Trả lời: Robbi Smoot, học Thiết kế đồ họa và kỹ thuật số.
______________
Ngày trước, tôi tình cờ biết đến nghiên cứu của Helen Fisher về sự giao tiếp của nam và nữ giới.
Khi hai người phụ nữ trò chuyện, họ sẽ đứng đối diện nhau như thế này:
Nó được gọi là “cái nhìn mỏ neo” (Anchoring gaze). Cả hai cô gái điều chỉnh tư thế sao cho đối diện với người kia, trò chuyện và tương tác bằng mắt. Helen giải thích rằng: từ hàng ngàn năm trước, khi phụ nữ phải đối diện với em bé sơ sinh để trò chuyện với con, giáo dục con, khiển trách con và hàng loạt các việc tương tự như thế. Luôn luôn phải mặt đối mặt.
Ở nam giới thì hoàn toàn ngược lại:
Họ ngồi kề vai và khi một người quay sang, người còn lại sẽ quay đi chỗ khác. Hàng ngàn năm trước, trong những đồng cỏ ở châu Phi, họ đã phải ngồi kề vai để săn mồi.
Và xảy ra vấn đề như thế này:
Phụ nữ muốn đàn ông phải nhìn thẳng vào mình khi nói chuyện, và đã xâm nhập “vùng thoải mái” của anh ấy, vậy nên ảnh không được thoải mái và im lặng (nhìn cách ảnh khoanh tay kìa).
Lời khuyên là khi bạn muốn điều gì đó từ một chàng trai, ngồi bên cạnh ảnh sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn nhiều đấy.
____________________
Bình luận:
>Suzanne Sadedin:
Lời khuyên hữu ích đấy, nhưng không phải vì “đàn ông ngồi cạnh nhau để săn mồi” đâu. Đối với các loài linh trưởng đực nói chung, mặt đối mặt và nhìn trực diện vào mắt đối phương ngụ ý thách thực sự thống trị. Đàn ông sẽ không đối mặt trừ khi họ muốn bắt đầu một cuộc chiến, vậy nên lẽ thường là họ sẽ bị căng thẳng theo bản năng khi phụ nữ yêu cầu họ phải làm vậy.
> Morgen Peschke:
Mẹo này cũng có thể áp dụng với phụ nữ nữa nhé, và đây chính là những gì tôi được dạy để giải quyết các vấn đề với khách hàng lúc tôi còn làm trong ngành bán lẻ.
Chúng tôi luôn luôn cố gắng điều chỉnh tư thế của mình để đứng bên cạnh khách hàng, cùng nhau xem xét vấn đề. Điều này giúp cho việc xây dựng cảm giác làm việc cùng nhau, tránh đối chọi ngôn ngữ cơ thể (bao gồm cả ánh mắt gây hấn), từ đó chuyển sự thất vọng sang tình huống đang gặp thay vì sang chúng tôi hay sang chính họ.
Nếu họ đòi hỏi điều gì đó vô lý rồi trở nên đối nghịch, chúng tôi sẽ đứng ra sau quầy để cho họ thêm khoảng cách phòng trường hợp họ có ý định tấn công vật lý và đó cũng là dấu hiệu cho việc kết thúc cuộc trò chuyện.
Bạn sẽ bất ngờ khi biết việc này làm kết thúc một cuộc trò chuyện nhanh thế nào, đặc biệt là khi bạn gia tăng khoảng cách và tăng cường giao tiếp bằng mắt, thêm nữa là tăng thời gian và tần suất ngắt nghỉ khi nói những câu ngắn. Thậm chí một gã còi như tôi cũng có thể áp dụng, và trong trường hợp họ không thể nhìn thấy thân dưới của tôi, đó không phải một sự đe dọa, mà là một dấu hiệu để nói “chúng ta kết thúc ở đây” theo một cách mà có thể được hiểu từ mức độ bản năng.
>Ted Miller:
Lý do nam giới nhìn đi chỗ khác là do Homophobia (sự ghê sợ đồng tính luyến ái). Chúng tôi cũng ít tiếp xúc vật lý với nhau so với phụ nữ. Nhiều người cũng biết rằng đàn ông không thích đụng chạm thân thể. Giao tiếp nhiều bằng mắt cho thấy sự hứng thú lãng mạn hoặc sự thù địch. Đàn ông cũng không thích hỏi sự giúp đỡ hay hỏi đường. Tôi không biết sao tụi tôi lại thế, nhưng tụi tôi cũng không thích nói về cảm xúc của mình. Chủ yếu là bởi vì hóa ra tụi tôi cũng dễ khóc y như phụ nữ vậy, và điều này thì chắc chắn là tụi tôi không chấp nhận được.
Phần lớn thời gian những điều này không được áp dụng khi chúng tôi đối phó với phụ nữ, và tất nhiên cũng có người này người kia. Ai cũng khác biệt cả. Nhưng tôi đã chứng kiến cả đàn ông và phụ nữ đưa ra lời chứng trong nhà thờ, và đàn ông thực sự rất hay khóc mỗi khi nói ra cảm xúc của mình, cả tôi cũng thế. Tôi nghĩ nó mãnh liệt như vậy môt phần là vì những điều này khá xa lạ với chúng tôi.
Tuy nhiên, cũng có thể theo thuyết “con mắt thợ săn” (hunter’s gaze), đàn ông được kỳ vọng là người tự lập, và không cần giúp đỡ. Chúng tôi cần sự giúp đỡ của phụ nữ để vượt qua việc này.