Ngoài những yếu tố về kinh nghiệm, hiểu biết về chuyên môn trong một mảng công việc, thì theo mình:
Điểm khác biệt giữa một “senior” và một “junior” là cách làm việcgiá trị mà người đó có thể đóng góp được cho tổ chức.
Khi viết bài viết này, không phải mình đang tự nhận bản thân là một “senior” (và thực tế mình cũng chưa được lên level này).
May mắn của mình là được làm trong một công ty scale nhỏ (theo tiêu chuẩn thị trường sẽ là công ty vừa, số lượng nhân viên trong khoảng 100 - 500 nhân viên).Mình được làm việc trực tiếp với Sếp, đôi lúc là trưởng phòng ban, được tham gia vào các buổi họp có CEO.
Hiện tại mình đã được tách ra khỏi team ban đầu mình làm tại công ty, chuyển sang 1 mảng mới, tạm gọi là người có (hoặc tự học) chuyên môn ở mảng đó để lên kế hoạch và triển khai kế hoạch cho mảng đó. Mình được làm việc trực tiếp với các anh chị cũng nắm chính ở những mảng chuyên môn khác.
Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn ảnh: Pinterest
Dưới đây là các bài học được dạy và được đúc kết của mình sau gần 2 năm đi làm (ở công ty hiện tại và chỗ làm trước).

Thế nào là biểu hiện của một senior?

Đây là những điều mình đã “lượm lặt” qua những lần được feedback và được nghe chia sẻ từ các anh chị làm việc trên dưới 10 năm kinh nghiệm ở các tổ chức khác nhau.

Là người đồng hành cùng công ty

Senior là người làm cho công ty trở nên tốt hơn. 
Chắc chắn đó là khi tổ chức có nhiều vấn đề cần giải quyết ở phạm vi tổ chức, môi trường, con người, văn hóa. Và quan trọng là Ban Lãnh Đạo và những thành viên chủ chốt nhận thức được việc cần cải thiện cho tổ chức.
Khi đó “senior” sẽ là người không vì những “điểm chưa hoàn hảo” của tổ chức mà rời đi.
Họ sẽ đồng hành cùng tổ chức để tìm giải pháp và hành động để làm cho tổ chức trở nên tốt hơn. Đó là giá trị của họ dành cho tổ chức.

“Mình có thể chịu trách nhiệm cho cái gì”

Trong một lần chị Sếp hỏi mình muốn làm gì, định hướng của mình là gì? 
Câu trả lời của mình bắt đầu với từ “Em thích…”
Em thích cái này, em thích cái kia”
Sếp mình chỉnh lại:
“Thay vì nói “em thích” thì giờ mình đổi thành “Em có thể chịu trách nhiệm cho cái gì” đi được không ^^ (cười)”
Sau này khi đã tách ra khỏi team cũ và là người làm chính cho mảng của mình, mình mới hiểu:
Một khi đã nhận cái gì thì người khác sẽ muốn mình có thể hoàn thành nó 100% hoặc chất lượng cao nhất mình có thể làm. 
Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn ảnh: Pinterest

Trách nhiệm với công việc và với team là ưu tiên hàng đầu 

Đây là những biểu hiện của “sự trách nhiệm” mà mình thu thập được trong quá trình đi làm:
1️⃣Cố gắng hoàn thành cam kết của mình
"Cam kết" ở đây là hoàn thành với chất lượng tốt nhất“on time” để công việc teammate cũng “on time” và không bị ảnh hưởng.
Làm gì để nâng cao chất lượng công việc của mình?
Mỗi khi làm 1 đề xuất nào đó, câu cửa miệng của bạn leader cũ của mình là: 
Khi gửi 1 đề xuất cho người ra quyết định kế hoạch đó, hãy hướng tới việc họ có đủ thông tin để quyết định được liền cho mình luôn. Họ không cần feedback thêm để mình làm lại nữa.
🤔Khó khăn ở chỗ: Khi còn là một “fresher”, cái khó của mình là “I don’t know what I don’t know”.
Mình “fresh” đến mức có những thứ mình không hề biết, dù mình đã cố gắng làm những gì mình hiểu biết và có thể làm rồi.
Cho đến khi có người có nhiều kinh nghiệm hơn mình, họ có được góc nhìn của những người high level, nói cho mình biết mình còn thiếu sót chỗ nào thì mình mới nhận ra.
💡Cách mình đã và đang làm để vượt qua:
➡️Đầu tiên vẫn là chấp nhận bản thân mình chưa đủ “giỏi” để có thể làm task đó.
➡️Sau đó là luôn cởi mở với feedback, góc nhìn của người khác về output của mình (khi mình đã làm hoàn chỉnh trong khả năng của mình). 
Khi được nhận feedback từ người level cao hơn hoặc chuyên gia trong mảng đó, mình sẽ rõ hơn tiêu chuẩn của task để cải thiện vào lần sau.
➡️Đôi lúc task gấp quá hoặc trong trường hợp người “senior” ấy không muốn “chỉ” để mình được làm lại tốt hơn. Task của mình sẽ được làm hoàn chỉnh luôn.
Lúc này hãy nhanh trí xem và so sánh output đã được làm hoàn chỉnh với output ban đầu của mình để biết khoảng cách giữa output của mình và output hoàn chỉnh là gì? Để lần sau mình làm nó tốt hơn. 
2️⃣Luôn cập nhật tiến độ công việc 
Cập nhật tiến độ ở đây là khi đến deadline hoặc trước đó, mọi người trong team được biết task của bạn đã hoàn thành chưa.
❓Nếu chưa thì vì sao? Mình đang gặp khó khăn gì? Mình đang cần hỗ trợ gì để công việc được hoàn thành?
❓Mình cần thêm bao nhiêu thời gian để hoàn thành?
Cập nhật ở đây không nhất thiết là cập nhật trực tiếp với Sếp hay với team, mà cũng có thể là cập nhật status trong project management tools chung của dự án, tránh làm ảnh hưởng đến người khác và công việc của dự án.
3️⃣Khi nhận 1 task mà đã align mục tiêu từ trước đó, mình cần phản hồi liền.
❓Mình có làm được liền hay không? 
❓Hay vì ưu tiên khác quan trọng hơn, mình sẽ làm vào lúc khác? Lúc đó là khi nào?
Mình sẽ cần cho người đó biết để họ có thể sắp xếp công việc của họ liên quan tới dự án đó.

Khả năng tư vấn như một “chuyên gia” trong lĩnh vực của mình

Để được xem là một “chuyên gia” trong lĩnh vực của mình, người “senior” không chỉ là người có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của họ. 
Giá trị của họ đóng góp cho một team hay tổ chức nằm ở việc từ những hiểu biết và kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực đó, họ có thể đưa ra góc nhìn, đề xuất giải pháp để người khác tìm được cách làm phù hợp cho mình.

Khả năng phối hợp với các team, bộ phận khác

“Giỏi là chưa đủ”
Ý này mình từng viết trong bài viết trước đây.
Trao đổi, giải quyết vấn đề liên quan tới nhiều team, bộ phận khác là công việc mình thường thấy Sếp mình hay các anh chị “senior” phải làm.
Thật sự thì đây mới là cách một người “senior” đóng góp được giá trị của mình cho tổ chức.

Kết

Trên đây là các bài học, đúc kết của mình về những đặc trưng mà một người “senior” phải có trong quá trình đi làm.
Còn bạn thì sao, có những biểu hiện khác bạn thường thấy của một người “senior” trong quá trình đi làm không? 😊 Chia sẻ cho mình và những bạn đọc khác với nha 👇👇
#WOTN5
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.