Đến năm 2024 (và gần 2025), các nước Tư bản như Mỹ, Úc, Can, hay ở Châu Âu vẫn đang rầm rộ về vấn đề di dân, nhập cư và vấn đề biên giới ở những nước này.
Các bạn Việt Nam sang những nước này học, bị nhuốm tư tưởng của họ, một bên thì suy nghĩ theo lối kỳ thị, phân biệt, nhưng phần nhiều, nhờ cái gọi là 'standpoint epistemology'(địa vị nhận thức luận) - hay là nhờ cái góc nhìn địa vị xã hội của họ - và cái danh tính của họ, đã thấm cái tư tưởng nhân quyền, chính nghĩa, và áp đặt đạo đức lên hoàn cảnh thực tiễn của chủ nghĩa tự do. Họ cũng bắt đầu chuyển biến sang cái tư tưởng mở cửa biên giới, hỗ trợ nhập cư nhân đạo, cũng như nhiều ý tưởng khác đến từ lối suy nghĩ đạo đức hóa một chiều của chủ nghĩa tự do ở thời điểm hiện tại, mà xa rời thực tế.
Nhưng các bạn đó nên nhìn thấy rằng, ở các nước Xã hội Chủ nghĩa từ trước tới giờ, từ Liên Xô, Việt Nam, đến Trung Quốc, và các nước XHCN Đông Âu, đây chưa từng và sẽ không bao giờ trở thành vấn đề. Ngay cả khi trình độ phát triển KHKT, Kinh tế và Xã hội của các nước này đang bắt đầu vượt xa các nước Tư bản cũ.
Một phần lớn điều này là do, chính Marx và Engels, gần 200 năm trước, đã đặt ra câu trả lời cho câu hỏi này, tạo tiền đề cho việc thực thi chính sách nhập cư tỉnh táo và dựa trên thực tế của các nhà nước XHCN từ trước tới nay.
Marx trong 'Về vấn đề người Ai Len,' và Engels trong 'Người Ai Len nhập cư', đã đặt ra tiền đề lý luận trong việc thực thi chính sách này. Trong hai tác phẩm này, Marx và Engels đã từ hiện tượng công nhân Ai Len nhập cư sang Anh và các nước Tư bản đã phát triển khác như Mỹ, mà mô tả ảnh hưởng tiêu cực của những làn sóng này đến tình trạng lao động chung của công nhân.
Tuy vậy, hai vị này không áp đặt cho nó một bầu không khí đạo đức nào, thực tế không phải như câu chuyện kể, nên để thực thi chính sách giải pháp sẽ không dựa trên bất kỳ học thuyết đạo đức vĩ đại và giáo điều ý thức hệ nào, mà dựa trên thực tế vật chất (không phải 'oh poor immigrants' hay 'they do not belong here.'
Nên trong lịch sử chúng ta đã thấy rằng: nếu họ nắm quyền, các đảng Cộng sản sẽ hạn chế tất cả việc nhập cư toàn cầu một cách đơn phương. Không có quốc gia cộng sản nào trong lịch sử có "biên giới mở."
Việc nhập cư đã được hạn chế đối với các quốc gia có thỏa thuận kinh tế song phương nhằm đảm bảo rằng nó hợp lý và hài hòa với các kế hoạch kinh tế quốc gia.
Ngoài ra, những khác biệt văn hóa được xem xét một cách cẩn thận để không tạo ra các tình huống hiểu lầm, xung đột và nhầm lẫn làm gia tăng căng thẳng quốc gia, dân tộc hoặc tôn giáo.
Đây là cách mà hầu hết các quốc gia Cộng sản xử lý vấn đề di cư. Cẩn thận và được kiểm soát một cách cực kỳ chặt chẽ.
Dưới sự hoạch định kinh tế xã hội chủ nghĩa, việc di cư ồ ạt và không kiểm soát là điều không thể xảy ra.
Dòng chảy lao động, sự định cư của dân cư, và các mô hình sống không thể được coi là "tự do cho tất cả" khi nền kinh tế thực sự được hoạch định một cách hợp lý.
Nhưng đồng thời, những người Cộng sản phản đối việc gây thù chuốc oán với người nhập cư dưới hệ thống tư bản hiện tại.
Nhưng ở các nước Tư bản, Việc ưu tiên vấn đề di cư chỉ tạo ra một phong trào tập trung vào chính những người di cư - chứ không phải vào bất kỳ chính sách thể chế hay nhà nước nào thực sự.
Chúng ta có thể thấy rằng chính trị chống nhập cư thực sự không bao giờ thay đổi chính sách. Nhìn vào Meloni ở Ý. Trump cũng không thành công "xây dựng bức tường."
Nó chỉ khiến những người bị lừa và phân tâm trở thành những người ủng hộ hệ thống. Thêm nữa, những nước như Mỹ phải trả giá trách nhiệm cho việc thực thi cùng lúc một hệ thống đế quốc toàn cầu đã tàn phá và nô lệ hóa các quốc gia khác, dẫn đến những cộng đồng tị nạn lớn và di cư kinh tế.
Nhưng cùng lúc, nguyên nhân chính của di cư hàng loạt cũng là để nhập khẩu một tầng lớp nô lệ nước ngoài nhằm thực hiện việc phá bỏ quyền lực của Lao Động bản địa.
Nên nhận thấy rằng, để thay đổi bất kỳ chính sách nào của nhà nước, người ta phải có cái nhìn khách quan, khôn ngoan và điềm tĩnh. Sự cuồng loạn chống người nhập cư không có lợi cho điều này, và cả sự cuồng loạn ở chiều ngược lại cũng vậy.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất