Một năm “cai” Google của tôi - Lời trần tình của một nhà báo freelance

Ngày nay, những công cụ của gã khổng lồ tìm kiếm đã trải khắp mọi nơi đến mức phải vô cùng nỗ lực mới có thể sống không cần đến chúng. Tuy nhiên, chúng ta có thể - và nên - tìm những giải pháp thay thế big tech



18 tháng trước, tôi thực hiện một chiến dịch: dừng sử dụng tất cả các sản phẩm của một công ty duy nhất - Google. Tưởng chừng đơn giản, nhưng hóa ra tôi phải mất sáu tháng để tìm được những sản phẩm tương đương với tính năng đủ tốt  và đóng tài khoản tài khoản tuổi đời gần một thập kỉ của mình.
Một năm sau, tôi tự hào mình vẫn không cần Google. Hằng ngày, tôi đang cùng cộng đồng mạng nỗ lực khôi phục lại tính cạnh tranh, quyền riêng tư và sự tự do trên hệ thống Internet toàn cầu.
Sau khi bỏ Google, tôi đã dần để ý thấy mỗi ngày mọi người xung quanh nhắc đến cụm từ “tra Google” cả chục lần. Tôi thấy rằng người ta luôn nghĩ nếu bạn không sử dụng sản phẩm Google, thì hẳn bạn là một người chống-Google - nhưng với tôi thì rõ ràng không phải vậy. Tôi chỉ muốn quyền tự do lựa chọn dịch vụ mình sử dụng, và không bị ép buộc lệ thuộc quá nhiều vào một công ty. 

Đọc thêm:

Google đang bao trùm đời sống điện tử của chúng ta ở quy mô chưa từng có. Đó là điều tôi chống lại - không phải bản thân Google, hay sản phẩm của công ty này. Sự thống trị của Google phản ảnh những vấn nạn lớn hơn của internet ngày nay cũng như cách mà môi trường mạng đang ngày càng bị một số ít công ty đa quốc gia kiểm soát.
Google đang bao trùm đời sống điện tử của chúng ta ở quy mô chưa từng có. Đó là điều tôi chống lại - không phải bản thân Google, hay sản phẩm của công ty này
“Tôi thấy rằng người ta luôn nghĩ nếu bạn không sử dụng sản phẩm của Google, thì bạn hẳn là một người chống-Google - nhưng với tôi thì rõ ràng không phải vậy”
Tuy vậy, tôi cũng có nhiều hi vọng hơn. Một vài người tôi quen chia sẻ rằng họ đã ngừng hoàn toàn sử dụng ứng dụng Google. Nhiều sản phẩm thay thế đang lớn mạnh. Người dùng đã nhận thức được vấn đề.
Từ bỏ Google là một công cuộc dài hơi
Tôi đã tưởng rằng mình chỉ cần đóng tài khoản Google là sẽ xong xuôi. Hóa ra, không dễ như thế. Kể cả khi tôi không dùng sản phẩm Google, gần như ai xung quanh tôi cũng dùng, và họ sẽ vẫn sẽ liên lạc với tôi qua Google.
Tôi thường được gửi cho lời mời trong Lịch Google, đường link Google Maps, lời mời tham gia cuộc gọi trên Google Hangouts. Tôi phải chủ động rủ mọi người dùng Jitsi Meet hay Signal thay vì Hangouts.

Giao diện Jitsi Meet, ứng dụng tương tự Hangouts của Google, cho phép tổ chức các cuộc họp online
 

Liệu bạn có thể không dùng Google khi tất cả mọi người quanh bạn đều phụ thuộc vào ứng dụng của Google?

Tôi đặc biệt khó chịu khi nhận được đường link Google Map vì giao diện điện thoại của Google vô cùng ngốn dữ liệu, và mất rất lâu để tải xuống. Tôi cũng biết thêm được rằng bạn không thể đổi ngôn ngữ mặc định nếu không đăng nhập Google! Đôi khi ở những nước mà tôi không đọc được chữ viết như Nhật hay Hong Kong, điều này mang đến vô vàn bất tiện vì tôi được hẹn đến gặp tại những địa điểm mà tôi còn không thể đọc nổi tên hay thậm chí copy và paste đúng cách, dẫn đến một loại vấn đề theo sao.

Đọc thêm:

Gọn nhẹ là tự do

Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả của tôi vẫn tích cực. Nỗi phiền toái khi phải liên tục từ chối dùng sản phẩm Google và giải thích cho mọi người quyết định của mình chẳng đáng là bao so với những gì tôi nhận lại. 
Vì phần lớn người dùng Google sử dụng sản phẩm miễn phí của công ty, Google sẽ ưu tiên khả năng gia tăng lợi nhuận, thu nhập dữ liệu hay vận hành quảng cáo chứ không phải nhu cầu của bạn khi đưa ra bất cứ thay đổi gì.
Tuy phải mất một thời gian thích nghi, giờ đây tôi có thế sắp xếp giao diện của mình với các tính năng cá nhân hóa cao hơn nhiều. Khi tôi sử dụng phần mềm mã nguồn mở như Davx5 (một ứng dụng đồng bộ trên Android), lịch biểu, liên lạc, và những ghi chú Nextcloud của tôi sẽ hiển thị như ý muốn. 
Tôi có thể thêm bớt, thử nghiệm những plug-in mới dễ dàng. Sau một năm, các giao diện của tôi đã trở nên khớp với nhu cầu của riêng tôi hơn so với khi tôi dùng sản phẩm của Google. Tôi cũng thấy mình hiệu quả và có tổ chức hơn nhiều so với một năm trước.
Một lợi ích khác là giờ dữ liệu của tôi không còn nằm trong server của Google, hay bó buộc vào dịch vụ Google. Việc thoát khỏi Google khó hơn nhiều chuyển từ OwnCloud sang NextCloud, thử nghiệm công cụ lịch biểu của Mailbox.org thay vì Google Calendar hay dùng Mega chứ không phải Google Drive. 

Nỗi phiền toái khi phải liên tục từ chối dùng sản phẩm Google và giải thích cho mọi người quyết định của mình chẳng đáng là bao so với những gì tôi nhận lại. 

Bạn sẽ phải đánh đổi

Tôi vẫn không thể thoải mái làm mọi thứ mình thích khi không có tài khoản Google. Đôi khi Google là tấm hộ chiếu trên Internet. Ví dụ, tôi đã được mời vào một cộng đồng nhà báo, và điều đầu tiên họ hỏi tôi là – tài khoản Google của anh là gì? Khi tôi nói tôi không có tài khoản Google, họ yêu cầu tôi phải lập một cái. Phải sau vài lần email qua lại tôi mới khiến họ đồng ý chiều lòng mình. Kể cả khi tôi chấp nhận gặp mặt trên Google Hangouts, chương trình này chỉ hoạt động trên trình duyệt Google Chrome. Khi tôi gợi ý dùng Jitsi Meet hay gọi hội nhóm (conference call) kiểu cũ, đồng nghiệp tôi thường ít nhiều e rè. Mọi người cũng yêu cầu tôi gửi cho họ lời mời trên lịch Google, hoặc họ gửi tôi chi tiết một cuộc gặp trên một lời mời ở lịch của họ mà tôi không thể mở nếu không dùng tài khoản Google. 
Nhìn riêng rẽ thì những vấn đề này có vẻ không đáng kể, nhưng gộp chung lại, chúng cho thấy chúng ta đang phụ thuộc vào Google nhiều đến mức nào. Thực chất, thoát khỏi Google khó đến nỗi tôi phải chịu thất bại khi muốn bỏ dùng sản phẩm Google trong hai lĩnh vực.

Khi tôi bảo họ tôi không có tài khoản Google, họ khuyên tôi hãy lập một cái 

Tôi là nhà báo tự do và viết cho đa dạng các trang tin trên toàn cầu. Mặc dù phần lớn cơ sở xuất bản mà tôi đóng góp nội dung không dùng Google Docs vì  lo ngại về an ninh, một số ít vẫn biên tập qua Docs. 
Vì trang web và cơ chế xuất bản của họ kết nối với Docs, tôi không thể kháng lại và buộc phải mở một tài khoản để làm việc. Tôi mong rằng trong tương lai, những nhà xuất bản này sẽ chuyển sang những phần mềm thay thế an toàn hơn và có dùng đám mây tự lưu trữ riêng (self-hosted) như CollaboraOffice hay OnlyOffice – những phần mềm có thể thích ứng với nhu cầu riêng của họ. Các nhà xuất bản này cũng có thể dụng  Hệ thống Quản lí Nội dung (CMS) riêng như Wordpress, Clearvoice và Arc Publishing. 
Tôi còn thất bại ở đâu nữa? Một nền tảng mà gần như không có lựa chọn nào tương đương: Youtube. Đã có nhiều lần tôi phải xem các video Youtube ghi lại hội thảo báo chí, sự kiện liên quan đến công việc của mình. Thi thoảng, những video này yêu cầu tôi đăng nhập vì chúng chứa nội dung nhạy cảm. Tính đến giờ, tôi cố hết sức để giới hạn việc dùng Docs và Youtube bằng cách sử dụng các trình duyệt riêng biệt, không bao giờ sở hữu một file nào, và xóa toàn bộ dữ liệu, làm sạch thùng rác và xóa lịch sử duyệt Youtube của mình thường xuyên.

Còn có nhiều giải pháp thay thế khác

Danh sách năm ngoái của tôi khá toàn diện, nhưng giờ đã có thêm nhiều các sản phẩm tương đương. Đây là một số lựa chọn khác giúp bạn chuyển khỏi Google:
Tìm kiếm: Bạn có thể dùng Ecosia, Qwant, và Search Encrypt. Tôi ngày càng sử dụng Qwant thường xuyên vì một nguyên do đơn giản – họ tự lập chỉ mục của mình chứ không dùng chỉ mục của Google. 
Email: Ta có Startmail, Mailbox.org và Mailspring – cả ba đều có giao diện thân thiện người dùng. Cùng với đó, Protonmail đã cải thiện đáng kể trong một năm qua và tôi rất hài lòng với nó.
Lưu trữ dữ liệu: Ngoài Nextcloud, bạn có thể dùng các ứng dụng thay thế Google Drive được mã hõa hoàn toàn như Mega, Wuala và Spideroak – tất cả đều có khả năng như Dropbox và Google Drive. 
Bản đồ: Hãy thử Qwant Maps và OsmAnd
Lịch biểu: Có ứng dụng Calendar của Mailbox.org và MineTime, một ứng dụng có nhiều đặc điểm khiến nó mạnh mẽ hơn nhiều Lịch Google. Ứng dụng lịch của Protonmail cũng sẽ ra mắt vào mùa thu này.Mobile OS. Cũng có E.Foundation thay thếChat. Có Keybase, cực kì tốt để làm nhóm hoặc dự án.
 Với nhiều lựa chọn thay thế, bao gồm cả các sản phẩm quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng, bạn sẽ dễ dàng tìm được công cụ phù hợp với nhu cầu. 

Chúng ta cần một Internet ít Google, cởi mở và tương kết hơn. 


Mặc dù lựa chọn thay thế nhiều hơn bao giờ hết, cốt lõi của vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Google đã ăn sâu vào cấu trúc môi trường mạng, định hướng các dòng người truy cập, ai nhận thông tin gì, hay thậm chí ngôn ngữ lập trình nên các trang web. 
Chúng ta cần một internet ít Google, cởi mở và tương kết hơn.
Không chỉ người dùng như tôi, mà những chính sách quản lí lĩnh vực công nghệ cũng có trách nhiệm cải thiện, chú tâm tăng vào tính tương kết và mở của môi trường số, để các công cụ giao tiếp được với nhau, không bị kẹt trong một hệ sinh thái Google độc nhất. 
Hãy cùng góp sức để tạo ra một môi trường mạng dân chủ, tự do, và mở hơn.

Bài gốc: https://onezero.medium.com/one-year-google-free-59e0afb68328