Ở lần đọc thứ ba, tôi nhận ra một điều thú vị ở Mặt nạ thủy tinh, điều mà có lẽ chính tác giả Suzue Miuchi cũng không hề chủ ý. Nhưng biết sao được, ngay cả một shōjo cũng luôn có thể được đọc lại, và đọc với một cái nhìn mới mà phải không? 
Đó là, Suzue Miuchi, thông qua việc tạo ra hai nhân vật Ayumi và Maya, đã vô hình trung hình thành một biểu nghĩa về sự khác biệt giữa tài năng thiên tài.
Tài năngthiên tài thì khác nhau thế nào?
Người viết về đề tài này đáng kể nhất có lẽ là Schopenhauer trong Die Welt als Wille und Vorstellung (bản dịch tiếng Anh: The World as Will and Representation). Ở cuốn sách này, điều Schopenhauer muốn nói, theo tôi hiểu, là trong khi thiên tài (genie) thì, với sự vô tư của mình, “thấy” thế giới như nó là, còn tài năng (talent) thì, vì phụng sự cho wille, nên “nhìn” thế giới với, chẳng hạn, ý luận hoặc tư lợi, và do đó tiếp nhận vào mình chỉ một vorstellung, tức thế giới như họ hình dung.
Nhưng ở đây tôi không đi đến làm rõ định nghĩa thiên tài và tài năng của Schopenhauer, bởi vì Mặt nạ thủy tinh không đủ sức chứa ý niệm này. Tôi chỉ muốn tranh thủ một biểu hiện về sự khác biệt giữa thiên tài và tài năng đó, làm bàn đạp để bật lên một cách nhìn mới về Mặt nạ thủy tinh. Đó là:
Talent hits a target no one else can hit; Genius hits a target no one else can see. (Schopenhauer)
Nói cách khác, tài năng thì sẽ làm được những thứ mà những người khác không làm được, còn thiên tài thì sẽ làm được những thứ mà những người khác thậm chí không tưởng tượng nổi.
Trong Mặt nạ thủy tinh, Maya là một thiên tài. Chỉ có thể là một thiên tài mới không cần kinh nghiệm cũng khiến cho cả giới kịch nghệ chấn động. Nhưng câu chuyện về một thiên tài sẽ trở nên vô cùng nhàm chán, trừ khi thiên tài đó có một đối thủ xứng tầm. Cũng như Kỳ thủ cờ vây đã có Sai thì phải có kỳ nhân Toyo Toya nữa mới có thể đạt được “nước đi thần thánh”, trong cuộc chạy đua đến “hồng thiên nữ”, vai diễn huyền thoại của sân khấu kịch Nhật Bản, đã có Maya thì phải có Ayumi.
Ayumi là con gái của một đạo diễn và nữ diễn viên nổi tiếng. Cũng chính vì sinh ra trong một gia đình như thế, nên suốt cả thời niên thiếu, Ayumi không ngừng cố gắng để thoát khỏi cái bóng của bố mẹ mình, Ayumi muốn tất cả mọi người nhìn nhận cô như một diễn viên có thực lực chứ không phải là một đứa cậy hơi gia quyến. 
Ayumi là một tài năng, nhưng chính xác hơn là một con người của rất nhiều nỗ lực. Chính bởi nỗ lực nên Ayumi có thể làm được những điều mà không phải ai cũng làm được. Chính Ayumi hiểu rõ hơn ai hết điều này:

Luôn giữ phong độ điểm 10, nhưng đến khi gặp Maya, Ayumi mới biết thế nào là thất bại, bởi vì Ayumi nhận ra một điều, cô không phải thiên tài diễn kịch.

Ayumi luôn tạo ra được sự hoàn hảo trong diễn xuất, một sự hoàn hảo mà tất cả mọi người đều nhìn thấy nhưng không ai đủ khả năng đạt tới. Khi độc diễn vở Romeo & Juliet, Ayumi đạt được một mức độ kiểm soát hình thể mà Maya chỉ có thể ngã mủ chào thua.





Và khi Maya được Tsukikage sensei yêu cầu diễn lại Juliet của Ayumi thì:









Ayumi luôn có phong độ ổn định, Maya thì không. Ayumi luôn mang đến sự chỉn chu và hoàn hảo trong mọi vai diễn, Maya cũng không thể nốt.
Nhưng hoàn hảo thực ra là gì? Là tuân thủ nguyên tắc để thỏa mãn những kỳ vọng. Mà nếu vậy thì hoàn hảo không thể tạo ra được sự vượt thoát khỏi những giới hạn sẵn có, cũng không thể mở ra những con đường mới. Người tài năng sẽ tuân thủ nguyên tắc, nhưng thiên tài mới phá bỏ nguyên tắc và tạo ra nguyên tắc khác.
Ayumi là tài năng, nhưng Maya mới là thiên tài. Điều này thấy rất rõ khi cả hai diễn cùng một vai, như vai Midori trong vở Trưởng thành và Helen Keller trong vở The Miracle Worker. Trong khi Ayumi luôn tạo ra một phiên bản nhân vật trung thực với nguyên tác, được mọi người kỳ vọng, thì chính Maya mới là nhân tố tạo ra sự mới mẻ, bất ngờ. Những phiên bản nhân vật của Maya không hề giống với bất kỳ phiên bản nào đã có trước đó. Chính vì luôn làm lu mờ những vai diễn khác, nên những người sâu sắc sẽ biết sự tồn tại của Maya trong đoàn của họ sẽ khiến họ tự giết chính mình, bởi Maya chính là “bão sân khấu”.
Lúc Tsukikage sensei yêu cầu cả hai hãi làm một cây đào, trong khi Ayumi nghĩ đến việc uốn nắn tư thế sao cho giống một cây đào đẹp, thì Maya chỉ đơn giản là dang hay tay sang ngang như hai cành cây. Tư thế của Ayumi tuy đẹp nhưng dễ mỏi, đứng càng lâu thì sẽ càng lộ là người chứ không phải cái cây, còn tư thế của Maya càng đứng càng quên mình là người, càng giống cái cây.
Lúc cùng diễn trong vở Hai nàng công chúa, trong khi Ayumi chia sẻ rằng cô cảm thấy vui khi được “hóa thân” thành nhân vật, thì Maya cười một cách ngây thơ, nói lúc nào đứng trên sân khấu mình cũng “hóa thân” thành nhân vật. Và điều đó làm Ayumi đố kỵ. Trong khi Ayumi luôn đố kỵ với Maya, vì không thể chiến thắng được Maya, thì Maya lại hồn nhiên ngưỡng mộ Ayumi.
Khi cả hai cùng tập diễn gió, lửa, nước, đất để hiểu vai hồng thiên nữ, trong khi Ayumi còn lờ mờ chẳng hiểu thế nào là hồng thiên nữ, thì Maya đã “nhập định” rất nhanh. Maya không “diễn” hồng thiên nữ, mà Maya “trở thành” hồng thiên nữ. 
Càng mang nhiều chiếc mặt nạ thủy tinh, Ayumi càng hình thành một “cái tôi” thì Maya càng quên chính mình.
Thus genius is the faculty of continuing in the state of pure perception, of losing oneself in perception, and of enlisting in this service the knowledge which originally existed only for the service of the will. (Schopenhauer)
Đó là lý do mà Tsukikage nói Ayumi sẽ tạo ra một hồng thiên nữ hoàn mỹ, nhưng chính Maya mới tạo ra một sự bức phá và làm nên kỳ tích. Bởi vì chỉ có thiên tài mới có thể mở ra một con đường khác mà không ai ngờ tới được.
Và để đi đến được hồng thiên nữ, Maya buộc phải đi một con đường của vinh quang và vực thẳm. Đó là lý do mà Tsukikage đẩy Maya đến với tập đoàn Daito, vì chỉ có đến đó Maya mới học được về tình yêu và lòng đố kỵ, hạnh phúc và đau khổ, hy vọng và tuyệt vọng. Mọi thứ ở Daito dạy cho Maya hiểu hơn về kiếp sống của một con người. Và chính những kinh nghiệm sống đó, toàn bộ những vinh quang và ngục tù đó không bao giờ mất đi, mà sẽ lưu lại trong con người của Maya. Mặt nạ thủy tinh của Maya phải bị vỡ trăm nghìn lần trước khi cô có thể mang mặt nạ của hồng thiên nữ. Chính những tầng sâu của ký ức làm phong phú tâm hồn người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ phải hiểu được những hỉ nộ ai lạc của trăm năm trong cõi người ta thì mới có thể diễn được hồng thiên nữ. Chỉ khi một người diễn viên tìm thấy số phận của mình, người diễn viên đó mới trở nên ngoại hạng.
nhật tuân.