Chào các bạn mình là Hùng Đây, bài viết này được lấy cảm hứng từ anh Minh Beta – một doanh nhân người Việt, nhà sáng lập DOCO Donuts và Beta Cineplex
Trong chương trình Vietcetera phỏng vấn anh Minh mình có nhớ một case study mà anh Minh nói. Ở Mỹ, có một nghiên cứu cho rằng nếu một người ở Mỹ có mức thu nhập bình quân là 80000$/ năm thì chỉ số hạnh phúc (HPI) sẽ không tăng lên vì tiền. Qua câu nói trên mình muốn đi tìm hiểu sâu hơn rằng liệu chỉ số giữa sức khỏe tài chính và sự hạnh phúc của một người ở Việt Nam như thế nào. Cụ thể hơn là mối liên hệ giữa GDP và HPI những năm gần đây ở Việt Nam để có thể đo lường cũng như so sánh mức độ hạnh phúc và thành công về tài chính của mỗi người.
BẮT ĐẦU THÔI NÀO
1. Chỉ số GDP/ mức hạnh phúc
Đầu tiên, lướt qua một số trang mạng trên GG, mình có tìm hiểu được một số thông tin sau đây
Bảng thống kê chỉ số năm 2016 (nguồn Wikipedia, solieukinhte.com)
Bảng thống kê chỉ số năm 2016 (nguồn Wikipedia, solieukinhte.com)
Bảng thống kê chỉ số năm 2016 (nguồn Wikipedia, solieukinhte.com)
Vậy còn năm 2020 thì sao???
Bảng thống kê chỉ số năm 2020 (nguồn Wikipedia, solieukinhte.com)
Bảng thống kê chỉ số năm 2020 (nguồn Wikipedia, solieukinhte.com)
Nếu ta đặt target chung là 80000$/ năm thì tương ứng gấp 36 lần GDP/người ở Việt Nam năm 2016 và gấp 28,6 lần GDP/người ở Việt Nam năm 2020. Tương đương với mức thu nhập trung bình một tháng người Việt kiếm được rơi vào khoảng 152tr/tháng năm 2016 và rơi vào khoảng 153,5tr/ tháng năm 2020
Từ những con số kinh khủng như vậy so với GDP hiện tại của Việt Nam rơi vào khoảng 6-7tr/ tháng thì bao lâu nữa chúng ta mới phát triển và có được sự hạnh phúc như các nước Mỹ và Singapo ? Đó là câu trả lời rất khó để trả lời
2. Cân bằng giữa hạnh phúc và thành công
Ngày nay, khi ngành công nghệ thông tin càng phát triển thì chúng ta càng bị lệ thuộc vào mạng xã hội đặc biệt là thế hệ Millenials, những người hiện 22-38 tuổi bị kiệt sức, tỷ lệ trầm cảm thuộc hàng tăng cao nhất lịch sử, kéo theo chỉ số hạnh phúc giảm dần đó là bởi những ảo tưởng vô vọng, và sự tự áp lực với chính mình:
- Ta với xã hội: Ảo tưởng, kỳ vọng vào thành công, vào sự công nhận của người khác, luôn so sánh bản thân với người khác (mạng xã hội)
- Ta với ta: Cầu toàn, luôn muốn tối ưu hóa bản thân (idealist, optimizers)
Vậy làm thế nào để ta có một tâm thế để cân bằng giữa hạnh phúc và thành công?
CHUẨN BỊ MONEY VÀ MINDSET đủ cho bản thân
2.1 Sinh tồn
Theo tháp nhu cầu Maslow của Abraham Maslow cho rằng mức độ cơ bản của một con người là đáp ứng những nhu cầu căn bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ, …
Tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow
Cách đơn giản để giải quyết những nhu cầu căn bản này chỉ đơn giản là có đủ Money. Dùng tiền để mua quần áo, thuốc , đồ ăn , thuê nhà, điện, nước,…
2.2 Tự do
Tự do về tài chính, đáp ứng đủ những nhu cầu và không bị rằng buộc và gò bó bởi tiền. Khi mà chúng ta tự do được tài chính thì kéo theo tự do về thời gian và sức khỏe. Ngoài ra để tự do về tài chính thì chúng ta cũng phải có mindset biết đủ thì mới dễ dàng tìm kiếm hạnh phúc hơn trong cuộc sống, được sống và trải nghiệm nhiều hơn.
2.3 Hạnh phúc
Đây là tầng hạnh phúc mà ta khó có được nhất. Tình cảm từ gia đình, bạn bè,… từ những niềm vui trong cuộc sống từ những việc ta yêu thích. Cảm giác được mãn nguyện, có ý nghĩa trong cuộc sống. Tìm thấy được giá trị của bản thân trước khi chúng ta ra đi. Là mỗi ngày ta được thức dạy và có được sự an yên trong lòng. Đây là tầng mà khó đạt được nhất mà không mua được bằng tiền, sau khi chúng ta đã đạt được bước thứ hai về tư do tài chính và có mindset đủ
Lời kết
Tóm lại tiền bạc là một trong những công cụ giúp cuộc sống chúng ta trở nên hạnh phúc hơn. Ở thế giới hiện nay tiền có thể là điều kiện cần để hạnh phúc nhưng không phải là điều kiện đủ quyết định hạnh phúc của một con người...
Chúc các bạn thành công
Khi bạn bắt đầu yêu lấy chính bản thân mình thì thế gian cũng bắt đầu yêu lấy ta – Hea Min