Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ. Truyện kể về hành trình trở thành kiếm sĩ diệt quỷ của chàng thiếu niên Kamado Tanjiro sau khi gia đình cậu bị quỷ sát hại và em gái Nezuko của cậu bị biến thành quỷ. Tính đến tháng 2 năm 2021, bộ truyện đã bán ra hơn 150 triệu bản trên toàn thế giới (bao gồm cả định dạng kỹ thuật số), qua đó trở thành loạt manga bán chạy thứ 9 mọi thời đại. Cả manga và loạt phim anime chuyển thể từ bộ truyện đều nhận được sự khen ngợi của giới phê bình, trong đó loạt phim đã mang về nhiều giải thưởng và được tôn vinh là một trong những anime hay nhất thập niên 2010. Năm 2020, thương hiệu Kimetsu no Yaiba đã cán mốc doanh thu hàng năm ước tính lên tới 1 nghìn tỷ yên Nhật (tương đương 8,75 tỷ đô la Mỹ), qua đó trở thành một trong những thương hiệu truyền thông có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
<i>Kimetsu no Yaiba</i> hiện đã ra mắt đến mùa thứ 3 và vẫn đang là một trong những anime thu hút lượng người theo dõi đông đảo nhất.
Kimetsu no Yaiba hiện đã ra mắt đến mùa thứ 3 và vẫn đang là một trong những anime thu hút lượng người theo dõi đông đảo nhất.
Chừng đó thông tin có lẽ đã là đủ để bạn cảm thấy được sức hấp dẫn của tác phẩm này. Vậy, bạn có biết một phần cho việc tác phẩm được đón nhận rộng rãi tới vậy một phần cũng là nhờ có sự liên hệ rất lớn tới các truyền thuyết và truyện dân gian không chỉ của Nhật Bản mà của cả nhiều nền văn Á Đông khác không? Xuyên suốt bộ truyện, nữ tác giả Gotoge đã khéo léo lồng ghép rất nhiều yếu tố văn hóa, thần thoại của Á Đông vào đó, thể hiện rõ ràng nhất là qua những con quỷ. Những liên hệ thú vị này đã góp phần khơi dậy hứng khởi tìm tòi, khám phá, “nhặt trứng” các chi tiết trong tác phẩm của người đọc nội địa lẫn quốc tế đấy. Cùng THẾ GIỚI THẦN THOẠI chúng mình điểm qua một vài reference thần thoại thú vị trong Kimetsu no Yaiba nhé.

1, Loài quỷ - yokai

Có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn, đó là loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba được lấy cảm hứng từ yokai trong văn hóa dân gian của Nhật Bản. Trong bộ truyện, tuy loài quỷ được gọi là oni (một dạng yokai), thế nhưng những con quỷ đã từng xuất hiện lại thể hiện rất nhiều đặc điểm giống với các loại yokai khác chứ không chỉ giới hạn trong mỗi chủng oni. Trong niềm tin của người Nhật, yokai bắt nguồn từ đời sống và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Bằng nhiều cách thức khác nhau, chúng đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi khía cạnh của xã hội con người – đây cũng chính là điều mà lũ quỷ trong Kimetsu no Yaiba sẽ làm.
Tạo hình của một số con quỷ trong Kimetsu no Yaiba.
Tạo hình của một số con quỷ trong Kimetsu no Yaiba.
Các mốc thời gian giữa lịch sử thực tế và trong tác phẩm cũng có nhiều liên hệ thú vị:
Trước thời kì Heian (794 - 1185), có rất ít các ghi chép về yokai tại Nhật Bản. Lúc này, các câu chuyện về thứ được gọi là “yokai” sau này thường chỉ là những câu chuyện truyền miệng đơn giản, mang tính địa phương và rời rạc. Bắt đầu từ thời kì Heian, những câu chuyện như vậy bắt đầu được viết thành văn bản, cho phép chúng có cơ hội lan rộng và liên kết với nhau hơn và hình thành nên khái niệm “yokai" của người Nhật như bây giờ. Đến thời kỳ Edo (1603 - 1868), những câu chuyện dạng này một lần nữa bùng nổ trở lại khi yokai bắt đầu được đưa vào các tác phẩm nghệ thuật và những cuốn bách khoa. Kể từ thời kì Meiji (1868 - 1912) trở về sau, dưới làn sóng du nhập mạnh mẽ của văn hóa và khoa học phương Tây, người ta dần không còn tin vào yokai nữa mà chỉ xem chúng như những câu chuyện để hù dọa trẻ con.
Một bức họa về yokai thời trung đại.
Một bức họa về yokai thời trung đại.
Trong Kimetsu no Yaiba, mọi thứ diễn ra khá tương tự. Khoảng 1000 năm trước thời điểm diễn ra mạch truyện chính, chúa quỷ Muzan được khai sinh. Vì bối cảnh của mạch truyện chính diễn ra vào thời kì Taisho (1912 - 1926) nên thời điểm Muzan hóa quỷ rơi vào khoảng những năm 900 CN, vừa vặn nằm vào chính giữa thời kì Heian. Việc Sát Quỷ Đoàn tiêu diệt thành công Muzan, kéo theo đó là sự tuyệt chủng của loài quỷ cũng đánh dấu sự suy giảm niềm tin vào loài quỷ kể từ thời kì này trở đi. Phải công nhận đó thật là một sự sắp đặt đầy tinh tế của tác giả Gotoge.
Thời kỳ Taisho, dưới sự trị vì của Nhật hoàng Taisho, sự giao thoa văn hóa giữa Nhật Bản và phương Tây diễn ra cực kì mạnh mẽ.
Thời kỳ Taisho, dưới sự trị vì của Nhật hoàng Taisho, sự giao thoa văn hóa giữa Nhật Bản và phương Tây diễn ra cực kì mạnh mẽ.
Và cũng cần bàn thêm rằng, suốt dọc những thăng trầm của lịch sử Nhật Bản, yokai luôn được khắc họa với những điểm vừa giống với con người để chúng ta có thể dễ dàng đồng cảm với chúng, nhưng cũng đồng thời được khắc họa với những điểm đi ngược lại với con người để chúng ta không thể nào hoàn toàn chấp nhận chúng “bình đẳng” với mình được. Theo nhà nghiên cứu Kazuhiko Komatsu thì đặc điểm ấy của yokai đại diện cho những luồng tư tưởng “phủ nhận loài người, chống lại tổ chức đoàn thể, chống lại trật tự xã hội”. Đoán xem? Kẻ thù của nhân vật chính, đám tay sai của chúa quỷ Muzan ban đầu đều là con người, nhưng vì tuyệt vọng và oán hận xã hội nên chúng đã quyết định trở thành quỷ. Sự tuyệt vọng và phẫn uất vốn không thể nhìn thấy bằng mắt thường đã trở nên hữu hình. Đây là danh tính thực sự của loài quỷ - những vấn đề nhức nhối của xã hội đương thời. Tác giả Gotoge đã cài cắm một chi tiết khá hay đó là nhân vật chính Tanjiro luôn đồng cảm với những con quỷ mà cậu tiêu diệt, vì rõ ràng chúng ta cần phải thấu hiểu và cảm thông những khiếm khuyết, những tiêu cực trong chính chúng ta để có thể đánh bại chúng và tiến tới một tương lai tốt hơn.

2, Chúa quỷ Muzan – Nurarihyon

Ác quỷ mạnh mẽ nhất tác phẩm - “chấn bé đù”… à nhầm, chúa quỷ Kibutsuji Muzan đương nhiên là phản diện chính và là con trùm cuối mà nhân vật chính Tanjiro cùng những người bạn cần phải tiêu diệt. Là con quỷ đầu tiên, đã sống hơn 1000 năm và là kẻ tạo ra tất cả những con quỷ khác, Muzan vô cùng đáng gờm. Chính vì vậy, lẽ dĩ nhiên hắn trở thành kẻ lãnh đạo, tất cả những con quỷ lớn bé đều phải quy phục và làm theo mệnh lệnh của hắn.
Tạo hình trong phần đầu truyện của Muzan.
Tạo hình trong phần đầu truyện của Muzan.
Trong thần thoại Nhật Bản cũng tồn tại một con yêu quái như vậy, đó là Nurarihyon. Yêu quái này được miêu tả là một người đàn ông dáng người lùn tịt, có cái đầu hói dài ngoằng như quả bóng bầu dục. Dù có ngoại hình trông hết sức kỳ dị như vậy, nhưng Nurarihyon lại có thói quen ăn diện bóng bẩy, thường mặc kimono được trang trí nhiều hoa văn bắt mắt và thi thoảng là khoác lên mình một tấm cà sa.
Nurarihyon.
Nurarihyon.
Có nhiều truyền thuyết về Nurarihyon. Người ta bảo rằng con yêu quái này sẽ thường xuyên bay lượn ở biển Seto, bất cứ ai tiến tới gần để xem hoặc tìm cách bắt nó đều sẽ bị nó bày trò trêu chọc. Cũng có người kể rằng yêu quái này thi thoảng sẽ xuất hiện vào buổi đêm, tự tiện đi vào nhà người khác… như là nhà mình. Mỗi lần như thế, Nurarihyon lại ngồi đó hút thuốc và uống trà đến khi nào chán thì thôi. Quyền năng đặc biệt của Nurarihyon khiến gia chủ không thể đuổi nó đi, thậm chí còn cảm thấy như hắn mới chính là chủ nhà. Còn trong cuốn kí Yuki no Idewa của nhà du hành thời Edo là Sugae Masumi, Nurarihyon được ghi nhận như một trong những yêu quái tham gia vào Bách quỷ dạ hành trên ngọn đồi Sae no Kamizaka. Dĩ nhiên, hình tượng Nurarihyon trong những câu chuyện kể trên khá vô hại, chỉ mang tới đôi chút phiền phức và hoàn toàn chẳng mang chút phong thái nào của một bậc lãnh đạo cả.
Mãi tới thời kì Showa (1926-1989), những lời đồn đại về Nurarihyon đã được nâng lên một tầm cao mới, có thể nói là đã khiến Nurarihyon được "lột xác" hoàn toàn. Các câu chuyện của thời kì này coi Nurarihyon là con yêu quái quyền lực nhất và được toàn thể giới yêu quái tôn sùng là chỉ huy tối cao, kẻ lãnh đạo các buổi họp của quỷ giới. Người ta tin rằng hắn luôn đi mây về gió trên một chiếc kiệu xa hoa được đám nô bộc hoặc đồng bọn yêu quái khiêng, như một cách thể hiện quyền lực và tính chất cao quý của mình.
Bộ manga nổi tiếng <i>Nurarihyon no Mago</i> và các sản phẩm phái sinh của nó lại càng thúc đẩy sự phổ biến của hình tượng Nurarihyon mới này hơn nữa.
Bộ manga nổi tiếng Nurarihyon no Mago và các sản phẩm phái sinh của nó lại càng thúc đẩy sự phổ biến của hình tượng Nurarihyon mới này hơn nữa.
Cũng giống với Nurarihyon, nhân vật Muzan trong bộ truyện là một con quỷ quyền lực, lãnh đạo tất cả loài quỷ. Bắt đầu như một kẻ vô danh không có lấy một đồng minh nào, Muzan dần dần gây dựng được cả một giống loài quỷ dưới trướng nhằm phục vụ dã tâm của bản thân. Hắn cũng là một kẻ khôn ngoan, biết giữ bí mật danh tính và ẩn mình khéo léo giữa xã hội loài người như một người đàn ông mẫu mực, lịch lãm, thậm chí còn có ít nhất là 5 người vợ với nhiều con cái.
Theo fanbook, Muzan có ít nhất là 5 người vợ cùng nhiều con cái. Nhưng những người vợ của hắn đều bị hắn thao túng cảm xúc và hành hạ đến chết.
Theo fanbook, Muzan có ít nhất là 5 người vợ cùng nhiều con cái. Nhưng những người vợ của hắn đều bị hắn thao túng cảm xúc và hành hạ đến chết.
Có lẽ, để mà so sánh thì điểm khác biệt lớn nhất của Muzan so với Nurarihyon thì đấy chính là Muzan không có cái đầu hình bóng bầu dục cũng như chẳng khoác áo cà sa, thay vào đó là một gã đàn ông tóc xoăn đẹp trai cao ráo, mặc một bộ vest trắng nhấn cổ kèm theo mũ fedora mà nhìn qua thì hẳn ai trong chúng ra cũng đều phải thốt lên rằng: “Michael Jackson kìa!”. Ngoài ra, Nurarihyon cũng không tạo ra các tay sai mới cho bản thân bằng cách truyền máu cho người khác như Muzan.

3, Thượng Huyền nhất Kokushibo – Thanh kiếm thiêng Shichishito

Rất mạnh và rất ngầu, nhưng cuối cùng lại tự hủy vì tự ti nhan sắc. Nhân vật đó không ai khác chính là Thượng Huyền nhất Kokushibo. Tuy không lấy ý tưởng từ bất kì nhân vật nào trong thần thoại, thế nhưng Thượng Huyền nhất lại sở hữu một món vũ khí vô cùng đậm chất thần thoại, đó là một thanh kiếm nhiều lưỡi – thứ sẽ khiến bất kì ai trong số chúng ta cảm thấy ngờ ngợ khi chiêm ngưỡng nó, vì dường như mấy thanh kiếm giống như vậy đã từng xuất hiện trong mấy bộ manga, anime hay phim tàu liệu về Nhật.
Huyết quỷ thuật của Kokushibou - Mục Ngọc Kiếm
Huyết quỷ thuật của Kokushibou - Mục Ngọc Kiếm
Đúng vậy, Mục Ngọc Kiếm của Kokushibou thực chất được lấy cảm hứng từ thanh kiếm thiêng Shichishito (hay còn gọi là Nanatsusaya no Tachi), một trong những món thần khí có thật và cho đến ngày nay vẫn thuộc hàng quốc bảo của xứ sở mặt trời mọc. Rất nhiều tác phẩm của người Nhật đã có sự xuất hiện của những thanh kiếm lấy cảm hứng từ nó.
Trong Sekiro, thần rồng cũng cầm một thanh kiếm với tạo hình tương tự.
Trong Sekiro, thần rồng cũng cầm một thanh kiếm với tạo hình tương tự.
Tương truyền, thanh kiếm thiêng này được rèn ra theo lệnh của vua nước Bách Tế (một trong Tam quốc Triều Tiên) để tặng cho Jingu, một vị nữ hoàng trong thần thoại Nhật Bản để bày tỏ tình hữu nghị giữa hai vương quốc. Do đó, thanh kiếm cũng là lời tuyên bố chủ quyền và quan hệ láng giềng thiêng liêng giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.
Thiên hoàng Jingu - một nữ thiên hoàng trong truyền thuyết Nhật Bản.
Thiên hoàng Jingu - một nữ thiên hoàng trong truyền thuyết Nhật Bản.
Đến nay, bởi sự tàn phá của thời gian nên chúng ta không còn có cơ hội chiêm ngưỡng nguyên mẫu của thanh kiếm nữa, mà chỉ có thể hình dung về nó thông qua những tiêu bản phục dựng trong các khu di tích, các bảo tàng ở Nhật Bản mà thôi.
Tiêu bản phục dựng của Shichishito tại một bảo tàng ở Nhật Bản.
Tiêu bản phục dựng của Shichishito tại một bảo tàng ở Nhật Bản.

4, Thượng Huyền nhị Douma - Phật giáo Tây Tạng

Trường hợp của Thượng Huyền nhị Douma thì tương đối đặc biệt, khi thay vì các yếu tố văn hóa của khu vực Đông Bắc Á như các trường hợp khác thì các yếu tố của Phật giáo khu vực Trung Á lại được khai thác một cách triệt để.
Tạo hình của Douma và Huyết quỷ thuật của hắn được lấy cảm hứng từ các yếu tố Phật giáo.
Tạo hình của Douma và Huyết quỷ thuật của hắn được lấy cảm hứng từ các yếu tố Phật giáo.
Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy sự liên hệ giữa tạo hình của Douma với Phật giáo Tây Tạng, đó là chiếc mũ miện có sắc đen làm chủ đạo mà hắn đội khi ở trong giáo đường rất giống với chiếc mũ miện của Đức Karmapa, vị Lạt ma đứng đầu trường phái Karma Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng, chiếc mũ miện này còn được gọi là "Vương Miện Đen". Đây là một trong những biểu tượng quan trọng của Đức Karmapa, biểu thị quyền năng của Đức Karmapa có thể ban phát phúc lợi cho tất cả chúng sinh. Điều này giống như cách mà giáo phái của Douma tuyên truyền về quyền năng của hắn sẽ dẫn dắt mọi người lên thiên đường.
Mũ miện của Douma rất giống với Vương Miện Đen của Đức Karmapa.
Mũ miện của Douma rất giống với Vương Miện Đen của Đức Karmapa.
Về phần giáo phái Thiên Đường Vĩnh Cửu của Douma, nó có lẽ được lấy cảm hứng từ giáo phái Dzogchen (Đại Viên Mãn) - một nhánh truyền thừa của Karma Kagyu. Đối với những người theo giáo phái Dzogchen, Karmapa được xem như là một vị vua và cũng là những người lãnh đạo dẫn dắt tín đồ đạt được sự giác ngộ vĩnh cửu. Trong truyện, đôi mắt của Douma được mô tả có màu cầu vồng từ khi sinh ra và được những người xung quanh xem là một dấu hiệu của thánh thần. Sau khi trở thành quỷ, trong mỗi mắt của hắn lại xuất hiện thêm 1 kí tự chữ Hán do Muzan khắc lên. Đây là một sự liên hệ tới logo của giáo phái Dzogchen: một hình tròn với nhiều vòng màu tượng trưng cho sắc cầu vồng bên ngoài và một chữ अ (âm A trong tiếng Phạn) nằm ở chính giữa.
Logo của giáo phái Đại Viên Mãn
Logo của giáo phái Đại Viên Mãn
Mây là một yếu tố xuất hiện cực kì phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng, đại diện cho sức mạnh sáng tạo của tâm trí và khả năng biến đổi để đạt được bất kỳ hình thức nào. Đặc biệt là với các vị Karmapa, những đám mây màu trắng ngả xanh thường được miêu tả xuất hiện xung quanh họ, và đôi khi là bao bọc lấy họ biểu thị cho thần trí siêu việt. Trong các phiên bản màu của manga, huyết quỷ thuật của Douma cũng được biểu thị như những đám mây màu trắng ngả xanh bao bọc lấy hắn ta và chúng có thể biến thành nhiều hình dạng khác nhau theo ý thích của hắn, từ hoa sen, cô gái (Hàn Liệt Bạch Cơ), đứa trẻ (Kết Tinh Ngự Tử)… cho tới cả Quán Thế Âm (Thụy Liên Bồ Tát).
Các đám mây trắng ngả xanh trong Huyết quỷ thuật của Douma.
Các đám mây trắng ngả xanh trong Huyết quỷ thuật của Douma.
 Yếu tố mây trong hội họa Phật giáo Tây Tạng.
Yếu tố mây trong hội họa Phật giáo Tây Tạng.
Huyết quỷ kỹ - Thụy Liên Bồ Tát.
Huyết quỷ kỹ - Thụy Liên Bồ Tát.
Trong hầu hết các trường phái Phật giáo, hoa sen luôn đóng vai trò là một biểu tượng quan trọng. Sen không chỉ được coi là một loài hoa thiêng liêng trong nhiều nền văn hóa ở Ấn Độ và Tây Tạng mà còn ở Ba Tư, Ai Cập, Trung Quốc và Trung Á. Ở tất cả các nền văn hóa này, nó được coi là biểu tượng của vẻ đẹp, sự hoàn hảo, sự tinh khiết và thức tỉnh về mặt tinh thần. Nhiều khía cạnh của con đường tu tập Phật giáo được thể hiện qua vòng đời của hoa sen: nảy mầm từ bùn nhơ (luân hồi) nhưng vì không bị vấy bẩn, vươn lên hỏi mặt nước (thanh tẩy) và cuối cùng là nở rộ (giác ngộ). Vì thế, hoa sen là biểu tượng của cả lòng trắc ẩn và trạng thái ý thức cao nhất: vô ngã. Không khó hiểu khi tạo hình của nhiều vị Phật có sự xuất hiện hoa sen. Hầu hết các huyết quỷ kỹ của Douma đều có sự xuất hiện của các bông hoa sen băng, phản ánh tinh thần của Douma: tự xem rằng thần Phật vốn không tồn tại, nên chính hắn sẽ đóng vai thần Phật trên thế giới này.
Huyết qủy kỹ - Liên Diệp Băng.
Huyết qủy kỹ - Liên Diệp Băng.
Về tạo hình của Thụy Liên Bồ Tát thì chắc không cần phải bàn rồi, vì chúng ta đều nhận ra ngay rằng tạo hình của huyết quỷ kĩ này dựa trên hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Còn với huyết quỷ kỹ Hàn Liệt Bạch Cơ của Douma thì đặc biệt hơn một xíu, tuy cũng là tạo hình dựa trên bồ tát, thế nhưng lại là Bạch Đa La Bồ Tát (Bạch Độ Mẫu) – một nữ bồ tát trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Bạch Độ Mẫu, còn được gọi là Tara Trắng là một trong nhiều hóa thân của Đa La Bồ Tát. Tương truyền, chính hóa thân này cũng đã tiếp tục hóa thân thành một nàng công chúa loài người là công chúa Văn Thành thời nhà Đường (còn được biết tới với tên gọi Gyaza Kongjo bởi người dân Tây Tạng). Do đó, tại Tây Tạng, Bạch Đa La Bồ Tát được gắn liền với hình tượng của công chúa Văn Thành.
Hàn Liệt Bạch Cơ - Bạch Độ Mẫu.
Hàn Liệt Bạch Cơ - Bạch Độ Mẫu.
Nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy 2 Hàn Liệt Bạch Cơ đều có đeo một viên đá hình oval ngay chính giữa trán. Đây chính là sự điều chỉnh của tác giả Gotoge từ tạo hình con mắt thứ ba trong nguyên mẫu ban đầu thành một món trang sức trong phiên bản truyện tranh.

5, Cựu Thượng Huyền tứ Hantengu

Bộ tứ cảm xúc cơ bản của Hantengu: Sekido (Tích Nộ) - Karaku (Khả Lạc) - Aizetsu (Ai Tuyệt) -  Urogi (Không Hỉ).
Bộ tứ cảm xúc cơ bản của Hantengu: Sekido (Tích Nộ) - Karaku (Khả Lạc) - Aizetsu (Ai Tuyệt) - Urogi (Không Hỉ).
Thượng Huyền tứ Hantengu là một nhân vật khá thú vị có nhiều đặc điểm được tổng hợp đặc điểm từ nhiều loại yêu quái khác nhau và thậm chí là cả từ thần thánh. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số đặc điểm dễ thấy nhất từ các bản thể này:

5.1. Ikiryo

Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, Ikiryo là một dạng linh hồn của người sống. Gọi là linh hồn của người sống vì người này… vẫn sống, linh hồn chỉ tạm thời bị tách ra khỏi cơ thể mà thôi. Người Nhật tin rằng khi một người đang cận kề cái chết hoặc có những cảm xúc vô cùng mãnh liệt, linh hồn của người đó có thể tách ra khỏi cơ thể để hoàn thành những mục đích mà người đó không thể trực tiếp thực hiện. Tùy vào tình trạng, hoàn cảnh của chủ thể mà Ikiryo khi tách rời lại thiên về một cảm xúc khác nhau như hận thù, buồn bã, chán ghét… nhưng phổ biến và đặc trưng nhất là những Ikiryo được sinh ra từ sự giận dữ, thù hận.
Theo quan điểm khoa học Nhật Bản thời trung đại, nếu một người bình thường mà có hiện tượng sản sinh Ikiryo mất kiểm soát diễn và ra nhiều lần, thì đó là một dạng bệnh lý gọi là rikonbyo (bệnh phân tách linh hồn) hay còn được gọi là kage no yamai / kage-no-wazurai (bệnh bóng tối). Căn bệnh lạ lùng này được cho là có tính di truyền, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong vài trường hợp hiếm hoi thì ngược lại, một số cá nhân sở hữu năng lực đặc biệt có thể có tạo ra Ikiryo theo ý muốn và điều khiển chúng theo ý mình. Khả năng đặc biệt này được gọi là tobi-damashi.
<i>Rikonbyou</i> từ <i>Kyouka Hyaku Monogatari</i> , được minh họa bởi Masasumi Ryukansaijin vào năm 1853. Người phụ nữ trong hình phía bên trái bị ảnh hưởng bởi "căn bệnh", và ikiryo của cô ấy xuất hiện ngay bên cạnh cô ấy.
Rikonbyou từ Kyouka Hyaku Monogatari , được minh họa bởi Masasumi Ryukansaijin vào năm 1853. Người phụ nữ trong hình phía bên trái bị ảnh hưởng bởi "căn bệnh", và ikiryo của cô ấy xuất hiện ngay bên cạnh cô ấy.
Huyết quỷ thuật của Hantengu hoạt động cũng có phần giống như Ikiryo khi cho phép hắn phân tách cơ thể thành nhiều bản sao chiến đấu còn cơ thể gốc sẽ ẩn náu để đảm bảo an toàn. Nhược điểm là Huyết Quỷ Thuật mà hắn sở hữu chỉ cho phép hắn phân chia dựa trên các loại cảm xúc và mỗi cảm xúc riêng biệt như giận dữ (Sekido), u buồn (Aizetsu), vui vẻ (Urogi), thoải mái (Karaku)... sẽ chỉ sinh ra 1 bản sao duy nhất. Ngoài ra, chỉ khi cả 4 bản thể Hỉ Nộ Ai Lạc cùng xuất hiện, sức mạnh tối đa của Hantengu mới được phát huy tối đa. Đây là một sự liên hệ tới câu "Hỉ - nộ - ai - lạc chi vị phát, vị chi trung, phát nhi giai trung tiết vị chi hòa” (Các tâm hỉ - nộ - ai - lạc không phát ra thì đó gọi là Trung, nếu phát ra mà giữ được ở mức vừa phải thì đó gọi là Hòa) của Trung Dung sách - một trong Tứ thư của Trung Hoa.
Tuy là có một vài giới hạn như đã kể trên, thế nhưng vẫn không thể xem thường sức mạnh của những bản sao này khi mỗi tên trong số chúng lại có những năng lực Huyết Quỷ Thuật khác nhau, biến hóa vô cùng đa dạng. Người Nhật quan niệm các Ikiryo được sinh ra từ sự giận dữ và thù hận là những Ikiryo phổ biến nhất nên có lẽ cũng vì thế mà mà tác giả Gotoge đã để cho nhân vật Sekido là thủ lĩnh của bộ tứ cảm xúc và là trung tâm để hợp thể tạo thành Zou Hakuten (đại diện cho sự thù ghét).

5.2. Tengu

Giống như cái tên của mình, Hantengu (半天狗, dịch: Bán Thiên Cẩu) chắc chắn phải có sự liên hệ với loài yêu quái Tengu. Trong thần thoại Nhật Bản, Tengu là một loại sinh vật huyền thoại vừa được xem là yêu quái đáng sợ, vừa được coi như là thần thánh. Mặc dù tên của sinh vật này được lấy từ thiên cẩu (天狗) là một sinh vật thần thoại của Trung Quốc với hình dáng của một con chó, Tengu ban đầu lại có bộ dạng của chim săn mồi, và theo truyền thống nhiều nơi thì chúng được mô tả với đặc điểm của cả con người lẫn chim. Về sau, hình tượng Tengu dần biến đổi để trở thành một sinh vật mang hình dáng con người với đôi cánh trên lưng, chỉ còn sót lại một số đặc điểm trên cơ thể gợi nhớ đến tạo hình nửa người nửa chim ban đầu như chiếc mũi nhọn dài hay móng vuốt trên tay.
Một bức tượng Tengu cuối thời Edo theo phong cách nửa chim nửa người.
Một bức tượng Tengu cuối thời Edo theo phong cách nửa chim nửa người.
Có 3 phân thân trong bộ tứ cảm xúc của Hantengu sở hữu các đặc điểm của một Tengu là Sekido, Karaku và Urogi.
Với Sekido, đó là chiếc tích trượng phiên bản Nhật Bản (shakujo) của hắn. Trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, các Tengu được miêu tả với các yếu tố Phật giáo như tích trượng, cà sa... Lý do cho việc này là bởi vào thời kỳ trung đại, các tu sĩ khổ hạnh yamabushi đã được miêu tả gắn liền với hình ảnh của loài Tengu. Vì các tu sĩ này thực hành Shugendo, một tôn giáo pha trộn giữa Phật giáo, Shinto giáo và nhiều tín ngưỡng bản địa nên trang phục và pháp khí của họ cũng có sự kết hợp đa dạng, trong số đó, nổi bật nhất là các Shinto giáo và Phật giáo (như đã kể ở trên).
Giống như nhiều mô tả về Tengu, Sekido sử dụng vũ khí là một cây tích trượng.
Giống như nhiều mô tả về Tengu, Sekido sử dụng vũ khí là một cây tích trượng.
So với Sekido, Karaku sở hữu gấp đôi số đặc điểm từ Tengu, đó là trang phục và chiếc quạt của hắn.
Như đã nói ở trên, hình tượng Tengu trong văn hóa Nhật Bản trung đại gắn liền với các tu sĩ yamabushi. Một trong những điểm đặc trưng nhất trong trang phục của các tu sĩ này đó là yuigesa - một món trang sức có dạng một vạt vải dài có đính những quả cầu tua rua. Đây cũng chính là "chiếc áo" mà Karaku mặc. Có một chút khác biệt nho nhỏ đó là trong khi thực tế thì mỗi tu sĩ chỉ đeo 1 yuigesa duy nhất và thường cố định nó bằng dây buộc hoặc vắt qua cổ thì yuigesa của Karaku lại được tách thành 2 dải và vắt 2 bên vai.
Yuigesa của Karaku (bên trái) và của Tengu (bên phải).
Yuigesa của Karaku (bên trái) và của Tengu (bên phải).
Về chiếc quạt của Karaku, món vũ khí này được dựa trên ha-uchiwa, một loại quạt cầm tay làm bằng lông vũ của người Nhật. Trong các miêu tả về Tengu, chúng thường mang theo 1 chiếc quạt loại này. Trong những câu chuyện dân gian, chiếc quạt được cho là có thể có khả năng phóng to hoặc thu nhỏ mũi của một người; hoặc có thể tạo ra những trận cuồng phong thổi bay mọi thứ. Trong Kimetsu no Yaiba, tuy không có khả năng làm gì mũi người ta nhưng Karaku cũng đã thổi bay hết khí lưu huỳnh khỏi khu suối nước nóng dẫn đến việc Tanjiro ngửi được vị trí bản thể gốc của Hantengu và cuối cùng là tiêu diệt nó, giành chiến thắng trước con quỷ này.
Chiếc quạt của Karaku được lấy cảm hứng từ nguyên mẫu là ha-uchiwa của Tengu trong văn hóa dân gian Nhật Bản.
Chiếc quạt của Karaku được lấy cảm hứng từ nguyên mẫu là ha-uchiwa của Tengu trong văn hóa dân gian Nhật Bản.
Trong số các bản thể thì Urogi mang nhiều đặc điểm của Tengu nhất với đôi cánh và móng vuốt, cùng với đó là khả năng tạo ra những tiếng hét chói tai. Đây đều là các đặc điểm tương đối nổi bật của những phiên bản Tengu nửa người nửa chim.
Urogi có móng vuốt, cánh và lông vũ trên cơ thể giống với các phiên bản Tengu nửa người nửa chim.
Urogi có móng vuốt, cánh và lông vũ trên cơ thể giống với các phiên bản Tengu nửa người nửa chim.

5.3. Oni

Các bản thể của Hantengu đều có 2 sừng và một làn da sẫm màu ngả đỏ. Dễ thấy đây là trong những đặc điểm nổi bật nhất của Oni – một loài yêu quái vô cùng nổi tiếng trong truyền thuyết Nhật Bản. Oni được miêu tả như là một loài dã nhân, có vẻ ngoài hung hãn, dữ tợn. Miêu tả phổ biến nhất về dáng vẻ oni là chúng có mái tóc bù xù, đôi mắt trố ra, trên đầu có 2 chiếc sừng và miệng rộng, 2 hàm đều có răng nanh to dài. Chúng thường chỉ khoác một tấm da thú hoặc một chiếc khố rách, trên tay cầm theo một thanh chùy kanabo (lang nha bổng). Ngoài sức mạnh thể chất phi phàm, một số Oni còn giỏi dùng các phép tà thuật.
Các bản sao của Hantengu đều có 2 sừng và 1 làn da sẫm màu ngả đỏ.
Các bản sao của Hantengu đều có 2 sừng và 1 làn da sẫm màu ngả đỏ.
Về nguồn gốc của loài này, người ta bảo rằng khi một con người thực sự xấu xa chết đi, linh hồn của hắn sẽ đi xuống địa ngục và biến đổi thành một con Oni, trở thành những kẻ canh gác cửa địa ngục, hành hạ và giết hại các linh hồn chỉ để giải trí. Thi thoảng, với những kẻ mà sự độc ác của hắn vượt quá tầm có thể cứu chuộc thì có thể biến thành Oni mà không cần phải đợi đến lúc chết, tồn tại trên dương gian và gây hại cho dân lành. Cũng có người cho rằng Oni là một giống loài như bao giống loài khác, chúng thường sinh sống trên núi, trong hang động và các pháo đài bỏ hoang, sẵn sàng ăn thịt bất cứ con người nào chúng bắt gặp.
2 người biểu diễn hóa trang thành Oni trong một lễ hội truyền thống tại Nhật Bản.
2 người biểu diễn hóa trang thành Oni trong một lễ hội truyền thống tại Nhật Bản.
Nhìn chung, trong hầu hết các câu chuyện thì Oni đều cư xử hung bạo, chúng sẵn sàng phá hoại, giết chóc để thỏa mãn cơn giận. Tuy nhiên, trong một vài câu chuyện hiếm hoi, có vài Oni lại rất hiền lành và muốn chung sống hòa thuận với loài người, trong số đó có con còn tu hành Phật pháp và trở thành Hộ pháp của Phật môn. Tác giả Gotoge đã rất tinh tế khi cho nhân vật Aizetsu nhận ra ngay đoạn kinh mà Genya đọc là Kinh A di đà như một sự liên hệ tới hình tượng các Oni đã được Phật pháp cảm hóa này.
Qủy mà chỉ qua vài câu kinh cũng biết được nội dung nằm trong cuốn kinh nào thì chứng tỏ hiểu biết về Phật pháp cũng không phải dạng vừa.
Qủy mà chỉ qua vài câu kinh cũng biết được nội dung nằm trong cuốn kinh nào thì chứng tỏ hiểu biết về Phật pháp cũng không phải dạng vừa.

5.4. Chiến binh linh thiêng được chọn bởi thần Phật

Tuy không có đặc điểm nào giống Tengu như 3 phân thân còn lại, thế nhưng Aizetsu cũng rất được đầu tư cho tạo hình đấy nhé. Nếu bạn để ý thì sẽ thấy ngay phân thân này có một món phụ kiện rất độc lạ có hình dáng một sợi dây thừng lớn buộc quanh 2 vai. Đây chính là "nio dasuki" (hay "nioh tasuki"), một đặc điểm của các nhân vật anh hùng trong loại hình sân khấu truyền thống Kabuki của người Nhật.
Một diễn viên kịch Kabuki với nio dasuki màu trắng-tím.
Một diễn viên kịch Kabuki với nio dasuki màu trắng-tím.
Tới đây thì cần phải giải thích một chút, nio dasuki là biến thể của tasuki, một loại phụ kiện dạng dây dùng để buộc 2 vạt tay áo kimono lại cho gọn gàng. Tasuki trên thực thế có kích thước khá khiêm tốn, thế nhưng, trong kịch Kabuki, để làm nổi bật hơn cho các nhân vật quan trọng thì người ta thường phóng đại kích thước của loại phụ kiện này trên các nhân vật đó.
Tasuki thông thường của người Nhật.
Tasuki thông thường của người Nhật.
Do ảnh hưởng từ yếu tố Phật giáo mà các nhân vật dạng này thường được miêu tả dựa trên hình tượng dữ dằn, mạnh mẽ của các lực sĩ Kim cương - những thủ hộ của Phật môn. Cái tên nioh tasuki cũng từ đó được sinh ra, với nioh có nghĩa là "nhân vương" (仁王), một thuật ngữ ban đầu để tôn xưng các vị Phật, sau dần được dùng để chỉ các vị hộ pháp của Phật môn bao gồm cả các lực sĩ Kim cương kể trên.

5.5. Raijin

Có một điều mà hẳn là nhiều người sẽ nhận thấy ngay, đó là phân thân mạnh nhất của Hantengu – Zou Hakuten được lấy cảm hứng từ Raijin.
Dễ thấy tạo hình của Zou Hakuten được lấy cảm hứng từ Raijin.
Dễ thấy tạo hình của Zou Hakuten được lấy cảm hứng từ Raijin.
Trong thần thoại Nhật Bản, Raijin là vị thần của sấm sét và giông bão. Ông thường được miêu tả với khuôn mặt hung dữ và cơ thể cởi trần màu đỏ, đứng trên một đám mây với xung quanh là những chiếc trống taiko có biểu tượng dấu phảy tomoe. Khi được tạc tượng hoặc vẽ thành tranh, những chiếc trống này được kết nối với nhau bởi dây thừng hoặc những thanh gỗ cong thành 1 vòng tròn sau lưng Raijin. Đây chính là thiết kế dạng hào quang dành cho thần thánh rất phổ biến trong nhiều nền văn hóa khắp thế giới, tuy nhiên, trường hợp của Raijin khá đặc biệt khi thay vì là một vầng hào quanh thực sự thì nó lại là một vòng những chiếc trống. Có thể nói, chiếc vòng lớn với những mặt trống sau lưng là một đặc trưng không thể nào lẫn vào đâu được của vị thần này, đã trở thành nguồn cảm hứng cho tạo hình của rất nhiều nhân vật trong anime có khả năng liên quan đến bão tố và sấm sét như Enel (One Piece), Yoruichi Shihoin (Bleach)... và cả Zou Hakuten (Kimetsu no Yaiba) nữa đấy.
Enel (bên trái) và Yoruichi Shihoin khi thi triển chiêu thức (bên phải) đều có vòng tròn những chiếc trống sau lưng.
Enel (bên trái) và Yoruichi Shihoin khi thi triển chiêu thức (bên phải) đều có vòng tròn những chiếc trống sau lưng.
Tương tự nguyên mẫu Raijin và những nhân vật khác được lấy cảm hứng từ vị thần này, Zou Hakuten cũng có khả năng phóng sét (thừa hưởng từ một trong những cơ thể ban đầu hợp thành là Sekido) và hét ra sấm (thừa hưởng từ một trong những cơ thể ban đầu hợp thành là Urogi).
Zou Hakuten giống với một số phiên bản tạo hình có sử dụng dùi để gõ trống của thần Raijin.
Zou Hakuten giống với một số phiên bản tạo hình có sử dụng dùi để gõ trống của thần Raijin.
Trong truyền thuyết, Raijin được miêu tả là dùng tay vỗ vào các mặt trống để tạo ra sấm sét, hoặc sử dụng 2 món bảo bối hình chiếc dùi hai đầu để gõ. Dễ thấy, Zou Hakuten cũng sở hữu 2 món vũ khí tương tự, có tác dụng giúp phân thân này kích hoạt huyết quỷ thuật bằng cách gõ lên các mặt trống. Tuy nhiên, khác với Raijin, phiên bản của Zou lại có đầu nhọn và dài. Đây chính là Tokkosho, một loại pháp khí của giáo phái Kim cương thừa.
5 món pháp khí Kim cương thừa được trưng bày tại Đền Itsukushima: một chùy ngắn năm ngạnh (五鈷杵 gokosho), một chiếc chày có một lưỡi kiếm sắc bén duy nhất ở mỗi đầu (独鈷杵 tokkosho), giá đỡ chày và chuông kim cương (金剛盤 kongōban), chày ba chấu (三鈷杵 sankosho), và chuông năm chấu (五鈷鈴 gokorei).
5 món pháp khí Kim cương thừa được trưng bày tại Đền Itsukushima: một chùy ngắn năm ngạnh (五鈷杵 gokosho), một chiếc chày có một lưỡi kiếm sắc bén duy nhất ở mỗi đầu (独鈷杵 tokkosho), giá đỡ chày và chuông kim cương (金剛盤 kongōban), chày ba chấu (三鈷杵 sankosho), và chuông năm chấu (五鈷鈴 gokorei).

5.6. Hydra

Huyết quỷ thuật Mộc Long Thạch Tử của Zou Hakuten thật sự rất thú vị khi giúp hắn thao túng thực vật xung quanh, khiến chúng hóa thành những chiếc đầu rồng tấn công kẻ địch. Càng đáng gờm hơn nữa đó là những chiếc đầu rồng này dù có bị chặt đứt thì chúng vẫn có thể mọc lại và phân ra thành nhiều cái với kích thước giống hệt ban đầu. Khả năng này sẽ khiến bất kì ai đã từng đọc qua thần thoại Hy Lạp sẽ liên tưởng ngay tới một con rồng sở hữu thứ sức mạnh tương tự: Hydra.
Mộc Long Thạch Tử
Mộc Long Thạch Tử
Trong thần thoại Hy Lạp, Hydra là một con rồng có nhiều đầu (các dị bản phổ biến nhất 7 hoặc 9 đầu), con của Echidna và Typhon. Khi chém đứt đầu nó thì từ chỗ bị đứt liền mọc ra hai cái đầu mới. Việc đánh bại Hydra là điều không thể vì nếu như chặt mất một trong những chiếc đầu của nó thì có nghĩa là sẽ có hai chiếc đầu khác mọc lên thay thế. Để chiến thắng con quái vật Hydra này, Heracles đã cùng cháu mình là Iolaus lên kế hoạch dùng lửa đốt ngay chỗ vết thương của những cái đầu vừa bị chặt để các cái đầu mới không thể mọc ra. Cứ thế, Hercules đã chặt từng cái đầu một của quái vật Hydra và thành công đánh bại nó. Dù vậy, Hydra không thực sự bị tiêu diệt bởi cái đầu cuối cùng của con quái thú vẫn sống sau khi bị Heracles phong ấn dưới một tảng đá thiêng. Điều này cũng giống như việc Luyến Trụ Mitsuri không thực sự đánh bại được huyết quỷ thuật của Zou Hakuten mà chỉ có thể cầm chân nó cho Tanjiro truy sát Hantengu bản gốc vậy.

6. Tân Thượng Huyền tứ Nakime – Yêu quái tỳ bà

Biwa-bokuboku
Cây đàn của Nakime có 2 biểu tượng hình con mắt nhắm giống các tác phẩm nghệ thuật miêu tả gương mặt của Biwa-bokuboku thời Edo.
Cây đàn của Nakime có 2 biểu tượng hình con mắt nhắm giống các tác phẩm nghệ thuật miêu tả gương mặt của Biwa-bokuboku thời Edo.

TẠM KẾT

Trên đây, THẾ GIỚI THẦN THOẠI chúng mình đã giới thiệu đến các bạn một số yếu tố thần thoại trong tạo hình của những con quỷ mạnh nhất Kimetsu no Yaiba. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng khám phá thêm yếu tố này thông qua tạo hình của các con quỷ còn lại của đội ngũ Thập nhị Nguyệt quỷ nhé. Còn bây giờ, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết khác.

#Backturn

(Còn tiếp)