Một xã hội tự do - công bằng - văn minh là điều mà bất kỳ ai cũng khao khát. Và “làm sao để đi được đến cái đích này” là câu hỏi muôn thuở của nhiều nhà nghiên cứu chính trị học và chính sách công. Các nghiên cứu về vấn đề này thì hằng hà sa số, và các câu trả lời thì cũng nhiều tương đương. Tuy nhiên, mình thấy có một hiểu lầm phổ biến là: những nước theo thể chế dân chủ thì nước đó sẽ tự do - công bằng - văn minh. Mình không phủ định vế trên, vì trong số những nước dân chủ hiện nay đa phần đều là những nước phát triển - một minh chứng không thể chối. Nhưng để dẫn đến sự phát triển như này thì nó là kết quả của rất rất nhiều yếu tố khác, chứ không phải cứ “dân chủ” là tốt được. Và khi đặt riêng yếu tố “dân chủ” dưới góc độ mô hình, thể chế để phân tích, nó lại là một câu chuyện khác. 
Vậy cụ thể dân chủ có quan hệ nhân quả hay tương quan gì với tự do, công bằng, văn minh, giàu mạnh các kiểu không? Theo quan điểm cá nhân của mình là không và mình thấy dân chủ - democracy thường bị đánh đồng với những đặc điểm sau:
        Dân chủ là công bằng, tự do/ sẽ dẫn đến công bằng, tự do. Mình không từ chối điều này, nhưng nó không tương đương nhau và chưa chắc có quan hệ nhân quả. Trong một số trường hợp, dân chủ và công bằng, tự do thậm chí có thể là 2 yếu tố đối chọi nhau. 
        Dân chủ là một chiếc áo one size fits all, dành cho tất cả mọi quốc gia.
        Phải dân chủ thì mới giàu và phát triển, hay khi đã có một sự tích lũy dồi dào về của cải, một quốc gia sẽ tự động dân chủ hóa.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu lý do tại sao thì đọc tiếp nhé! Bài có thể khá dài, mong mọi người sẽ kiên nhẫn theo dõi. Tuy nhiên, trước khi đọc tiếp thì mình muốn làm rõ rằng trong phân ngành chính trị học, không có lý thuyết nào là đúng tuyệt đối và mang tính phổ quát cả. Rất khó (hay nói thẳng thắn là không thể) để đưa ra được những quy luật “100%” cho những vấn đề mang tính xã hội, vì một hiện tượng xảy ra sẽ chịu sự tác động của rất nhiều biến khác nhau, như văn hóa, lịch sử, địa lý, khí hậu, thậm chí là các đặc điểm sinh học của con người, niềm tin, tư tưởng. Nên những gì mình viết dưới đây là một khía cạnh khác mà về dân chủ. Nó sẽ không đúng 100% để áp vào mọi quốc gia trên thế giới nhưng theo mình đây là một góc nhìn khác cần được quan tâm hơn để hiểu rằng dân chủ không phải chỉ là những điều tốt đẹp. Ok nói dài dòng rồi, bây giờ vô phần khai vị nhé.

Caricature: Democracy.. | Islamic Invitation Turkey

        1. Quyền con người:
Trước khi bước vào câu chuyện của dân chủ thì chúng ta lại cần phải lược sơ qua về một khái niệm khác là quyền con người - nền tảng của các thể chế dân chủ. Khái niệm quyền con người có thể được hiểu đơn giản là những quyền tự nhiên và vốn có của con người, ai cũng có không phân biệt giới tính, lứa tuổi, sắc tộc, niềm tin tôn giáo,.... và được đặt ra để bảo vệ sự sống và tồn tại của mỗi cá nhân. Khái niệm này được đề cập chính thức lần đầu tiên vào thế kỳ 17, bởi triết gia người Anh John Locke mà theo ông, quyền con người bao gồm 3 yếu tố chính: quyền được sống (life), quyền tự do (liberty), và quyền sở hữu tài sản (property right). Quyền tự do ở đây nói chung là tự do trong việc thành lập chính quyền đại diện cho dân, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo,... Đến năm 1948, Liên Hợp Quốc chính thức đưa ra một bảng tuyên ngôn về quyền con người, gồm 30 điều, nói chung cũng na ná John Locke, bạn nào muốn tìm hiểu kỹ hơn thì có thể tìm xem nhen. 
        2. Dân chủ là gì?
Ok bây giờ xin đến món chính :)): vậy dân chủ là gì? Trong phân ngành chính trị học, dân chủ là một dạng thể chế, một mô hình tổ chức nhà nước được xây dựng dựa trên nguyên tắc số đông (majority rule) và hợp thức hóa, embrace các quyền con người kể trên. Dân chủ nghĩa đen có nghĩa là “do dân làm chủ”. Hiểu sơ sơ là thế nhưng nội hàm thì nó phức tạp hơn. Ở định nghĩa sơ khai nhất theo quan điểm của Schumpeter (1942), một nhà nước được xem là dân chủ khi chính phủ được bầu bởi người dân, bầu cử diễn ra công bằng, định kỳ, tự do và có sự cạnh tranh giữa các đảng phái. Đây được gọi là minimalist democracy. Về sau, mô hình dân chủ được mở rộng, dẫn đến sự ra đời của expanded democracy của Robert Dahl (1989), chú trọng hơn về các nguyên tắc tổ chức bầu cử, cơ cấu nhà nước sao cho nguyên tắc majority rule được thực thi hiệu quả nhất và đảm bảo political equality cho người dân - mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, đóng góp ý kiến về nhà nước, tự do hiệp hội, tự do ứng cử và tranh cử. Mô hình democracy cao nhất là substantive democracy, phát triển bởi nhà lý thuyết xã hội David Beetham. Đây là một mô hình dân chủ lý tưởng mà trong đó không chỉ có các yếu tố của 2 mô hình trước (những yếu tố đó gọi chung là procedural aspect) được đáp ứng, mà còn phải đem lại bình đẳng kinh tế - xã hội cho người dân, đảm bảo sự tham gia của dân chúng vào các vấn đề chính trị, tôn trọng và dung hòa các luồng quan điểm khác nhau. 
Exhibit highlights cartoonists' focus on First Amendment - ABC News

Có một định nghĩa về dân chủ của Larry Diamond nữa, cái này khá phổ biến, tổng hợp những cái trên, nếu hứng thú mọi người có thể tìm đọc thêm nhen. Cơ mà mọi người thấy đấy, dân chủ là một từ có nội hàm rất rộng, cái spectrum có thể đi từ việc chỉ cần có bầu cử free fair frequent là dân chủ, cho đến phải đảm bảo đầy đủ các quyền chính trị, quyền công dân mới được gọi là dân chủ. Khi nói đến dân chủ, cần phải biết mình đang muốn đấu tranh cho những giá trị gì, đúng không? Hy vọng cái này sẽ cho mọi người một góc nhìn rõ hơn về dân chủ. 
        3. Dân chủ không phải là tất cả!
Rồi, tới món chính số 2 đây :))) Đúng là được xây dựng trên nền tảng những giá trị tốt đẹp, tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ là trong quá trình thực thi, dân chủ có thể va chạm với một số giá trị về nhân quyền và gây ra sự bất công bằng xã hội. Vấn đề này xảy ra do bản chất cốt lõi của democracy, vốn là majority rule và việc này nó gây ra một vấn nạn là The Tyranny of the Majority - sự chuyên chế của đám đông. 
Direct Democracy | Democracy art, Funny illustration, Illustration

Mình lấy một ví dụ vào năm 2009 từng xảy ra ở Thụy Sĩ làm ví dụ minh họa nhé: 
Tháng 11 năm 2009, chính phủ Thụy Sỹ thực hiện trưng cầu dân ý về vấn đề có nên ban hành lệnh cấm xây dựng tháp giáo đường Hồi giáo hay không và nhận được kết quả là hơn 57% người Thụy Sỹ đã vote đồng thuận. Vậy trong trường hợp này, tiếng nói của những người Hồi giáo nằm ở đâu? Ai sẽ đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho cộng đồng người Hồi tại Thụy Sĩ và nên làm như thế nào khi dân chủ lại dẫn đến sự sự bất công và phân biệt đối với 1 nhóm thiểu số?
Khẳng định lại một lần nữa, mình không có ý nói dân chủ là một thể chế tồi. Ngược lại, nó được xây dựng trên những nền tảng rất nhân văn. Tuy nhiên, mình cùng chia sẻ quan điểm với nhà chính trị học Adam Przeworski, rằng dân chủ và nguyên tắc majority rule là cách để “identifying what everyone would or should have agreed to”, xác định một lập trường chung, một norms chung để xã hội chấp nhận và tuân theo. Còn việc dân chủ có đem lại công bằng, công lý, văn minh, thịnh vượng thì không thể đưa ra một câu trả lời chắc chắn được. Quá trình phát triển của một quốc gia chịu tác động của rất nhiều yếu tố, mà sau đây mình xin liệt kê một vài cái mà mình nghĩ là quan trọng:
        - Quản trị (Governance): đây là một trong những yếu tố mà mình nghĩ là quan trọng nhất. Nó bao gồm những thứ như các chính sách an sinh - xã hội, kinh tế vi mô - vĩ mô, chi tiêu cho dịch vụ công được hoạch định và thực thi như thế nào, hiệu quả ra sao, tỷ lệ tham nhũng ở mức kiểm soát không,... Theo mình thì sự ổn định và phát triển của một quốc gia nằm cả ở đây. Thông thường, con người đòi quyền tự quyết, đòi tự do khi lợi ích của họ bị xâm phạm. Nhưng khi trong tay có quá nhiều tự do, người ta thường sẽ khủng hoảng, kiểu khủng hoảng tự do, nghe thơ phết nhỉ =)))) Cho nên, nếu quản trị tốt, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn dân cư, thì người dân của một chế độ toàn trị vẫn có thể cảm thấy tự do và bình đẳng. Một kẻ độc tài giỏi là người cho những người bị trị của mình đủ tự do để họ không nhận ra rằng họ đang sống trong một cái lồng.
        - Vị trí địa lý: trong tiếng việt có một khái niệm là lời nguyền địa lý, địa chính trị - geopolitics, nghĩa là sự phát triển của một quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn bởi việc quốc gia đó nằm ở đâu. Trong một bài viết của David Stasavage, giáo sư ngành chính trị học tại NYU để giải thích về việc tại sao dân chủ lại hình thành ở một số nước mà không phải là những nước kia, thì câu trả lời mà ông đưa ra hết đơn giản là do yếu tố địa lý và khí hậu - những yếu tố tự nhiên sắp đặt mà con người không can thiệp được, mang tính hên xui của mẹ tự nhiên. Tóm gọn ý của giáo sư là ở các nước vùng Hy Lạp xưa, địa hình cắt xẻ, thời tiết thì không lý tưởng cho trồng trọt, nên dân cư ít, lại rời rạc, nên sự giao tiếp giữa the ruler và the ruled nó là sự đối thoại hai chiều. Trong khi đó, ở phương Đông, khí hậu và đất đai màu mỡ phù hợp cho trồng trọt, sinh nở, dân cư đông đúc nên thường sẽ hình thành bộ máy quan liêu thứ bậc. Mình đính kèm bài viết này bên dưới cho những bạn nào muốn đọc thêm nhé. Vậy mọi người thấy đấy, nguyên nhân hình thành của thể chế là thế, về sau được marketing, thêm thắt thêm các giá trị lộng lẫy vào, một pha quảng cáo đi vào lịch sử của phương Tây. Nên một nước là dân chủ thì chưa chắc là đã văn minh và bình đẳng hơn đâu!
        - Ý chí của những người cầm quyền: Trong quan hệ quốc tế có một trường phái là chủ nghĩa kiến tạo mà trong đó bảo rằng không có một quy luật nào có thể áp đặt vào những vấn đề này, mà chính niềm tin, khả năng, quan điểm chính trị, tham vọng của người cầm quyền giai đoạn đó sẽ quyết định vận mệnh của quốc gia.
        - Độ đa dạng dân cư: thông thường ở những quốc gia mà xã hội gồm nhiều nhóm người thì thường xảy ra sự phân hóa về lợi ích giữa những nhóm người khác nhau, khiến dân chủ đôi khi khó có thể cân bằng được lợi ích giữa các nhóm, winners take all.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách người dân một quốc gia nhìn nhận xã hội mình đang sống có bình đẳng, văn minh hay không. Tuy nhiên, dân chủ lại được nhắc kèm với các yếu tố trên quá nhiều và quá thường xuyên, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, dẫn đến hệ quả là nó gây ra một narrative disorder, khiến phần lớn dân số thế giới mỗi khi nghĩ đến dân chủ sẽ nghiễm nhiên gắn nó với những giá trị kia. 
        4. Kết lại:
Mình vẫn còn 2 misconception chưa giải thích, nhưng bài dài quá rồi nên mình sẽ tách thành một bài khác để viết về nó kỹ hơn. Nếu bạn nào đọc tới dòng này thì mình vô cùng cảm ơn và rất rất trân trọng bạn. Mình biết đây là những kiến thức khô khan, nhưng mình nghĩ đây là những kiến thức rất thiết thực cho cuộc sống. Và điều cuối cùng cuối cùng mình muốn nói ở bài này với mọi người là: (1) Bất công bằng, nghèo đói là xảy ra ở mọi nơi, không có một sự chắc chắn nào thể chế này sẽ hoạt động tốt hơn thể chế khác cả và (2) thể chế chưa chắc là yếu tố quyết định sự phát triển một quốc gia, và đừng vì nghĩ rằng bởi vì mình đang sống trong một nơi theo chế độ này chế độ kia mà an phận trước những bất mãn mà mình cảm thấy, nghĩ rằng nó không phải chuyện của mình và mình không thể làm gì được. Mình không xúi ai làm xằng bậy nha lạy hồn =)) Ở một vùng đất nọ thì mọi người đều biết rằng điều cấm kỵ là gì rồi phải không? Tuy nhiên, mình chỉ muốn nói là mối quan hệ của hệ thống và phần tử là hai chiều, hệ thống định hình mối quan hệ giữa các phần tử, nhưng bằng cách thay đổi tư duy, hành động, phần tử cũng có thể thay đổi hệ thống. Bạn bất mãn, đừng chỉ chỉ trích. Chỉ trích đơn thuần thôi thì không làm nên sự thay đổi gì. Đừng nghĩ mình nhỏ nhoi. Sự thay đổi không chỉ đến từ những cú hit mà còn đến từ nhiều điều nhỏ nhặt qua thời gian dài. Hẹn gặp lại các homies ở bài viết sau nhé. 
-----------------------------------------------------------------------
Bài viết của giáo sư David Stasavage mà mình mention lúc nãy: