Lần đầu tiên khi mình nghe đến thuật ngữ web 3.0 là vào khoảng tháng 2/2022 ( thực chất là đã được phát triển vào năm 2006, bởi nhà báo John Markoff của The New York Times) trong cuộc đẩy giá bitcoin và altcoin cuối cùng trước khi thảm hoạ LUNA và Ftx diễn ra và nhấn chìm BTC xuống mức 15.000. Đây thực sự đã tạo nên một làn sóng khiến dòng tiền chảy từ các nền tảng khác sang các dự án phát triển web 3.0.
Ở góc nhìn đầu tư, mình thấy đây là một xu hướng được hỗ trợ bởi nhiều quỹ đầu tư máu mặt và có nhiều nhà đầu tư đằng sau cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể đầu cơ kiếm lời từ riêng mảng này cũng như toàn thị trường crypto. Nhưng đối với mình, trend là trend, nó chỉ đến và đi như những gì đã sắp đặt. Web 3.0 cũng giống như defi, gamefi, đúng theo kịch bản là các nhà tạo lập đứng sau một thuật ngữ khó hiểu nào đó, xây dựng câu chuyện đằng sau vì sao thuật ngữ/công nghệ đó ra đời, rằng nó sẽ thay đổi thế giới như thế nào ? Quyền lực có thể về chủ nhân thực sự của nó là nhân dân ? Điều cuối cùng rất quan trọng là họ bơm tiền vào thị trường để marketing và khiến mọi người mua token của dự án đó.
Giá trị lớn nhất của web 3.0 là tích hợp công nghệ blockchain vào ứng dụng. Nghĩa là một nền tảng không có sự kiểm soát tập trung của một nhóm admin hay các điều lệ mà người dùng phải tuân thủ. Nhiều lợi ích mà các nhà phát triển đưa ra chính là mọi users đều có quyền như nhau, sự riêng tư được đảm bảo tuyệt đối để tránh hoạt động chúng ta khỏi "con mắt thứ 3", minh bạch, mã nguồn mở và còn nhiều danh từ mĩ miều để miêu tả tương một viễn cảnh đẹp cho loại công nghệ này.
Việc Web 3.0 có trở nên đại chúng hoá ( massification) trong trong tương lai và có ích hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn, mình không dám trả lời câu hỏi này. Nếu các bạn muốn một câu trả lời như một gói mì ăn liền cho trí não cồn cào vì cơn tò mò thì hãy lên youtube và nghe các kols trả lời. Ngược lại, một câu trả lời chất lượng cần đến thời gian, hãy để thời gian chứng minh điều đó. Quay trở lại câu chuyện web 3.0, có lẽ chúng ta nên chậm lại và nghĩ xem có điều gì đó chưa đúng lắm ở công nghệ này vì không có gì là hoàn hảo cả, người dùng chỉ mới widely-known chỉ vài năm gần đây, dẫu cho các bạn là user hay tham gia đầu tư bằng hình thức mua token thì cũng nên lướt qua những mặt tối của của web 3.0 trước ha.

Không kiểm duyệt

1.Cơ chế
Nhìn xa hơn các xu hướng tiếp thị và xem xét hệ sinh thái này dưới góc nhìn tác động xã hội, cấu trúc bình đẳng và vô luật lệ có nguy cơ cung cấp phương tiện cho các đối tượng chống đối xã hội sinh sôi nãy nở. Những nội dung nhạy cảm và bạo lực vốn đã là một thực trạng nhức nhối trong trên mạng xã hội , như các bạn cũng biết rằng ở bất kỳ mạng xã hội nào cũng có luật lệ và hình thức kiểm duyệt riêng, điều đó làm nên tính chất của mxh đó, đội admin sẽ xoá đi những nội dung không phù hợp hoặc vi phạm pháp luật để phù hợp với điều lệ nền tảng và bảo vệ người dùng.
Cấu trúc phi tập trung mang đến sự bình đẳng cho tất cả user, mọi người đều có thể đăng bất cứ thứ gì lên trang mạng đó mà không có bộ phận kiểm duyệt tập trung, xin hãy bỏ qua các công cụ AI được tích hợp để kiểm duyệt nội dung đi, nó không và cũng sẽ không mang lại hiệu quả gì đâu. Mình đã xem qua một vài bài Cyber-bullying trên mạng xã hội (2.0) từ các meme đến video và các tác động thực tế.
Một ví dụ điển hình cho trường hợp này đó là cô bé Recbecca Black chỉ mới 13 tuổi đã phát hành một video âm nhạc cho bài hát Friday của em ấy, sau đó thì bị chỉ trích trên mạng xã hội và không chịu nổi áp lực đó mà phải rời trường học. Một điều đáng kinh ngạc là 76% số lượng người được khảo sát của In Style trên mạng xã hội đồng tình với việc một cô gái 13 tuổi release single đầu tiên của mình xứng đáng với những gì cô bé phải chịu đựng và họ cho rằng điều họ đã làm là chính đáng trong khi họ là những anh hùng bàn phím ẩn danh ngồi sau màn hình vô tri.
Ngoài ra, theo Pew Research có 41% người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã từng bị quấy rối trực tuyến, 2/3 ở người dùng dưới 30 tuổi.
2.Toà Án Lynch
"Judge Lynch" là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hình thức tư pháp không chính thức và tự ý của những người dân địa phương, từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 ở Hoa kỳ thường xảy ra trong quá trình truy xét và trừng phạt những người bị cáo buộc phạm tội, thường là những tội ác nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm hoặc phạm tội chống lại cộng đồng. Những sự kiện lynchings và các hình thức tư pháp không chính thức như vậy thường gắn liền với sự bạo lực, tính toán và không công bằng. Chúng ta thường gọi nhóm người đó là đám đông giận dữ và họ có quyền quyết định mạng sống của tên tội phạm mà không quan tâm đến pháp luật.
toà án lynch được diễn ra, người xem phán xét cũng sẽ là người phán xét cho mạng sống của phạm nhân.
toà án lynch được diễn ra, người xem phán xét cũng sẽ là người phán xét cho mạng sống của phạm nhân.
Mạng xã hội web 3 có thể là một xã hội thu nhỏ đưa ra cái đúng/sai dựa trên "toà án lynch" tức phần đông người dùng. Nếu họ quyết định nội dung được hiển thị tuân thủ các chuẩn mực xã hội, tôn giáo và pháp luật quốc gia họ sinh sống thì cũng là một tốt, nên làm và dễ hiểu nhưng nếu không thì sao ? đó chẳng phải là một not-too-deep web kiểu mới ? Nơi công khai trao đổi mại dâm, thuốc phiện, rửa tiền, bạo hành và vô số các hành động phi pháp khác mà chắc chắn bị cấm ở bất kỳ chính phủ nào. Vâng, đúng vậy, đám đông không phải lúc nào cũng hướng về cộng đồng và những điều tốt đẹp đâu, khi mỗi người đều có quyền hạn tương đương trong một xã hội, họ lại muốn "bình đẳng hơn'' những cá nhân khác. Đó có lẽ cũng chính là lý do mà chưa có quốc gia nào tiến lên được CNXH... Ý tưởng "let the users decide" không hay lắm đâu.
Web 3.0 là một xã hội thu nhỏ, một xã hội không thể là một xã hội nếu như không có luật pháp.
3.Porn x crypto (more info)
Gần đây, mình có nghe về ý tưởng về một website phim người lớn có tích hợp blockchain để đảm bảo những người sáng tạo nội dung thực sự tự do và người dùng có thể chi trả cho các bộ phim đó mà không cần tiết lộ danh tính qua thẻ tín dụng/tài khoản ngân hàng. Có 2 điều bạn cần lưu ý khi nghe đến bất kỳ dự án nào có mô hình tương tự:
+ Tự do không có nghĩa là không tuân thủ các quy định pháp luật.
+ Porn không phải là sex
Dù là ngành công nghiệp nào, việc sáng tạo nội dung và hoạt động trong khuôn khổ của các nền tảng và quy định pháp luật là cần thiết. Trên thực tế, ngành công nghiệp khiêu dâm thường phải tuân theo một số quy định pháp luật nghiêm ngặt. Điều này bao gồm tuân thủ độ tuổi hợp pháp cho người tham gia, tuân thủ các quy định về bảo vệ trẻ em và tuân thủ các quy định liên quan đến nội dung khiêu dâm. Việc người dùng có thể ẩn danh chi trả và việc này khuyến khích cho các nội dung khiêu dâm không tuân thủ quy định của nền tảng và pháp luật được tiếp tục ra đời. Phần lớn những nội dung bị cấm có từ khoá như: "incest, rape, pedophile, kidnap ...v...v Điều này thực sự nguy hiểm, nền công nghiệp này chắc chắn phải được kiểm soát bởi một cơ quan nhà nước mà không phải cá nhân hay tổ chức nào. Trên phim chỉ là diễn, diễn viên được đào tạo và làm việc một cách chuyên nghiệp. Quan hệ tình dục ngoài đời thật không giống trên phim lắm đâu.

Lừa đảo khắp mọi nơi.

Dù là ở kiểu mạng xã hội nào đi nữa, bọn lừa đảo cũng sẽ không thiếu chiêu thức để tiếp cận users. Với tài chính truyền thống, thường thì các giao dịch được thực hiện qua ngân hàng, nếu có chuyện xui rủi phát sinh, chúng ta có thể còn hy vọng lấy tại được số tiền bị mất. Đối với nền tài chính phi tập trung bao gồm cả web 3, tiền và các tài sản số được lưu trữ trên ví phi tập trung và đặc điểm của loại ví này cực kỳ bảo mật. Vậy thì vấn đề nằm ở đâu ?
Bảo mật là cơ chế "đáng tiền" của web 3.0 nhưng người dùng phải tự hiểu và sử dụng các cơ chế bảo mật cho bản thân lại là một chuyện khác.
Các giao thức cực kỳ bảo mật nhưng người dùng thì không.
Scammers có muôn vạn chiêu thức để người rút sạch ví người dùng mà không cần đến seed pharse. Không phải người dùng nào cũng trang bị "súng kiếm" đầy đủ để đối phó với bọn lừa đảo, đặc biệt là trong thị trường crypto currency này. Vì thế các hacker mũ đen hoàn toàn có thể khai thác lỗi từ người dùng bằng cách nhấp vào một đường link lạ, connect wallet với một website giả, một nền tảng scam hay cái gì đó tương tự và chúng ta cũng không thể nhanh đến mức revoke một ví đã kết nối với cái website nào đó.
Mình cũng đã từng thấy có người được một địa chỉ ví gửi cho một số lượng token lạ quắc trị giá 5000 đô. Anh này vui sướng và lập tức lên pancake swap để đổi ra usdt, ngay khi swap cũng là lúc tài sản trong ví ảnh bị rút cạn. Trường hợp này, hacker đã đánh vào lòng tham của user (trong smartcontract viết gì thì cũng không hiểu nhưng rõ là scam) các anh chị em nào rành smartcontract có thể giải thích bên dưới giúp mình nhé.
Việc này cũng dẫn đến một vấn đề khác đó là rảo cản công nghệ khiến người dùng phổ thông khó tiếp cận với loại hình tài chính mới mà bắt buộc phải có một chút kiến thức về kỹ thuật để sử dụng, liệu

Hiệu ứng người bán xe cũ

Phần lớn những người sử dụng các website phi tập trung hiện tại là những người có đầu tư vào thị trường crypto và hiểu về công nghệ blockchain vì thế bất kỳ ai ngoài kia đang đầu tư/sử dụng nó đều mong muốn Web3.0 thành công dẫu chỉ trên phương diện truyền thông hay một cuộc cách mạng công nghệ. Chính vì tâm lý này nên những lời nói dối dễ lừa được người dùng hơn. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa đam mê của mọi người và việc nói ra sự thật. Việc này cũng ít nhiều liên quan đến scammers nhưng hình thức của nó ít nguy hiểm hơn loại tấn công bảo mật và lỗi người dùng, những lời nói dối về tương lai của công nghệ và sự giàu có của các nhà đầu tư thực sự có tính ăn mòn, 1 ngày hay 10 ngày hay 1 năm ? Sau các cuộc community call để thoát hàng thứ còn lại là đám token vô giá trị... "Người thế thân" sẽ có thể sẽ là cái tên mới cho ai trót lỡ mua token.

Bước ra ánh sáng

Như trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, có rất nhiều mảng tối và hành vi phạm pháp được tìm thấy trong Web3. Cách người dùng chúng ta định hướng những nền tảng này phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta trang bị cho mình kiến ​​thức, sự kiên nhẫn. Mình vẫn hy vọng về những utilities thực tế và có ích hơn để phục vụ đời sống của con người nhưng bản thân chúng ta cần khắt khe hơn đối với các nhà phát triển nền tảng bằng không... tất cả các dự án sau này chỉ mong muốn thu lại lợi nhuận mà bỏ qua tính thực tế của công nghệ và giẫm đạp người dùng.
Đưa khái niệm ''bước ra ánh sáng'' khi nói đến các hoạt động Web3 là một phương tiện quan trọng để vượt qua giai đoạn sơ khai của loại công nghệ này. Điều đó không chỉ có nghĩa là chúng ta bắt đầu xem xét lại động cơ sử dụng của chính mình đang dẫn chúng ta đến đâu mà còn có nghĩa là chúng ta bắt đầu suy nghĩ về cách chúng ta đang tác động đến những người khác trong không gian mạng blockchain.
Rất nhiều mặt tối của Web3 xuất phát từ tư duy vị kỷ, bị ám ảnh bởi lợi nhuận, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để vượt lên dẫn trước để nhận được cái tên "ETH killer" và tiền.
 Đối với mình ở thời điểm hiện tại web 3.0 vẫn là một thứ công nghệ chỉ mới ở mức sơ khai chứ chưa thực sự đưa ra giải pháp mới cho những khó khăn trên sẵn có trên internet. Ngược lại, Ở góc nhìn nhà đầu cơ, mình chắc chắn sẽ đầu tư vào các dự án web 3.0 nếu như thấy được tiềm năng tăng giá của dự án, như mình đã nói lúc đầu, việc có nhiều quỹ và backers xịn cũng sẽ khiến các dự án trở nên hype hơn và tăng khả năng làm giá của đội market maker. Xin đừng hiểu lầm nếu sau này mình có viết một bài khác liên quan đến việc mua bán các token để đầu cơ kiếm tiền bằng các dự án phát triển web 3.0 nhé.