Bài viết này được dựa trên tác phẩm "Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn" - Nguyễn Trần Thiết
Mong độc giả sẽ đón nhận bài viết này ở tâm thế một bài viết phân tích lịch sử được xây dựng trên nền có thật.

Giai đoạn dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm

Mặc dù đã từng là Đại Tướng và Quốc trưởng nhưng trong những năm lưu vong ông vẫn thích được gọi là Trung tướng Minh hoặc đơn giản là Big Minh
Mặc dù đã từng là Đại Tướng và Quốc trưởng nhưng trong những năm lưu vong ông vẫn thích được gọi là Trung tướng Minh hoặc đơn giản là Big Minh
Dương Văn Minh là người chủ trương ủng hộ thủ tướng Ngô Đình Diệm nắm quyền điều hành của Quốc trưởng Bảo Đại trong những năm 1955. Trong giai đoạn này ông đã đạt được nhiều chiến công quân sự đặc biệt như dẹp loạn Bình Xuyên hoặc giáo phái Hòa Hảo. Nhưng không như những tướng lãnh khác - chủ trương đánh bại quân địch bằng hỏa lực vượt trội từ vũ khí và quân số đông gấp nhiều lần nhưng cũng sẽ có rất nhiều thương vong cho cả hai phía - thì đại tá Dương Văn Minh lại chọn cách đánh phô trương thanh thế, dương đông kích tây,... nhằm làm suy giảm tinh thần của quân giáo phái, khiến họ tự thủ tiêu sức chiến đấu và đầu hàng vô điều kiện trước quân chính phủ. Dương Văn Minh cho rằng : Binh lính thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hay của giáo phái đều là người Việt Nam, ai cũng có cha mẹ, vợ con,... Nếu chiến thắng mà tránh được đổ máu, tránh cho hàng trăm, hàng ngàn gia đình chịu cảnh tang tóc là điều nên làm. Lập luận này cũng phần nào giải thích cho quyết định đầu hàng quân giải phóng vào tháng 4 năm 1975 của ông.
Mối quan hệ Dương Văn Minh và Ngô Đình Diệm rất khăng khít vì Diệm cần một vị tướng tài bày binh bố trận, bảo vệ chế độ của ông, ngược lại, Minh cũng cần chỗ dựa để có thể thi thố tài năng trên chiến trường. Nhưng sau hàng loạt vụ khủng bố những người bị nghi là Việt Cộng từ chỗ bắt cóc, ám sát lẻ một, hai cán bộ, cho đến Luật 10/59 đã khiến cho ông Minh suy nghĩ lại về vị tổng thống mà bản thân đang phục vụ. Nhưng sự việc đẩy cho mối quan hệ của Dương Văn Minh và Ngô Đình Diệm có những rạn nứt không thể cứu chữa là : Ấp chiến lược. Dương Văn Minh có ý kiến trái chiều về chính sách này vì ông hiểu được " đặc điểm dân tộc " của người Việt Nam.

Đảo chính 1963 và trở thành Quốc trưởng.

Sau hàng loạt tội ác như kiện đàn áp Phật Giáo, gia đình trị, tham nhũng,... Dương Văn Minh và các tướng lãnh quân đội đã chủ trương lật đổ Ngô Đình Diệm ( Đảo chính 1963 và trở thành Quốc trưởng của Việt Nam cộng hòa.
Chỉ trong 2 tháng tại chức, ông đã có những quyết định thể hiện con người của ông đối với người dân Việt Nam miền nam nói riêng và cả nước nói chung. Đầu tiên ông cho giải tán 16,000 ấp chiến lược mà chính quyền Diệm cùng đồng minh đã dày công xây dựng ( điều này cũng gián tiếp giúp cho Việt Cộng đang ở thế bí vì không có chỗ ẩn nấp có địa bàn hoạt động trở lại ) , ông Minh đã cho phép dân chúng về với vùng quê mà họ bị buộc phải rời khỏi. Quốc trưởng từ chối đề nghị thả biệt kích Long Thành - Lưu Hổ để quấy rối miền Bắc. Dương Văn Minh cũng cự tuyệt đề nghị ném bom nổ chậm phá vỡ đê ở miền Bắc của Mỹ vì lý do mà Mỹ cho là " ngớ ngẩn " : Không để đồng bào miền Bắc bị đói. Ông Minh không chỉ nghe kể mà còn chứng kiến nạn đói khủng khiếp năm 1945 vì vậy ông dứt khoát không chấp nhận đề nghị của Mỹ. Cuối cùng, có nguồn tin cho rằng Quốc trưởng Dương Văn Minh ngỏ ý theo lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc giải phóng để đi đến tuyển cử tự do, thành lập một chính phủ trung lập ở miền Nam Việt Nam. Tất cả những điều trên đã làm cho Mỹ " ngứa mắt " và họ đã bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh thực hiện cuộc " chính lý " (hay còn gọi là đảo chính 1964) gạt bỏ Dương Văn Minh ra khỏi quyền lực mặc dù vẫn còn đang ngồi ghế Quốc trưởng
Quốc trưởng Dương Văn Minh cùng với thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ sau cuộc đảo chính 1963
Quốc trưởng Dương Văn Minh cùng với thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ sau cuộc đảo chính 1963
Những năm tháng sau ông dần dần mất hết chức vụ và bị đẩy sang Thái Lan. Cho tới năm 1968 mới được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho hồi hương.

Sự thất bại của chính quyền Sài Gòn và lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh

Sau khi được cho phép hồi hương, Nguyễn Văn Thiệu vẫn sắp xếp một đội mật vụ để theo dõi nhất cử nhất động của ông Minh, vì Thiệu biết uy tín của Dương Văn Minh vẫn quá lớn trong quân đội và dân chúng. Ông Minh cũng có những nỗ lực quay trở lại chính trường nhưng đều bị thất bại. Cũng có nguồn tin cho rằng ông Minh là lãnh đạo của "Lực lượng thứ ba", có thể đàm phán hòa bình với quân Giải phóng để tránh việc chiến tranh tiếp diễn lâu dài nhưng đều bị tổng thống Thiệu cản trở.
Sau hàng loạt thất bại của quân đội trong năm 1974 và 1975 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Thiệu và Hương đều phải từ chức, và lúc này Mỹ nghĩ đến Dương Văn Minh như " biện pháp cuối cùng " để thương lượng với miền Bắc. Và bản thân ông Dương Văn Minh cũng muốn có được chiếc ghế tổng thống Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày hoàng hôn của chế độ không phải vì ông ham mê quyền lực mà để có thể kết thúc chiến tranh ít tổn hại nhất cho cả đôi bên, và với chức vị tổng thống trong tay, ông Minh còn có thể hủy bỏ những giao ước cũ của chính quyền Thiệu và Hoa Kì nhằm đảm bảo chắc chắn quân đội Mỹ sẽ không quay trở lại ngăn cản. Thêm vào đó, Nguyễn Cao Kỳ đã đề nghị Mỹ cho phép thay Thiệu làm tổng thống, Kỳ sẵn sàng liên kết với Cao Văn Viên để lật đổ Thiệu nếu Thiệu không sớm rời ghế. "Với tính cách của mình, Kỳ sẽ vét đến viên đạn và người lính cuối cùng để tử thủ" - Dương Văn Minh. Đối với một con người dám tự bản thân lái máy bay ném bom miền Bắc, không có gì Kỳ sẽ không dám làm để cứu vãn tình thế. Tướng Vanuxem (Francois Vanussème)đã đề nghị ông Minh cố thủ và đề nghị Việt Nam Cộng hòa kêu gọi Trung Quốc đem quân tấn công vào Việt Nam để cứu Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang trong cơn nguy kịch. Ông Minh từ chối, ngưng một lát, ông có câu nói đã bộc lộ tâm trạng của ông lúc đó: Mình đã lỡ đi theo Mỹ rồi. Giờ họ lại xúi mình bán nước cho nước khác.
Dương Văn Minh tuyên bố nhậm chức Tổng thống ngày 28 tháng 4 năm 1975
Dương Văn Minh tuyên bố nhậm chức Tổng thống ngày 28 tháng 4 năm 1975
8h sáng ngày 30-4-1975, tổng thống Dương Văn Minh đọc lời kêu gọi ngưng nổ súng ở 2 phía. Và giữa trưa 30-4 ông đã đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính quyền Sài Gòn chính thức sụp đổ.
Lời kết
Bài viết này vẫn còn rất nhiều thiếu sót và mình mong mọi người sẽ bỏ qua cũng như góp ý cho mình để khắc phục những thiếu sót đó trong thời gian tới :>
Mình cũng muốn mượn lời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu vào ngày 30/4/1995 để kết thúc bài viết này:
"... Chúng ta ghi nhận sự đóng góp của đồng bào, những người đứng trong hàng ngũ địch, từ Trị Thiên đến mũi Cà Mau, trước sự tấn công và nổi dậy vũ bão của quân và dân ta, đã bỏ vũ khí trở về với nhân dân, hoặc vào giờ phút định đoạt đã đi tới những quyết định phù hợp với lợi ích dân tộc, giảm bớt được đổ máu và tránh cho nhiều đô thị khỏi bị tàn phá... "