Tèo tiếp xúc với Facebook từ sớm, có một tài khoản Facebook riêng cũng là một lẽ thường tình. Ngày ấy, Facebook đơn thuần là một nơi để mọi người giao lưu với nhau, giữa bạn bè, người thân, người quen với vòng kết nối trở nên rộng dần ra. Tốc độ phát triển chóng mặt của Facebook làm anh bạn Zing bên kia chiến tuyến bị ngợp, đành ngậm đắng nuốt cay nhường lại ưu thế cho "gã khổng lồ" kia dẫu cho Zing vẫn còn tiềm năng. Nhưng sự ngủ quên trên chiến thắng ấy đã giết chết Zing, nó chết yểu, chết dần chết mòn. Nó đến và phát triển thăng hoa và biến mất một cách âm thầm lặng lẽ, cứ từ từ rời khỏi đời sống của giới trẻ 8x 9x bấy giờ, khi mà áp lực cơm áo gạo tiền đang dần đè nặng trên vai những người "trẻ" ấy. Sự chuyển mình của đế chế mạng xã hội ở Việt Nam cũng cuốn Tèo theo. Giữa vô vàn các Fanpage lập ra, đều đa nền tảng, ở cả Facebook và Zing, lâu dần các Page cũng chỉ hoạt động ở trên Facebook, Zing chỉ còn là 1 cái "browser client" để mấy đứa cấp 2 cấp 3 mới "nhú" chơi game. Còn nhớ những ngày Tèo đắm chìm vào những tựa game Đảo Rồng, BangBang trên con máy Pentium Dual Core được cho mượn và không bao giờ động đến những game RPG như Võ Lâm hay các game kiếm hiệp khác. Sở dĩ Tèo không đụng chạm vào vì trên TV Tèo thấy ở đó hoàn toàn những hình ảnh đồ hoạ game RPG Trung Quốc loè loẹt sắc màu giữa hàng ngàn màu sắc điểm ảnh thi nhau "combat" trên nền của chiếc máy tính cũ cũng ngót nghét 5-6 triệu lúc bấy giờ. Rồi Tèo có những người bạn đầu tiên chơi game, gần nhà, chơi đồ chơi cùng.
Nhà Tèo cũng không khá khẩm là gì cho cam, ít nhất là Tèo sống ở một vùng thị trấn không-hẳn-là-nghèo nhưng chi phí sống được tối giản ở mức tối đa (khác xa so với bây giờ). Ấy vậy, chị Tèo đi học ở xa, Tèo có 2 người chị, họ thường xuyên gửi cho Tèo những món đồ chơi mà chỉ có dân thành thị mới có được, những cỗ "chiến xa vô cực", những bộ Lego Ninjago mà Tèo hằng ao ước (và sau này Tèo tốn gần 3 triệu bạc vào đống này, tư bản thật giỏi khi kiếm tiền từ giai cấp vô sản mà) cũng như là những siêu nhân, những bộ quần áo vài trăm nghìn mà chỉ có trong mơ bố mẹ Tèo mới chịu cho cho những thứ đó. Và Tèo, với một đầu óc non nớt của một đứa trẻ, tuy có thể nói là hiểu chuyện, nhưng vẫn không tài nào thoát khỏi một mộng tưởng về một gia đình trên mức trung bình, có thể chi tiêu thoải mái dẫu những bữa ăn đều lặp lại các món cũng như bố mẹ Tèo ăn ít lại để phần Tèo.
Giai đoạn này đánh dấu hậu khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, lại càng khó cho bố mẹ Tèo trong việc nuôi dạy Tèo, sự quan liêu nổ ra nhiều nơi. Bố mẹ Tèo là công chức, làm công ăn lương, đã bị khai trừ khỏi một tổ chức xã hội lớn nhất Việt Nam chỉ vì sinh con thứ 3 không được cho phép. Ông ngoại Tèo làm ở TW và chỉ được gặp mặt Tèo lần duy nhất khi Tèo một tuổi, bà ngoại Tèo mất khi Tèo chưa được sinh ra. Tèo chưa cảm nhận được tình thương từ họ nhưng qua lời kể của mẹ và nhiều người xung quanh, ông ngoại Tèo là một người vô sản, một người có thể nói là tuyệt vời, một người thông thạo nhiều thứ tiếng (Tèo có một chút gọi là khả năng ngôn ngữ "nhanh hơn người bình thường một chút" chắc là từ ông ngoại). Bà ngoại Tèo mắc bệnh trong khoảng thời gian từ lúc mẹ Tèo còn đi học cấp 3. Mẹ Tèo phải gác lại việc học để chăm lo cho mẹ của bà, bà của Tèo trong ký ức của mẹ Tèo là một người vợ, người mẹ đảm đang, hay tham gia các phong trào của thôn xóm. Trong một lần đang phát biểu trước toàn bộ xóm làng, bà ngoại Tèo "bốc hoả"- một trạng thái của phụ nữ mãn kinh mà bấy giờ nền y tế của thôn xã còn chưa phát triển, căn bệnh đó đã ảnh hưởng tới tâm lý, trạng thái và cuộc sống của bà ngoại Tèo đến tận cuối đời. Còn đối với ông bà nội Tèo thì đã đường ai nấy đi từ sớm (nói là sớm với Tèo vì họ đã ngoài 50 nhưng vẫn chọn ly hôn), sau này Tèo được bố mẹ kể lại ông bà nội Tèo là những con người như thế nào. Cụ thể hơn, khi bố mẹ Tèo mới có được chị đầu của Tèo, gia cảnh không hề có gì ngoài căn nhà nhỏ. Phải sống chung với ông bà nội Tèo, bố mẹ Tèo ngậm cay nuốt đắng nhiều lần. Qua lời kể của mẹ Tèo, bố Tèo chịu sự ngược đãi của người ông cho là mẹ, đánh đập, quát mắng, chửi bới nhiều lần thậm tệ. Phải đi bán kem, bán những loại bánh gọi là "kẹo mì", có thể hình dung là cứng như những kẹo lạc bây giờ, "kẹo mì"màu trắng, có nhân bên trong, được làm bằng cách cuộn lại và chặt ra từng khúc. Ông còn phải đi chiếu bóng bằng chiếc xe đạp cùng với cha của ông. Ông bà nội Tèo là hai con người có thể nói cực kỳ khá giả. Tèo không biết nhiều về ông nội Tèo, quá mơ hồ và lấp lửng. Chỉ biết ông là con nuôi của gia đình một địa chủ, bố mẹ sinh ra ông Tèo sống ở một vùng quê nghèo, có lẽ do vậy họ đành để lại con cho nhà địa chủ? Hoặc cũng có những lời đồn rằng ông là con rơi của người bố nuôi và vợ của gia đình kia vì những nét tương đồng khá trùng hợp của ông nội Tèo và cụ nhận nuôi ông nội Tèo. Ông nội Tèo còn có những người anh chị em mà Tèo không nhớ rỡ vì phần lớn họ là ass-hole và Tèo không buồn dính líu. Ông nội Tèo sau khi ly dị đã ngay lập tức có người vợ hai ở quê ông, cùng có 2 người con, 2 người "dì" của Tèo chỉ ngang và ít tuổi hơn cả chị hai của Tèo. Kỷ vật duy nhất của ông dành cho Tèo là 1 cây đàn organ bị thổi giá lên 5 triệu mặc cho nó chỉ có 500k, thôi vậy cũng được và Tèo biết đánh điệp khúc bài "Điều anh luôn giữ kín trong tim", thế cũng ổn đối với 1 đứa không học hành bài bản và lớp 10 mới lên Youtube tập tành. Ông Tèo mang hai họ và đến bây giờ Tèo vẫn không hiểu sao mang hai họ, để đóng thêm tiền đinh cho bố mẹ Tèo à? Mặc cho vậy, họ ruột của bố mẹ ông Tèo là một đống tạp nham theo nghĩa đen, thu tiền xây đình và sủi, ảo thật đấy và nhà thờ họ chỉ là một nghĩa trang nhỏ bé, đường vào không được chăm sóc kỹ càng. Ngược lại thì họ của bố mẹ nuôi ông nội Tèo lại cực kỳ sạch sẽ, gọn gàng, với nhiều người có học thức và sòng phẳng trong vấn đề đóng góp công quỹ cũng như có các chuyến du lịch đến các nhánh khác của dòng họ. Tèo thì không hề thích những con người này chút nào, Tèo không biết có nên tham gia họ hay không, vì còn không biết liệu họ có chút máu mủ gì với mình hay không nữa, ảo thật. Còn đối với bà nội Tèo là một tiểu thư, con gái địa chủ nổi tiếng trong vùng, tính tình ngang ngược nổi tiếng, khó tính. "khum hĩu cái rì" về người này nữa, tất cả những gì Tèo nhớ về bà nội là vì Tèo là cháu "đích tôn", cái danh mà ông bà Tèo gọi cho việc định kiến giới tính lạc hậu cổ hủ mặc cho tất cả đất đai gia sản đều dành cho người em gái của bố Tèo (tất nhiên là nhờ thủ đoạn rồi). Bố Tèo không được thừa kế bất cứ thứ gì nên cái danh "đích tôn" cũng chỉ như là mánh để Tèo khều mừng tuổi ngày Tết cũng như là vài gói bim bim độ Tèo học cấp 1, mà nói là ăn vặt nhưng 1 năm ra ngoài bà nội cũng chỉ có vài lần. Đến bây giờ không hiểu lý do gì mà bà nội không ưa gì gia đình Tèo, chê bai mẹ Tèo, có lần còn nói xấu bố mẹ Tèo với mấy lão ngoài xóm. Bà nội luôn bắt bẻ mẹ Tèo từng tý, dù mẹ Tèo có giúp đỡ bà nội trong việc bán chè - một công việc hái ra tiền của bà nội Tèo. Mọi số tiền bà tích góp được đều cho người dì em của bố, mà người dì có nghèo gì cho cam, ngược lại dì có chồng hái ra tiền từ tay nghề đào tạo và sửa xe ô tô nổi tiếng trong vùng. Mặc cho gia đình Tèo là người giúp đỡ bà, nấu ăn cho bà, cho bà ở chung, để bà bán trước cửa hàng mẹ Tèo (dù quy định công ty bấy giờ rất gắt gao và cửa hàng mẹ Tèo nằm ở giữa trung tâm thị trấn). Và vì mẹ Tèo còn phải nuôi 3 người con ăn học, bà nội Tèo cũng không hề chăm sóc cháu mà chỉ chăm chăm thăm ngàn tích vàng và đưa vào cho con gái bà hai của ông nội.
Đến đây Tèo không hiểu nổi bà? Phân biệt cháu nhưng đối xử tệ bạc với bố Tèo? Không hề quan tâm tới con cháu?
Rồi bà nội Tèo đòi bán căn nhà bà đang ở để bà có thể ăn uống cuối đời dẫu tiền ăn uống hàng tháng là bố mẹ Tèo lo, tiêu vặt của bà lên đến 1 triệu đồng hàng tháng dẫu sống 1 mình ở một nơi hơi xa thị trấn vì bà chọn ở riêng chứ không đỡ đần con cháu cho bố mẹ Tèo. Một triệu đồng, trước đó chỉ 500k, nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ của con cái là hoàn thành cái chữ hiếu thì không nói. Nhưng một triệu với gia đình Tèo là 1/3 lương công chức của bố Tèo, mẹ Tèo công chức nhưng cũng chỉ là bán hàng, gọi nôm na là chạy KPI nhưng được tự chủ nguồn cung và nguồn cầu của cửa hàng, bán bằng mặt bằng của công ty và nộp tiền cửa hàng theo công ty. Rồi những lần chửi mắng bố Tèo, những lần giận dỗi vì mua không đúng loại gạo, mua thừa đi 1-2 miếng bánh mướt,.. cũng trút cơn thịnh nộ vào bố Tèo. Lần gần đây nhất lại tiếp tục đòi bán căn nhà mà bố mẹ Tèo gìn giữ cho bà nội ở nếu không bà đã bán nó với giá 30 triệu như 9 mảnh trước đó chỉ với 21 triệu đồng để thoả mãn nhu cầu mua nồi cơm điện?