DỊCH - GIÁ TRỊ CỦA SỰ VÔ TƯ Ở BÊN TRONG MỖI ĐỨA TRẺ
Bài Viết Gốc: https://aeon.co/ideas/for-a-child-being-carefree-is-intrinsic-to-a-well-lived-life Một vài người rất may mắn khi...
Bài Viết Gốc:
Một vài người rất may mắn khi hồi tưởng lại tuổi thơ của họ với lòng trìu mến bởi quãng thời gian đó họ có rất ít căng thẳng và lo âu. Họ sẽ nhớ đến những ngày dài chơi đùa ở mảnh sân sau nhà một cách vô tư lự, theo đuổi những dự định, mối quan hệ bạn bè mà không chút lưỡng lự hoặc sợ hãi điều gì. Những kí ức êm đềm này thường trái ngược hoàn toàn với cuộc sống của nhiều người trưởng thành vốn đầy rẫy căng thẳng và lo toan.
Việc nhiều người nỗ lực để được vô tư ở tuổi trưởng thành đã gợi ra rất nhiều câu hỏi thú vị về mối quan hệ giữa sự vô tư và một cuộc sống tốt đẹp. Phải chăng sự vô tư là điều đặc biệt dành riêng cho tuổi thơ? Sự vô tư đem tới ý nghĩa cho cuộc sống của một đứa trẻ, nhưng không có tác động tương tự cho người lớn? Hay liệu người lớn có cần nhiều niềm vô tư hơn không, hay là trở nên giống một đứa trẻ, bởi vậy cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp hơn? Rốt cuộc, nếu sự vô tư là tiền đề quan trọng cho một cuộc sống tốt đẹp, vậy chính xác thì sự vô tư là gì?
Là phụ huynh của hai đứa trẻ và là một người nghiên cứu về triết học gia đình, gần đây tôi đã chuyển sự chú ý của mình sang câu hỏi: điều gì giúp tuổi thơ trở nên tốt đẹp. Suy nghĩ về lợi ích từ sự yêu thương và sự giáo dưỡng của cha mẹ, tôi nhận ra rằng sự vô tư là điều gì đó rất đặc biệt khiến nó là một phần quan trọng giúp tạo nên tuổi thơ tươi đẹp cho con cái. Tuy vậy, đối với người lớn, tôi để ý thấy một số người trưởng thành vẫn có được một cuộc sống tươi đẹp và ý nghĩa cho dù sự vô tư không hiện diện.
Sự bất đối xứng giữa tuổi thơ và trưởng thành là kết quả của việc trẻ em và người lớn vốn dĩ là những bản thể khác nhau của con người. Không giống như người lớn, một đứa trẻ không thể chủ động theo đuổi những điều tốt đẹp trong cuộc sống nếu đứa trẻ không cảm thấy thích thú ở chúng được. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ em đang trải qua cảm xúc căng thẳng và lo âu, đứa trẻ ấy sẽ thiếu đi những cảm xúc tích cực dành cho những dự định và mối quan hệ ý nghĩa. Trẻ em sẽ bị đặt vào nơi mà những dự định, mối quan hệ không còn là điều quan trọng với chúng.
Để hiểu lý do tại sao đời sống của đứa trẻ trở nên nghèo nàn khi chúng mất đi sự vô tư nhưng với người lớn lại không như vậy, chúng ta cần làm rõ định nghĩa: Ai được tính là một trẻ em? sự vô tư là gì? và cuộc sống tốt nghĩa là gì? Một đứa trẻ là một bản thể đang bắt đầu phát triển kĩ năng lý luận thực tế, nhưng không phát triển chúng tới một mức độ mà trẻ có thể gánh vác các quyền và trách nhiệm như một người trưởng thành. Tuổi thơ được tính là một giai đoạn bắt đầu từ giai đoạn trẻ sơ sinh và kết thúc trước khi chuyển sang thanh thiếu niên. Tôi nghĩ rằng sự vô tư là một điều tự nhiên mà trẻ em có được. Trẻ em không cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng cho dù đôi lúc trong cuộc sống những cảm xúc tiêu cực cũng hiện diện. Thành ra, một người vô tư bởi vậy có thể hiểu là người không phải trải qua trải nghiệm căng thẳng hay lo âu thường xuyên, thường là kết quả của bản thân người đó và hoàn cảnh của họ gây nên.
Cuối cùng, khi suy nghĩ về điều gì giúp con người co một cuộc sống hạnh phúc, tôi chấp nhận cách gọi: “những mảnh ghép của hạnh phúc” (nguyên văn: hybrid accounts of well being): Một cuộc sống tươi đẹp là cuộc sống mà mọi người được tham gia vào những dự định và mối quan hệ ý nghĩa, và tìm thấy điều đó thu hút và có ý nghĩa với họ. Trong trường hợp của tôi, triết học sẽ đóng góp cho cuộc sống tốt đẹp của tôi bởi triết học có giá trị thực sự (cuộc sống mà giá trị của triết học không phải là quy định thái độ của tôi mà là điều gì đó khác bên trong triết học). Điều đó đúng với tôi và tôi chấp nhận triết học là một nghề nghiệp. Ngược lại, trong một thế giới mà triết là một điều dẫn dắt những sai lầm, thì lúc ấy tôi thà dành thời gian của mình làm những việc khác sẽ tốt hơn, bởi rõ ràng khi ấy triết học đã không còn đóng góp cho đời sống tốt đẹp của chính tôi.
Có vẻ tôi đã trình bày quá nhiều cho những mở bài. Quay lại câu hỏi mà chúng ta bây giờ giải quyết là: sự vô tư cần thiết như thế nào cho một tuổi thơ êm đềm nhưng không cần thiết cho một trưởng thành tốt đẹp?
Hãy bắt đầu với những người lớn. Khác với trẻ em, người lớn vẫn có thể trân trọng những dự định, mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của họ cho dù thiếu vắng những cảm xúc tích cực. Đó chính là lý do mà người trưởng thành có thể chấp nhận được nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ đơn thuần là bởi họ có thể vừa vặn trong quan điểm tổng quan của họ về một cuộc sống đáng sống trông ra sao. Một tác giả mắc chứng rối loạn tâm thần tạo ra những tiểu thuyết tuyệt vời. Mặc dù trong quá trình tạo ra tác phẩm, những đau đớn từ căn bệnh có thể khiến họ chịu căng thẳng và lo âu, tuy nhiên, tác giả hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực này sẽ giúp họ tạo nên một tác phẩm sâu sắc hơn so với những quá trình khác có thể tạo ra. Một bác sĩ chuyên phẫu thuật não điều trị về những loại ung thư xấu nhất, bác sĩ biết rằng rủi ro trong công việc của mình rất cao. Công việc này dĩ nhiên không cho phép bản thân cô có thể sống cuộc sống như một người vô tư lự. Cô chấp nhận đánh đổi một cuộc sống vô tư lự với việc có những thành tựu để đời trong ngành y.
Thực tế, chúng ta có thể kết luận cuộc sống của những người trưởng thành không vô tư là hoàn toàn chính xác. Bởi vì chúng ta đều biết rằng, chúng ta, một người trưởng thành có khả năng phân tích phức tạp hơn. Ví dụ: sự tự phản chiếu, lĩnh hội các kiến thức đạo đức phù hợp, duy trì được ý thức phù hợp theo thời gian, nhận thức những rủi ro, chi phí và cơ hội có thể thấy trước, đi kèm với đó là những hành động cụ thể, vân vân, chúng cho phép chúng ta chấp nhận những dự định và một số mối quan hệ đáng giá cho dù thời điểm đó trong bản thân chúng ta không hề tồn tại những cảm xúc tích cực hướng tới những việc này.
Trường hợp trên dĩ nhiên không đúng với trẻ em. Mặc dù trẻ em cũng cần chấp nhận những dự định quan trọng và mối quan hệ có giá trị trong đời sống của chúng để các yếu tố này được coi như đóng góp cho cuộc sống tốt đẹp. Sự chứng thực/chấp nhận trong trường hợp của trẻ nảy sinh khi trẻ em có những cảm xúc tích cực hướng tới những dự định và mối quan hệ này. Trẻ em đơn giản là thiếu đi năng lực đánh giá cần thiết giúp chúng có thể chấp nhận những dự định và mối quan hệ đáng bận tâm đơn thuần chỉ vì những điều này vừa vặn bên trong một kế hoạch đời sống tổng thể của chúng.
Một bé gái tình nguyện chăm sóc người thân mắc Bệnh sa sút trí tuệ trong vài giờ đồng hồ trong ngày không thể được coi là một dự định ý nghĩa nếu trẻ cảm thấy căng thẳng. Ngược lại, trong trường hợp nhà văn hay bác sĩ kể trên, họ có thể lùi lại một bước và nhìn vào những gì họ đang làm để đánh giá những sự căng thẳng trong công việc làm thế nào lại phù hợp với quan điểm riêng về cuộc sống tốt đẹp của chính họ, và rồi chấp nhận tình huống đó. Khả năng đánh giá của đứa trẻ chưa trưởng thành và phát triển đủ để trẻ có thể làm điều tương tự. Bởi vậy, trẻ em không thể đánh giá về nghĩa vụ/công việc chăm sóc người thân dựa trên sự tự phản chiếu bản thân, ý thức thực tế về các lựa chọn có tính cạnh tranh, kiến thức đạo đức phù hợp, hay hiểu biết về chi phí, rủi ro và cơ hội như người lớn. Đó là lý do tại sao bé gái trong tình huống bên trên hoàn toàn có thể kết thúc công việc bé đang làm, trẻ có thể đưa ra vài quyết định vô lý làm hài lòng gia đình hoặc tạo lỗi lầm liên quan tới đạo đức. Trẻ em đơn giản là không bận tâm về chi phí cơ hội và càng không bận tâm thời gian chăm sóc người thân của mình đáng ra có thể dùng để làm điều gì đó vừa vui vẻ vừa ý nghĩa. Đó là những việc không thể tránh khỏi nhưng là kết quả trực tiếp của giai đoạn trẻ em. Lúc này, trẻ em chưa có khả năng đương đầu với những dự định căng thẳng, lo lắng bởi vì đứa bé có thể tạo ra lý do hợp lý cho mong muốn/lợi ích của riêng chúng.
Câu hỏi lúc này đặt ra là: Một đứa trẻ không vô tư liệu có khả năng vẫn có những cảm xúc tích cực hướng tới những dự đinh và mối quan hệ ý nghĩa không? Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý như Ed Diener, hiện là giáo sư danh dự tại Đại học Illinois, gợi ý rằng những cảm xúc tiêu cực và tích cực không độc lập tách rời nhau trong cùng một thời điểm. Những cảm xúc này có xu hướng đàn áp lẫn nhau. Nghĩa là có càng nhiều căng thẳng, lo lâu mà trẻ cảm nhận, càng ít không gian tâm trí để trẻ phát triển cảm xúc tích cực hướng tới những dự định, mối quan hệ ý nghĩa. Bởi vậy, một đứa trẻ không còn vô tư sẽ thiếu không gian cảm xúc cần thiết cho những niềm hân hoan dành cho những điều tốt lành trong cuộc sống của trẻ.
Nếu chúng ta muốn trẻ em được vui chơi, học tập, kết bạn và sinh hoạt gia đình với niềm vui, thoải mái, vui vẻ và hân hoan hướng đến chúng và tạo một cuộc sống tốt đẹp cho những đứa trẻ. Chúng ta nên tạo những điều kiện tốt hơn cho trẻ không chỉ ở điều kiện về mặt vật chất mà còn là sự vô tư. Chính Phủ cần sẵn sàng coi trọng sức khỏe tinh thần từ những giai đoạn sớm và tạo các chính sách đặt sự vô tư là điều quan trọng giúp tuổi thơ tươi đẹp.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất