• Sự tức giận là một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất của con người và nó có thể tàn phá chúng ta. Chúng ta thường thể hiện sự tức giận theo những cách rất kỳ lạ, không thiện chí và giống hệt như động vật vậy. Nếu có ai đó chọc giận chúng ta, chúng ta thường có xu hướng sẽ trút giận nó lên ai đó ở gần.
  • Mỗi ngày, một người trưởng thành trung bình đưa ra khoảng 35.000 quyết định, phần lớn trong số đó được đưa ra trong tiềm thức, nó cảm xúc và phi lý. Thật sốc nhỉ, sau đó thì chúng ta nhanh chóng biện minh cho những hành động xúc xảm, phi lý đó bằng những lý do bất kể đúng sai.
  • Mọi người đều có khả năng đưa ra những quyết định phi lý, một trong số đó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, đặc biệt là khi một người đang gặp áp lực, bị đe dọa hoặc cảm thấy bị nguy hiểm. Ngay cả khi đó, có những người rất dễ nhận công lao về mình khi mà mọi việc bỗng nhiên suôn sẻ.
  • Hầu hết các quyết định mua sắm không hề tính đến sự hợp lý và nhu cầu. Chúng được thực hiện một cách cảm tính từ mong muốn làm cho người khác, đặc biệt là khiến cho kẻ thù cảm thấy ghen tị.
  • Mong muốn luôn luôn có được hạnh phúc và tránh né nỗi đau là một số cảm xúc mạnh mẽ nhất của con người. Khi chúng ta bị kiểm soát bởi những cảm xúc này, chúng ta sẽ tưởng tượng rằng chúng ta đang tìm kiếm sự thật, hoặc là đang thực tế, nhưng thực chất chỉ là chúng ta đang cố níu giữ những cảm xúc này để giải thoát bản thân khỏi những căng thẳng và làm dịu đi bản ngã của chính mình hoặc là để chúng ta cảm thấy vượt trội, khôn ngoan hơn.
  • Con người rất ích kỷ, họ luôn bị kiểm soát bởi khát khao khát thầm kín và bản năng sinh tồn hơn là chạy trốn và đồng cảm với đồng loại. Bản chất này được phản ánh thông qua các hành vi như tham nhũng, trộm cắp, ghen tuông và giết người.
  • Con người vốn là loài động vật quần cư. Cảm giác bị cô lập, khác biệt so với nhóm hoặc bộ lạc còn lại, khá buồn và đáng sợ. Vì vậy, chúng ta có xu hướng vui sướng và nhẹ nhõm khi tìm thấy một ai đó cùng chung quan điểm với chúng ta, ngay cả khi họ sai. Trên thực tế, con người sẵn sàng đồng ý với vị trí và ý kiến của người đó, miễn là họ đem lại cho chúng ta sự nhẹ nhõm, khiến chúng ta cảm thấy "politically correct”. (*)
  • Con người vốn không trung thực và không thành thật. Không thể thực sự đo lường chính xác sự chính trực của một người cho dù chúng ta có để ý kỹ đén đâu. Sự chính trực thực sự chỉ có thể được đo lường bằng sự suy ngẫm, ý thức và tự đánh giá của chính người đó, đặc biệt là khi họ đơn độc. Tuy nhiên, thực tế là con người có xu hướng làm những việc lươn lẹo, độc ác và đáng xấu hổ  khi chỉ có một mình, do đó, hầu hết các bí mật sẽ được giữ kín và đem theo xuống mồ.
  • Những sai lầm và thất bại tạo nên sự cần thiết phải giải thích và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta thường cảm thấy xấu hổ khi đối mặt với sai lầm và thất bại của mình, tệ hơn là, chúng ta không có nhiều cơ hội để học học hỏi từ những sai lầm tương tự nữa. Nội tâm của chúng ta rất kém cỏi, do đó, bản năng tự nhiên của chúng ta là đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi hoàn cảnh hoặc một phán xét nhất thời. Lý do cho điều này là do chúng ta thường quá đau đớn khi nhìn thẳng vào sâu bên trong nội tâm và thấy quá nhiều điểm yếu. Điều này có xu hướng động chạm vào cái tôi và làm yếu đi những cảm giác siêu việt. Chúng ta trải qua nhiều cảm xúc đa dạng, giả vờ như có suy ngẫm về hành động của mình. Cuối cùng, chúng ta buộc bản thân phải quên nó đi, và cái tôi và cảm xúc cá nhân lại tiếp tục trói buộc chúng ta một lần nữa. Do đó, chúng ta lại tiếp tục lặp lại chính xác những sai lầm tương tự và trải qua quá trình tương tự như trên cho đến khi chết đi.
  • Ham muốn so sánh bản thân mình với người khác là vô cùng mãnh liệt. Mong muốn này thường nảy sinh từ những ảo tưởng, nỗi sợ hãi và sự bất an của chính chúng ta. Chúng ta thường mặc những trang phục đắt tiền của nhà thiết kế để "cảm thấy đẹp" và "thượng đẳng" hơn so với bạn bè hoặc người cùng trang lứa. Sự thật là những "khán giả vô hình" này chỉ là một ảo ảnh trong tâm trí và suy nghĩ ích kỷ của chính bạn. Thực tế là, chẳng ai quan tâm đến bạn hoặc bạn trông như thế nào, trừ khi những khán giả vô hình đó là một khách hàng hứng thú đến thứ bạn mặc.
  • Ham muốn quyền lực vượt lên mọi dục vong khác. Mong muốn này thường được ngụy trang thành một nhiệm vụ vì lợi ích chung, nhưng thường thì có những nhân tố tiềm ẩn khác thúc đẩy con người thâu tóm quyền lực như sự tham lam và khao khát thầm kín để thống trị và kiểm soát người khác. Điều này thường hướng con người vào những tham vọng tinh tế, vượt qua những luân thường đạo lý, buộc mọi người phải nói dối, lừa gạt, ăn cắp hoặc thậm chí giết chóc để đạt được mong muốn. Do đó, điều này khiến đàn ông và phụ nữ rơi vào cám dỗ làm tổn thương người khác và thậm chí là giết người để đạt được mục tiêu của họ. Và thường thì, điều này khiến mọi người tự hủy diệt chính mình.
___________________________________________
(*) Politically correct (PC): là "phát ngôn/hành động chuẩn mực", hoặc là để "mô tả ngôn ngữ, những chính sách, hoặc các biện pháp nhằm tránh xúc phạm hoặc làm tổn thương các thành viên của các nhóm cụ thể trong xã hội". PC hiểu đơn giản là "nói giảm nói tránh", được dùng khi diễn tả quan điểm, hoặc một vấn đề có thể gây tranh cãi, vấn đề nhạy cảm liên quan đến tôn giáo, sắc tộc,.. nhưng không nhất thiết phải liên quan đến chính trị.
Theo mình, việc tìm 1 cụm từ tiếng việt đúng về mặt ngữ nghĩa để diễn giải cho PC là điều không thể, và dịch "đúng đắn chính trị" là không chính xác, vì đây chỉ là cách dịch 1 - 1 wbw, và dịch như vậy là khiên cưỡng và làm mất đi sắc thái tự nhiên của cụm từ gốc.
___________________________________________
Source: https://qr.ae/pNnMsb