Bài này mình đọc trên blog của tác giả Mark Manson, người mình biết đến sau khi đọc mấy bài dịch của anh Please hay anh Việt Anh chắc mọi người đều biết anh là ai mà đúng không. Mình đang tập dịch gần đây nên nếu có sai sót mong mọi người đóng góp
Thành công thường là bước đầu tiên tiến tới thảm họa. Ý tưởng về sự phát triển thường là kẻ thù của sự phát triển thực thụ.
Gần đây tôi gặp người, mặc dù sở hữu một tập đoàn lớn, một phong cách sống tuyệt vời, một mối quan hệ hạnh phúc, và những người bạn tuyệt vời, đã nói với tôi bằng một vẻ kì lạ, đó là anh ta đang cân nhắc về việc thuê một huấn luyện viên giúp anh ấy đạt tới đẳng cấp tiếp theo.
Khi tôi hỏi anh ta ý nghĩa về việc đẳng cấp tiếp theo, anh ý nói rằng anh cũng không rõ và đó chính là lí do tại sao anh ấy lại cần một huấn luyện viên, để cho anh ấy nhìn ra điểm mù của mình và cho anh ấy thấy những gì anh ấy đã bỏ lỡ.
"Ầu" tôi thốt lên. Và rồi tôi đứng đó khó hiểu trong tíc tắc, đánh giá xem tôi đã thật thà và tàn nhẫn thế nào với một người mà tôi vừa mới gặp. Anh chàng này rất là nhiệt huyết, sẵn sàng chi ra rất nhiều tiền cho bất cứ ai nói ra vấn đề của anh ấy.
"Nhưng nếu không có gì để sửa đổi nữa? ". Tôi nói
"Nà ní ý ông là sao ?" anh ta hỏi
"Nếu thực sự không có cái gì gọi là level tiếp theo thì sao? Nếu nó chỉ là một ý niệm mà ông tạo ra nó trong đầu ông thì sao? Nếu mà ông đã sẵn ở đó rồi và không những ông không nhận ra điều đấy mà còn tiếp tục thúc đẩy một cái gì đó hơn nữa, ông đang ngăn cho bản thân tận hưởng nó, tận hưởng nơi ông đang ở ?"
Anh ta nổi giận đôi chút bởi câu hỏi của tôi. Cuối cùng anh ta nói " Chỉ là tôi cảm thấy tôi luôn cần cải thiện bản thân mình bất kể thế nào đi chăng nữa"
"Và chính nó, các homie à, dường như đó chính là vấn đề"
Có rất nhiều dạng phổ biến trong thể thao được biết tới như "Căn bệnh nhiều hơn nữa". Nó được tạo ra bởi Pat Riley, một huấn luyện viên nổi tiếng, người mà đã dẫn dắt sáu đội tuyển tới giải NBA (và thắng một trong số đó với tư cách là một người chơi).
Riley nói Căn bệnh nhiều hơn nữa giải thích tại sao những người vô địch thường sẽ bị hạ bệ, không phải bởi người khác, những đội tốt hơn mà bởi chính áp lực đến từ bản thân.
Những vận động viên giống như mọi người đều mong muốn nhiều hơn nữa. Đầu tiên, "nhiều hơn nữa" là vô địch giải đấu. Nhưng một khi đã vô địch, nó không còn là đủ nữa. "nhiều hơn nữa" bây giờ trở thành những thứ khác- nhiều tiền hơn, nhiều hợp đồng quảng cáo hơn, nhiều sự tuyên dương hơn, nhiều đội tuyển gọi cho họ hơn, nhiều sự chú ý từ truyền thông hơn....
Riley nói 1980 Laker không vào được chung kết năm tiếp theo vì tất cả mọi người quá tập trung vào bản thân mình
Và kết quả là, một đội tuyển keo sơn gắn bó bắt đầu trở nên ghen ghét, xung đột lẫn nhau. Lòng tự tôn xen vào. Những bình nước tăng lực bị ném đi. Và khi tâm lí của cả team thay đổi, sự hoàn hảo gắn kết giữa cơ thể và trí óc trở nên độc hại, hỗn lọan. Tuyển thủ phớt lờ đi cái chức vô địch cỏn con, kém hấp dẫn và tin rằng họ đi theo lẽ phải là không làm nó nữa. Kết quả là đội tuyển tài năng nhất kết thúc với sự thất bại.

Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt

Nhà tâm lý học không phải lúc nào cũng nghiên cứu về sự vui vẻ. Sự thật là trong đa phần những nghiên cứu trong lịch sử, tâm lý học không tập trung vào những điều tích cực, mà là những điều làm cho họ fuck up, những thứ gây ra các bệnh về tâm lí và sự tan vỡ trong cảm xúc và cách mọi người đối mặt với tổn thương lớn nhất của họ.
Nhưng nó không như vậy cho tới những năm 1980 đã có một vài học giả dũng cảm tự hỏi bản thân rằng "Đợi chút,công việc của mình cũng là một dạng của thuốc giảm đau"." Thế cái gì làm mọi người vui vẻ? Hãy nghiên cứu nó nào?". Và thế là rất nhiều liều quyển sách "vui vẻ" ra đời, bán ra hàng triệu bản copy cho những người buồn chán, lo âu ở tầng lớp trung lưu với khủng hoảng về sự hiện sinh.
Nhưng tôi đi xa ra về phía trước.
Một trong những điều đầu tiên mà tâm lí học nghiên cứu về niềm vui đó là một thử nghiệm đơn giản. Họ chọn ra một nhóm lớn và đưa cho họ một cái máy nhắn tin (đây là thập niên 80s và 90s bên Mẽo) và mỗi khi cái máy nhắn tin tắt, mỗi người hãy dừng lại và viết ra hai điều:
1) Trên thang điểm 1-10, bạn vui vẻ như thế nào trong thời điểm hiện tại?
2) Những điều gì trải qua trong cuộc sống của bạn là lí do cho cảm xúc này?
Họ thu thập hàng ngàn đánh giá từ hàng trăm người đến từ nhiều sự kiện khác nhau trong cuộc sống. Và họ khám phá ra điều vừa bất ngờ mà cũng vừa rất nhàm chán.
Đa phần mọi người viết "7" tại mọi thời điểm, bất kể thế nào.
Tại tiệm hóa để mua sữa. 7. Tham gia trận bóng rổ của con trai.7. Nói chuyện với sếp về việc vừa được vố lời với khách.7.
Kể cả những điều kinh khủng xảy ra- mẹ mắc ung thư, lỡ mất tiền trả nhà, học sinh mất cánh tay vì một trận bowling kinh khủng, sự vui vẻ sẽ rơi xuống hố 2-5 trong một khoảng thời gian ngắn và rồi sau một thời gian nhất định, nó sẽ trở lại 7.
Nó cũng xảy ra với những sự kiện siêu tuyệt vời. Thằng sổ xố, kì nghỉ trong mơ, kết hôn. thang điểm mọi người sẽ tăng lên nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, và rồi như dự đoán sẽ trở lại trong khoảng 7.
Không có một ai là hoàn toàn vui vẻ mọi lúc cả. Nhưng tương tự như vậy, không một ai là hoàn toàn buồn bã mọi lúc. Dường như con người, không bận tâm tới ngoại cảnh, sống liên tục trong sự ở giữa-nhưng-không-hoàn toàn-vui vẻ. Nhưng nhìn theo một cách khác, mọi chuyện luôn ổn. Nhưng nó có thể trở nên tốt hơn.
Credit: KC Green
Nhưng sự liên tục của 7 cho thấy nhiều hơn hoặc ít hơn sẽ luôn tới, nó đã lừa chúng ta một chút ít. Và nó chính là trò lừa mà chúng ta luôn mắc phải hết lần này đến lần khác.
Não chúng ta nói với chúng ta rằng " Mày biết đấy, nếu bây giờ ý... tao có thể có một chút ít nữa thôi, chỉ một tí thôi...là tao có thể có 10 và giữ nguyên luôn ở đó"
Bạn nghĩ sẽ hạnh phúc hơn, bạn cần một công việc mới, vậy là bạn có một công việc mới. Và rồi vài tháng sau, bạn nghĩ bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn có một ngôi nhà mới. Thế là bạn có một căn nhà mới. Và rồi vài tháng sau, nó sẽ là một kỉ nghỉ đỉnh của chóp, thế là bạn đi nghỉ ở bãi biển và rồi bạn nghĩ BIẾT BÂY GIỜ BỐ MÀY CẦN CÁI GÌ KHÔNG? MỘT CÁI PINA COLADA? D*l THỂ CÓ MỘT CÁI PINA COLADA Ở XUNG QUANH ĐÂY À ?.Và rồi sau đó bạn trầm cảm vì pina colada và tin rằng chỉ một pina colada có thể đưa bạn lên đỉnh 10. Nhưng rồi đến cái pina colada thứ hai. Và rồi cái thứ ba. Và rồi..quéo, bạn biết nó trở thành gì mà. Bạn tỉnh dậy với sự pay lak và nó đang ở 3.
Nhưng nó sẽ ổn thôi.
Bởi vì bạn biết nó sẽ trở lại 7.
Một vài nhà tâm lí học gọi nó là sự theo đuổi cảm giác thảo mãn hay có thể gọi là "Vòng xoáy khoái lạc" bởi vì mọi người luôn khao khát một cuộc sống tốt hơn và kết thúc với hàng tá nỗ lực để trở về với điểm ban đầu.
Nhưng đợi đã.. Tôi biết bạn định nói gì:
W-T-F, Mark. Thế có nghĩa là không có nghĩa lí gì để làm bất cứ thứ gì.
Không, nó có nghĩa là chúng ta cần động lực bởi một thứ gì đó hơn sự hạnh phúc của chính bản thân mình. Nghĩa là chúng ta có thể dẫn dắt thứ gì đó tuyện vời hơn cả bản thân mình.
Nếu không thì, bạn sẽ chạy mãi và chạy mãi theo những tầm nhìn về hào quang và sự phát triển của riêng bạn, nó sẽ đạt một con 10 hoàn hảo trong một lúc nào đấy, và toàn thời gian còn lại cảm xúc của bạn vẫn như vậy. Hoặc tệ hơn, như đội tuyển vô địch của Riley, dần dần phá hoại những gì ban đầu bạn có.

CẢI THIỆN BẢN THÂN như một SỞ THÍCH MUỐN ĐƯỢC TÔN VINH

Trở lại những năm đầu 20s, khi mà tôi chính là những gì tôi mô tả "một kẻ nghiện rượu thích tự trào" (self-help junkie), một trong những nghi lễ mỗi năm của tôi đó là ngồi xuống và dành ra hành giờ lên kế hoạch cho những mục tiêu trong đời, tầm nhìn cho bản thân và tất cả những điều bá cháy tôi sẽ làm để đưa bản thân mình đến đó.
Tôi phân tích khát vọng và giá trị của tôi và kết thúc với một list dài nghe cực kì hấp dẫn và ấn tượng, với những mục tiêu ngẫu nhiên như tham gia một lớp học bongo hoặc kiếm được một số tiền nhất định hoặc cuối cùng đóng đinh lên cơ thể sáu múi trần trụi.
Nhưng rồi tôi học được một điều thú vị về cải thiện bản thân đó là mục đích của việc cải thiện bản thân vốn dĩ luôn vô nghĩa. Nó chỉ là một sở thích muốn được tôn vinh. Nó là thứ giữ bạn bận rộn và phấn khích để thảo luận với những người có chung sở thích.
Nó đã làm tôi mất một thời gian dài để chấp nhận sự thật rằng thứ gì có thể cải thiện được trong cuộc sống của tôi, không có nghĩ là nó nên cải thiện.
Sự cải thiện không phải là vấn đề, đó chính là lí do tại sao động lực đến từ sự cải thiện chính là vấn đề. Khi một ai đấy bị ép buộc để cải thiện bản thân, với không một lí do nào tốt hơn, nó dẫn tới sự phóng đại bản thân, một cuộc đời với những mối bận tâm mênh mông về bản thân, nó như ánh sáng, một việc làm từ thiện cho những người ái kỉ nơi mà bản thân họ thường xuyên được chú ý.
Và hiển nhiên, nó sẽ làm cuộc đời bạn tệ hại.

Một năm trước, một người bạn nói với tôi rằng "Quyết định tuyệt vời nhất tôi đã làm là gia nhập vào một đội hỗ trợ. Ba năm trước, quyết định tuyệt vời nhất cả đời tôi là dừng tham gia vào đội hỗ trợ."
Tôi nghĩ một luật lệ tương tự là cũng được áp dụng với tất cả kiểu cải thiện bản thân. Những công cụ cải thiện bản thân nên được sử dụng như băng gạc,chỉ mở ra và dùng khi bị tổn thương với mục tiêu cuối cùng luôn là loại bỏ chúng.

Cuộc Đời không phải là Cuộc Chơi của Sự Cải Thiện mà là Cuộc Chơi của Thương Mại

Tôi nghĩ rất nhiều người nhìn nhận cuộc sống là việc phát triển và cải thiện. Nhưng nó chỉ đúng khi bạn còn trẻ.
Khi là một đứa trẻ, kiến thức và hiểu biết của bạn về thế giới lớn lên một cách kinh ngạc mỗi năm. Khi là một thanh niên, cơ hội và kĩ năng của bạn sẽ cải thiện một cách đáng kể.
Nhưng khi bạn chạm ngưỡng trưởng thành, sự thành lập và phát triển chuyên nghiệp về một lĩnh vực nhất định nào nó bắt đầu, vì khi đó bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và năng lượng vào kĩ năng và những vốn quý của bạn, cuộc đời không chỉ đơn giản là một câu hỏi của sự cải thiện mà đúng hơn là sự trao đổi.
Tôi dành 10 năm để phát triển khả năng của mình như một tác giả. Tôi khẩn khoản một sự nghiệp viết thành công cho bản thân. Nếu được tôi muốn trở thành một DJ, theo một hướng nào đấy bạn có thể đưa ra ý kiển, tôi cải thiện bản thân bằng cách mở rộng kĩ năng và tài năng của bản thân nhưng cố gắng dành ra hàng trăm tiếng để trở thành một nhạc sĩ chính quy giống như cố gắng ép buộc tôi từ bỏ sự nghiệp viết lách của mình vậy. Thời gian 500 giờ hay bất cứ gì cần thiết để trở thành một Dj chính quy có thể giúp tôi viết được một quyển sách khác, bắt đầu một cột ở tờ báo có uy tín hay đơn giản hơn là ngồi đó và viết đống blog này.
Một sự thật tương tự như vậy cũng xảy ra với các cầu thủ NBA, những người chơi vô địch giải đấu. Trong mắt họ, họ vừa đi lên trong thế giới. Hôm qua, họ vô địch giải đấu đầu tiên của mình. Hôm nay, họ nhận được thêm hợp đồng, một ngôi nhà mới to hơn.
Cái mà họ không nhận ra là họ đang trao đổi. Thời gian, công sức của họ để rồi giờ đây nó bận rộn với những món đồ xa xỉ và không còn thời gian để tập trung vào bóng rổ. Với tư cách là một đội, họ khủng hoảng.
Trởi lại với anh chàng tìm kiếm một vị huyến luyện viên tôi gặp cách đây một vài tuần.
Tất nhiên, lời khuyên của tôi cho anh ấy chỉ đơn giản là hãy cẩn thận. Hãy cẩn thận với sự cố gắng cải thiện để dành cho mục đích cải thiện, mong muốn nhiều hơn không vì lí do nào khác. Hãy cẩn thận khi tái tạo những ước mơ, mục tiêu mới, nó có thể làm hại đến thành công và niềm hạnh phúc mà ông đã xây dựng cho bản thân ngày hôm nay.
Hay như những câu nói dập khuôn, hãy cẩn thận với những điều ước của mình vì có thể bạn sẽ muốn lấy lại nó.
Cuộc sống không phải là một checklist. Nó không phải một quả núi để đo. Nó không phải một trận golf hay quảng cáo bia hay bất cứ thứ gì cheesy mà bạn muốn điền vào đây (mình thì là red velvet)
Cuộc đời là một sân chơi kinh tế. Tất cả mọi thứ cần phải được trao đổi cho một thứ gì khác và giá trị của tất cả đều sẽ tăng và giảm bằng sự chú ý và nỗ lực bạn bỏ vào nó. Và nó chính là kinh tế học, mỗi chúng đều phải chọn cái giá chúng ta sẵn sàng đánh đổi dựa trên giá trị bạn đặt ra cho nó. Và nếu bạn không cẩn thẩn với giá trị của mình, nếu bạn sẵn sàng trao đổi để lấy thêm dopamin, thêm thời gian của chuyến đi cho điểm 10 tâm lí của riêng bạn, ờ mây zing gút chóp, bạn đang mọi thứ loạn lên đó rồi đó.