Mình sau khi tiêm vaccine
(Title chỉ nhằm clickbait vì mình tâm sự linh tinh tính post fb nhưng sau đó nhận ra chỗ này phù hợp hơn nên rốt cục mình chưa thể...
(Title chỉ nhằm clickbait vì mình tâm sự linh tinh tính post fb nhưng sau đó nhận ra chỗ này phù hợp hơn nên rốt cục mình chưa thể tìm ra một cái tên phù hợp and....)
Ok giờ tránh dịch và mình đang ở nhà. Hoặc dù không tránh dịch thì mình cũng sẽ ở nhà suốt cả tháng vừa qua do không phải đến trường trên một cái xe bus màu cam (và đỏ)
Đoạn trên là một bài kiểm tra để xem liệu mọi người ở đây có khả năng chịu đựng thứ văn với không logic và dấu câu ngắt nghỉ hay không. Không rõ vì sao mà mình bắt gặp nhiều cá nhân gen Z sử dụng chung văn phong này. Nhiều khi họ gọi nó là chém gió còn hôm nay mình gọi nó là văn phong blog. Tất nhiên tốn một khoảng thời gian trước khi mình có thể gọi tên nó ra như vậy. Văn blog (theo mình đoán) đã xuất hiện cùng thời kì của phần mềm soạn thảo điện tử. Khi người ta dễ dàng đưa con trỏ tới bất cứ vị trí nào trên văn bản, chỉnh sửa, tẩy xoá, cắt xén, áp lực buộc người viết phải tạo ra những câu cú từ vựng đúng chuẩn ngữ pháp, nội dung mạch lạc rõ ràng được gỡ bỏ. Thực hiện điều này trên máy đánh chữ đơn giản là không thể. Gen Z nên biết ơn hoặc không khi được thừa hưởng tiến bộ khoa học công nghệ này. Bên cạnh đó thì khả năng vẫn còn nhiều nguyên nhân sâu xa mang tính thuyết phục hơn, như sự hình thành ý niệm nhảy cóc các giữa liên kết siêu văn bản, sự nổi lên của chủ nghĩa cá nhân hay sự thất bại của nền giáo dục, song với mình lý do kia đủ đơn giản là vô cùng dễ hiểu. Mình thích những gì dễ hiểu. Hoặc có thể đưa về nhị nguyên luôn càng tốt. Nhị nguyên được giải thích đơn giản giống như là thắng hoặc là thua, là trắng hoặc là đen, là đúng hoặc là sai, là The Beatles hoặc là vinahey. Dù những người trí thức hoặc tự nhận bản thân trí thức luôn tìm cách tránh né, phê phán lối suy nghĩ này, đồng thời đề cao tư duy phản biện (tư duy bánh tráng, hoặc ta nên đồng xu để tránh xúc phạm một đặc sản), nhìn các quan niệm đối lập nằm ở hai đầu của một đoạn thẳng rồi chọn đứng ở trung điểm hay trung đoạn để được quyền ném những phán xét về cả hai phía. Vì một điều rõ ràng rằng có thể chửi hai đứa khác là ngu luôn đem lại nhiều niềm vui hơn là một. Trong khi sau quá trình nổ chữ nghĩa, ai cũng trở về nhà, phải ra những quyết định nhị nguyên cho mình. Ở nhà hay ra đường? Mua hay bán? Ăn sáng hay đánh răng?...Dù sao cuối cùng thì chúng ta không nên đánh giá lựa chọn cách sống của người khác, vì tất cả cùng đều đang như lz
Giờ vào phần hơi nghiêm túc
Tư duy phản biện làm mình khốn đốn trong suốt thời gian qua. Câu chuyện bắt đầu từ khi nghỉ dịch ở nhà. Rảnh rỗi nên mình có lên mạng xem Youtube mua vui. Xin đừng phán xét lựa chọn giải trí của cá nhân của người khác, vì như mình đã nói... Nói tiếp, mình đã trải nghiệm những nội dung vui hoặc không. Ngay cả dù có vui, đến một ngày bỗng nhiên mình thấy gì không ổn. Hình như chúng luôn lặp đi lặp lại theo một số mô típ nào đó
Skit
Drama
Fast pace comedy
Parody
Troll
"Vlog"
Anime
Compilation tiktok, meme, or meme on tiktok
Gaming
Gameshow
Thuật toán đủ thông minh (hoặc ngu ngốc) để tìm ra nội dung nó nghĩ mình cần. Ngay khi kịp thức tỉnh, mình khởi động chiến dịch unsub hàng loạt. Bất cứ khi nào thấy video nằm trong nhóm trên xuất hiện nó phải chịu số phận hide hoặc block kênh thẳng tay.
Sau đợt diệt chủng thảm khốc, mình cố gắng đưa danh sách đăng kí về trạng thái lành mạnh nhất có thể. Nấu ăn, vận động, khoa học, tin tức, review sách, adulting, ted talk, inspiration,.... Cũng được khoảng 2 tuần gật gù thích thú với sự thượng đẳng của bản thân, trước khi cảm giác "có-gì-đó-không-ổn-ở-đây" một lần nữa bắt đầu xuất hiện trở lại. Cảm giác đó dần tích tụ, biến thành một khoảng khắc giật mình nhớ ra lý do ngày xưa bản thân mình dừng đọc self-help.
Đến đây những hoài nghi dần dần xuất hiện, giống như bóng tuyết. Bắt đầu từ nội dung của các influencer, bản thân các influencer. Rồi The media, rồi The Corp, The Gov, society, reality. Nếu mô tả hành trình đó một cách đơn giản thì nó như teleport qua tấm màn hình điện tử, đến với căn phòng ghi hình, một hay vài con người đối diện với camera, bên dưới là tờ kịch bản. Giống như một sân khấu. Trong kịch bản ấy chứa đủ thứ. Những ý tưởng cá nhân họ, những sáo ngữ mà tất cả cùng nhau thừa nhận một cách lười biếng. Những ngụy biện vô tình hay cố ý gieo rắc vào. Những tiêu đề giật gân. Những dẫn dắt mua sản phẩm, khoá học, hệ thống niềm tin. Những transiton, effect màu mè trong nỗ lực thu hút sự tập trung ngắn ngủi của khán giả. Những tiếng cười, cái gật đầu ý nhị, từ ngữ câu cú được paraphrase tới nỗi vô nghĩa để né tránh something. Những nỗi hoang mang, những sự tự lừa gạt bản thân...
Vậy những con người tử tế, sâu sắc, có tính nguyên bản đi đâu hết mất rồi? Hay từ trước tới giờ tất cả chúng ta vẫn sống bên cạnh đống rác, mà thật may mắn hoặc là không mình vừa kịp đủ khả năng nhận ra?
Có phải Youtube, không quá khi gộp cả media, internet đã thất bại trong việc truyền tải những điều có ý nghĩa thực sự? Internet làm chúng ta ngu đi nghe giống như một thuyết âm mưu đến từ các boomer. Cũng xin đừng cho rằng mình đang cố tỏ ra edgy. Mình đã quá già cho những trò trẻ con nổi loạn, mang lại niềm ảo tưởng tự do trong giây lát. Thêm nữa, một mặt nào đó mình hiểu và tôn trọng thiết chế. Nhà tù được tạo ra ngoài giam cầm phạm nhân còn nhằm bảo vệ cộng đồng. Không ai rõ sau khi mở ra, bên trong chiếc hộp padora ẩn chứa điều gì. Liệu thứ nằm trong đó có xứng đáng để hy sinh status quo? Có cơ sở để cho rằng tham vọng tìm kiếm một sự thật tối hậu đủ khả năng kết nối và trả lời cho mọi chất vấn quan trọng trên đời là điều viển vông. Vì sao?
Người giữ chân lý không tồn tại/ đã chết/ bị đám đông vô minh lấn át/ hỏi mình có đủ tiền mua nổi không/ bỏ lên núi sống ẩn dật. Hoặc có thể ngược lại. Họ như elephant in the room, ngay trước mặt mà mình không có cơ sở để nhận ra/ thiếu kiên nhẫn lắng nghe/ rào cản ngôn ngữ, nhận thức/ thiếu lòng dũng cảm hay sự ngây thơ dễ theo đuổi.
(For short, những cản trở đến từ cả khách quan và chủ quan)
Trước những rào cản chủ quan, mình nên chấp nhận mọi nỗ lực đào bới sẽ chẳng dẫn đến đâu cả (cùng lắm xem chúng như trò giải trí cao cấp, đừng trở nên quá deep). Cứ vui vẻ lạc quan tin vào sự dẫn dắt của Đảng hoặc thiết chế nào đó kiểu kiểu vậy. Thà ủng hộ một kết luận sai lầm cho đến khi nó sụp đổ sau đó cùng nhau đi tìm kết luận khác, theo cách nào đó còn tốt hơn không có niềm tin và phải ngờ vực tất cả (đồng thời chịu đựng alienation).
Với rào cản khách quan. Thực sự thì chẳng tồn tại chân lý bao quát hay sự thật tối thượng. Con người, thế giới, vũ trụ chứa quá nhiều hỗn độn. Từ giờ cho đến cuộc cách mạng nhận thức tiếp theo, điều tốt nhất người ta có thể làm là giữ nền văn minh tiến về phía trước, giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, kiếm ăn, tiếp tục sinh sản với hy vọng rằng thế hệ nào đó tương lai đủ khả năng khám phá ra sự thật.
...
Liệu những niềm hoài nghi này là tín hiệu đến từ Đấng hay là dấu hiệu của rối loạn tâm thần do online (kết hợp lockdown) gây ra? Khi online mình có thể dùng nhiều tài khoản khác nhau, trên nhiều môi trường web khác nhau, tiếp nhận các quan điểm khác nhau khiến cho danh tính liên tục bị gián đoạn, xung đột với nhau và với danh tính trong thế giới vật lý. It could be called Glitchy Identity, or "Sống ảo" at a whole new level. (I know doctor called it "spil personality" but screw doctor, mine sounds far cooler
Mình không được phép gọi quá trình trên là một "hành trình giác ngộ". Vì sau khi hoàn thành đâu có niềm tin nào mới được tìm ra đâu. Vả chăng người giác ngộ phải có hào quang trên đỉnh đầu. Mình thì đang còn đầy niềm hoài nghi và cả sợ hãi. Thế nên mình sẽ không nặn ra một quả kết luận hùng hồn phong cách chốt sale kiểu như: "Thế gian này chỉ là niềm khổ đau bất tận, duy chỉ vào khoảnh khắc mong manh ngắn ngủi của kh*** l**, con người ta mới có thể dẹp bỏ tất cả gánh nặng hiện sinh để chạm đến niềm tự do ngắn ngủi. Hãy để because neverdie cùng bạn tận hưởng cuộc sống"
Because neverdie
Gác lại lo toan
Tuôn tràn xúc cảm
(lame, ik)
Bù đắp cho những con người thật thà vào đây vì tiêu đề và đã kiên nhẫn nghe mình tám nhảm. Mình chích Az ngày 30-7. Như bạn thấy, mình vẫn sống. Có biểu hiện đau đầu vùng thái dương, nhức xoang, chộn rộn bụng, mệt mỏi trong người. Dấu hiệu giảm dần và đến hôm nay thì gần như đã hết hoàn toàn.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này