một màn tự hack, tự phân trần của dự án E.
Một màn tự hack, tự phân trần của dự án E.
Dù có đưa ra lí do nào đi chăng nữa, thực tế đây vẫn là một hành động lừa đảo, bịp bợm. Đây là một hành động đáng lên án, và cần phải được ngăn chặn.

Tại sao crypto lại là thị trường “được chọn” ?

Nhiều lí do giải thích vì sao lại có rất nhiều vụ lùa gà quy mô lớn nhỏ trên thị trường. Nhưng theo mình, đây là 2 lí do lớn nhất.

Chưa có hành lang pháp lý

Dù đang có rất nhiều nỗ lực để ban hành ra một hành lang pháp lý cho thị trường crypto. Nhưng đừng quên rằng bản chất của thị trường vốn là sự phi tập trung, điều đó gây không ít khó khăn cho các chính phủ.
Vì đó, đây là cơ hội cho các dự án, cá nhân mang ý định xấu để thực hiện ý đồ của mình. Hay ngay cả khi các hành động đó bị đưa ra ánh sáng, phần lớn các kẻ lừa đảo vẫn ung dung chạy những chiếc xe sang kiếm được bằng tiền lừa đảo ở ngoài đường.

“Trend” đầu tư đổ bộ

Vài năm trở lại hơn, hoạt động đầu tư đang trở nên sôi động ở thị trường Việt Nam. Có lẽ lí do là vì phong trào Tự do tài chính được nhắc đến rất nhiều trên các nền tảng xã hội. Cộng thêm sự phát triển của các nền tảng video ngắn như Tiktok, nhu cầu tham gia vào hoạt động đầu tư ngày càng lớn hơn ở mọi độ tuổi, ngành nghề.
Nhưng, liệu ta có thể trông đợi những gì ở những video có độ dài chưa đến 1 phút ? Khi mà yếu tố lượt xem, tương tác cứ được đặt lên hàng đầu. Hậu quả là nội dung thường hời hợt, chẳng có chiều sâu vì để nhường chỗ cho các yếu tố gây shock. Và, tam sao thì thất bản. 
Vốn dĩ, để tham gia đầu tư vào các thị trường, mọi người phải có một lượng kiến thức nhất định. Nhưng truyền thông lại không nhấn mạnh điều đó, càng nguy hiểm hơn khi rủi ro cũng bị bỏ qua. Thứ được truyền tải chỉ gồm các thông tin gây shock, gây tò mò, không hơn không kém.
Kết quả, một bức tranh sai lệch về các thị trường cứ được phổ biến trên các nền tảng. Làm cho càng nhiều người muốn tham gia đầu tư hơn, muốn giàu nhanh hơn hay đơn giản chỉ để chứng minh bản thân cũng là “chuyên gia” trong lĩnh vực tài chính.
Thị trường chứng khoán thì dịch chuyển quá chậm. Mà không ai muốn giàu chậm cả, vì thế, sự chú ý mới đổ dồn sang crypto. 
Theo một thống kê từ Chainalysis, năm 2021 vừa qua, Việt Nam dẫn đầu toàn cầu về chỉ số chấp nhận tiền điện tử. Hay với các bảng xếp hạng khác, Việt Nam luôn có chỗ đứng trong top đầu của bảng xếp hạng.
Update: Bước qua năm 2022 và phong độ trên vẫn được giữ vững. Theo báo cáo mới nhất từ Chainalysis, Việt Nam vẫn là cái tên nằm chễm chệ trên top 1 của bảng xếp hạng chỉ số chấp nhận tiền điện tử

Tóm lại là?

Ây khoan, đừng đánh đồng cả thị trường crypto là scam, lừa đảo nhé. Bởi vì, dù ở bất cứ thị trường tài chính nào đi nữa, hoạt động lùa gà, lừa đảo vẫn có xảy ra. Chúng ta cũng chẳng thể nào ra tay tố cáo triệt để được. Việc tốt nhất để làm có lẽ là tập trung vào bản thân.
Hãy tỉnh táo, đừng quá tham lam, vội vàng khi đầu tư vào bất cứ điều gì. Và cũng chẳng tin lời của bố con ai, hãy xây dựng cho bản thân một nền tảng kiến thức vững chãi. Lúc đó, chẳng ai mà lùa nổi bạn cả.