Bài viết trích từ mục 1.3 của Chương 1. Hệ quả triết học của cơ học lượng tử trong cuốn sách Bản Chất Của Hiện Hữu.
Ebook Bản Chất Của Hiện Hữu, tác giả Thanh Minh.
Ebook Bản Chất Của Hiện Hữu, tác giả Thanh Minh.
Nội dung phần này xem xét một tính chất đặc biệt nữa của thế giới lượng tử đó là tính Vô định xứ (nonlocality). Và tất nhiên là chúng ta quan tâm chủ yếu là đến ý nghĩa triết học của nó đó là mô hình vũ trụ toàn ảnh. Mô hình vũ trụ toàn ảnh là một lý thuyết giải thích cho hiện tượng rối lượng tử. Đây cũng là yếu tố làm nên định nghĩa về thượng đế ở bài viết sau. Đầu tiên chúng ta bắt đầu với hiện tượng rối lượng tử.

1. Rối lượng tử

Rối lượng tử hay còn gọi là vướng víu lượng tử (quantum engtaglement). Theo lý thuyết. Tại thời điểm t trước khi đo đạc tất cả các vị trí x đều có khả năng suất hiện điện tử với xác suất |ψ(x,t)^2. Hạt điện tử chưa xuất hiện trong không gian cho đến khi phép đo được tiến hành. Chỉ tại thời điểm thực hiện phép đo t0, điện tử thể hiện sự tồn tại của mình tại vị trí x0 với xác suất |ψ(x0,t0)|^2. Lúc đó, các giá trị của hàm sóng tại tất cả các vị trí khác x0 sẽ biến mất ngay lập tức. Đó chính là sự suy sụp của hàm sóng. Sự suy sụp của hàm sóng là tức thời, có nghĩa là không quan trọng hàm sóng có rộng lớn đến bao nhiêu, một khi phép đo thấy điện tử tại x0 thì ở tất cả các vùng không gian khác, dù rất xa cũng sẽ biết thông tin rằng điện tử đã có ở x0 để hàm sóng biến mất.
Có nghĩa rằng, rối lượng tử là là mối liên hệ đặc biệt về tính chất vật lí phi không gian và tức thời giữa các thực thể vi mô. Hiểu đơn giản là hai hạt lượng tử có thể tương tác tức thời bất kể nó cách xa đến đâu. Vì hai hạt mà có thể tương tác như vậy thì có nghĩa là nó phi định xứ.
Nhưng Einstein không chấp nhận rằng có một tương tác tức thời và nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng như vậy. Ông cho rằng thế giới vi mô cũng phải giống thế giới vĩ mô, kể cả việc người quan sát cũng sẽ không ảnh hưởng đến kết quả của phép đo mà hạt phải là khách quan, độc lập với nhau và độc lập với người quan sát. Albert Einstein, Boris Podolsky và Nathan Rosen công bố 1 Bài báo vào năm 1935, nêu ra một thí nghiệm tưởng tượng (Gedanken experiment) trong đó xuất hiện một nghịch lí được gọi là nghịch lí EPR. Sau này có thêm Bell với Bất đẳng thức Bell xác lập một mối quan hệ định lượng để các nhà khoa học có thể kiểm tra bằng thực nghiệm xem cơ học lượng tử có đầy đủ và đúng đắn hay không. Thực hiện được thí nghiệm này không phải là chuyện dễ vì cần độ chính xác cực cao.
Và giải nobel vật lý năm 2022 được trao cho 3 nhà khoa học đã thực hiện thành công thí nghiệm này. Đó là Clauser, Aspect và Zelinger.
Năm 1972 Clauser là người đầu tiên làm thí nghiệm với photon vướng lượng tử nhưng không chắc chắn về lỗ hổng định xứ. Năm 1982 Aspect lấp được lỗ hổng định xứ nhưng không lấp được lỗ hổng tự do lựa chọn. Zelinger lấp đầy hầu hết các lỗ hổng quan trọng và mở ra các nghiên cứu mới về thông tin lượng tử.
Kết quả của thí nghiệm đã chứng minh hiện tượng rối lượng tử là thật và cơ học lượng tử là lí thuyết đầy đủ để mô tả thực tại vi mô.

2. Ý nghĩa triết học của phi định xứ lượng tử

Vậy từ đây chúng ta thừa nhận một điều rằng ở cấp độ lượng tử, có tồn tại một loại tương tác tức thời như thể nó không có khoảng cách (phi định xứ). Nghe thì có vẻ không có gì đặc biệt nhưng lại rất có ý nghĩa về mặt triết học.
Ở phần trước chúng ta đã phân tích rằng thế giới vĩ mô là một thực tại được biểu lộ ra với chúng ta vì người quan sát đã tự mở ra một thực tại tương ứng với khả năng của mình. Và cơ học cổ điển là những định luật cơ học chúng ta đã đúc kết được sau nhiều ngàn năm sống trong thực tại vĩ mô này. Thế giới vĩ mô mà chúng ta đang cảm nhận được ngay tại thời điểm này là thế giới vật nào cũng có một vị trí cụ thể và di chuyển tuyến tính từ nơi này sang nơi khác. Hai vật khác nhau, cách xa nhau cần truyền tín hiệu lan lần lượt đi hết khoảng cách giữa chúng thì vật kia mới nhận được thông tin, giống như âm thanh và hình ảnh vậy. Ánh sáng từ vật phía sau bức tường không đến mắt ta được thì ta không nhìn thấy vật khuất sau bức tường. Và âm thanh truyền đi với vận tốc mấy trăm m/s khi nào đến tai ta thì ta mới nhận biết được nó.
Nhưng ở thế giới lượng tử thì không, rối lượng tử đã cho biết rằng có thể tương tác một cách tức thời như thể chúng không có khoảng cách. Không phải là có thể gửi đi với vận tốc nhanh hơn tốc độ ánh sáng mà nó gửi theo một cách đặc biệt nào đó.
Các nhà khoa học đưa ra một số cách để hiểu về đặc điểm này nhưng mô hình toàn ảnh có lẽ là mô hình khả thi nhất. Mô hình này giải thích rằng hai hạt đồng thời biến đổi tương ứng bởi vì chúng là một. Tương tự như ta đang quan sát con cá ở hai góc nhìn khác nhau. Tín hiệu không truyền nhanh hơn tốc độ ánh sáng mà đơn giản vì hai hạt đó là một ở cấp độ lượng tử.
Hình 1.2 Minh hoạ cho mô hình toàn ảnh
Hình 1.2 Minh hoạ cho mô hình toàn ảnh

3. Vũ trụ toàn ảnh

Mô hình toàn ảnh nói rằng: có một trạng thái tồn tại mà mọi thứ là một. Mỗi hạt, hay mỗi vật là một hình nhiếu của cái Toàn thể đó. Có một trạng thái nào đó mà mọi thứ là một, tất cả đều kết nối vào đó.
Nói đến mô hình toàn ảnh thì không thể không nhắc tới nhà vật lý lượng tử David Bohm. Ông là là một nhà khoa học người Do Thái được xếp vào một trong những nhà vật lý lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20. Bohm cho rằng không thể hiểu bản chất của vật thể khi quy giản về các mảnh (fragment) riêng biệt, mà cần có cách nhìn toàn thể (holistic view) về vũ trụ.
Và theo Bohm thì có Một trật tự ẩn, một trạng thái của tồn tại mà mọi thứ đều kết nối vào, hay đúng hơn là đi ra từ đó.
“Để thấy Vũ trụ trong một Hạt cát Và Bầu trời trong một Đóa hoa Rừng, Hãy giữ Vô cùng trong lòng tay bạn Và Thiên thu trong một khắc giây.” - William Blake.

4. Trật tự ẩn và trật tự tường minh

Trật tự ẩn

Theo Bohm: Trật tự ẩn này là một cái toàn thể. Trong thực tại này mọi thứ đều liên kết chặt chẽ với nhau, nó là nguồn gốc, là cơ cở của mọi dạng xuất hiện của vật chất lẫn ý thức. Cụ thể hơn, những đơn vị vật chất, thí dụ electron là một dạng được “dẫn xuất” (abstracted) (hay còn gọi là hiện hình) từ thực tại đó. Thực tại mà chúng ta đang sinh sống và bao gồm cả con người chỉ là một sự hiển lộ rất nhỏ của trật tự ẩn.
Xuất phát từ cơ học lượng tử, đặc biệt từ nghịch lý EPR, ta phải tin rằng thứ bậc nội tại có nhiều chiều (multidimensional). Trật tự tường minh ba chiều của chúng ta chỉ là một hình chiếu (projection) của trật tự ẩn.Theo Bohm số lượng chiều kích của trật tự ẩn là vô tận (infinite). (Vật lý ngày nay, số 5,20/2006, trang 21).
Trích nguyên văn trong cuốn Cái toàn thể và trật tự ẩn của David Bohm: “Chúng tôi đề xuất rằng ở đây có một khái niệm mới về trật tự được kéo theo, mà chúng tôi gọi là trật tự ẩn (implicate order, từ gốc tiếng Latin có nghĩa là cuộn vào, gấp vào). Với khái niệm trật tự ẩn, ta có thể nói rằng mọi vật được cuộn vào trong mọi vật. Điều này trái ngược với trật tự tường minh vốn đang ngự trị trong vật lí trong đó các vật được giở ra, theo nghĩa là mỗi vật chỉ nằm trong miền không gian (và thời gian) riêng của nó, và nằm ngoài các miền thuộc về các vật khác.”

Trật tự tường minh

Một trật tự tường minh là một trật tự thể hiện ra từ trật tự ẩn. Trật tự tường minh mà con người đang nhận thức được là thế giới cơ học cổ điển (không gian ba chiều). Đồng thời con người là một phần của trật tự tường minh này.
Hình 1.3. Trật tự tường minh và trật tự ẩn
Hình 1.3. Trật tự tường minh và trật tự ẩn

Trật tự ẩn và vô thức

Hay nói cách khác, nếu tồn tại các chiều không gian ẩn thì nó nằm bên trong vô thức của chúng ta.
Không chỉ bằng con đường của cơ học lượng tử, các nhà tâm thần học cũng đã đi đến một khái niệm được gọi là vô thức hay vô thức tập thể mà trong đó vô thức tập thể của Carl Jung tương đồng một cách bất ngờ với khái niệm trật tự ẩn của David Bohm.

5. Vô thức tập thể và trật tự ẩn

Ở chương 2 của cuốn sách, đã trình bày về nguồn gốc của ý thức và vật chất là từ Trật tự ẩn. Bằng nghiên cứu của ngành phân tâm học, khái niệm vô thức tập thể đồng nghĩa với khái niệm Trật tự ẩn theo cách gọi của David Bohm.
Cụ thể hơn, nhà phân tâm học Carl G. Jung đã đưa ra một Nguyên mẫu trong vô thức tập thể là The Self (Vô Ngã hoặc Toàn Thức hoặc Chân ngã…) là khái niệm gần như trùng khớp với Trật tự ẩn.
Chi tiết mời bạn xem phần nội dung phần Chân ngã (hoặc Vô ngã theo cách gọi của các phật tử).

Kết luận

Như vậy trong bài viết này đã trình bày về cái gọi là trạng thái Một, hay khoa học hơn gọi là mô hình vũ trụ toàn ảnh. Còn cụ thể hơn cái Một đó như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Chân ngã (The Self). Mình sẽ đăng trong thời gian tới nhưng bạn có thể mua ebook của mình để có thể tiếp cận đầy đủ hơn. Link Ebook của mình: https://shop.beacons.ai/vietnammindfulness/02ffd4ab-03f3-4fd2-8beb-bcc37ec3cb47 Thanh Minh: https://www.facebook.com/profile.php?id=100071171090804