Ảnh bởi
Ilona Frey
trên
Unsplash

Thời tiền sử (trước 3000 năm TCN)

Khó mà xác định được chính xác từ khi nào loài người bắt đầu làm ra thứ gọi là nghệ thuật, và mục đích của những tác phẩm nghệ thuật đó là gì. Theo phỏng đoán của các nhà sử học, việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật của người tiền sử mang ý nghĩa về sự mong muốn làm chủ cuộc sống sinh tồn và thiên nhiên xung quanh. Một vài tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu vô cùng xa xưa có thể kể đến như tượng vệ nữ Willendorf, phù điêu vệ nữ Laussel, tranh tường hang động ở Lascaux và Altamira.
Thời tiền sử: Từ trái qua phải:
1. Tượng vệ nữ Willendorf, niên đại tầm 25000 năm TCN, phát hiện ở Áo (<a href="https://artsandculture.google.com/asset/cast-of-the-willendorf-venus/zgE5xkozpsMf4g">nguồn</a>)
2. Phù điêu vệ nữ Laussel, niên đại tầm 20000 năm TCN, ở tây nam Pháp (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Venus_of_Laussel">nguồn</a>)
3. Tranh tường hang Lascaux, khoảng 17000 tới 15000 năm TCN, ở Pháp (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Lascaux">nguồn</a>)
4. Tranh tường hang Lascaux, khoảng 15000 tới 12000 năm TCN, ở Tây Ban Nha (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Cave_of_Altamira">nguồn</a>)
Thời tiền sử: Từ trái qua phải: 1. Tượng vệ nữ Willendorf, niên đại tầm 25000 năm TCN, phát hiện ở Áo (nguồn) 2. Phù điêu vệ nữ Laussel, niên đại tầm 20000 năm TCN, ở tây nam Pháp (nguồn) 3. Tranh tường hang Lascaux, khoảng 17000 tới 15000 năm TCN, ở Pháp (nguồn) 4. Tranh tường hang Lascaux, khoảng 15000 tới 12000 năm TCN, ở Tây Ban Nha (nguồn)
Ở hai tác phẩm mô tả phụ nữ, có thể thấy chúng biểu trưng cho sự phồn thực, nhấn mạnh vào khía cạnh tính dục của người phụ nữ. Còn với những bức tranh tường hang, các cư dân tiền sử có vẻ như đã rất cố gắng tái hiện lại thế giới xung quanh họ, phác hoạ những sinh vật mà họ săn bắt hàng ngày như bò rừng, hươu nai, linh dương.
Các nhà sử học đưa ra rất nhiều phỏng đoán về mục đích của những sản phẩm mầm non sáng tạo này. Có thể kể đến vài ví dụ:
- Những bức tranh thú rừng có thể là cách mà con người hi vọng sẽ dụ thú rừng đến, hoặc chúng là tư liệu để họ giáo dục và truyền đạt kinh nghiệm săn bắn cho các thế hệ tiếp theo.
- Những bức tượng phụ nữ có thể đã được sử dụng trong thờ cúng, hoặc trong các nghi lễ, hoặc làm bùa cầu may cho phụ nữ trong thời điểm sinh nở.

Thời cổ đại (3000 năm TCN - thế kỷ 5)

Khi con người dần dần phát triển và tăng trưởng về dân số, các thể chế sơ khai đã hình thành. Con người bước ra khỏi thời tiền sử và bước vào thời cổ đại. Ở thời kỳ này, nghệ thuật dần thành hình, có được những quy ước và phong cách nhất định, làm nền móng cho nghệ thuật các giai đoạn sau.
Nghệ thuật Ai Cập cổ đại có thể được coi là khởi nguồn của nghệ thuật phương Tây. Ở thời kỳ này, các tác phẩm nghệ thuật như kiến trúc, tượng, tranh, đồ tạo tác đều có mục đích là phục vụ cho các bậc đế vương và tôn vinh tín ngưỡng đa thần.
Ai Cập cổ đại: Từ trái qua phải, trên xuống dưới: 
1. Kim tự tháp Giza (<a href="https://www.nationalgeographic.com/history/article/giza-pyramids">nguồn</a>)
2. Quan tài Pharaoh (<a href="https://www.sbs.com.au/topics/science/fundamentals/article/2016/06/02/artefact-king-tuts-tomb-made-meteorite-study-confirms">nguồn</a>)
3. Tranh trong mộ Khnumhotep II (<a href="https://alchetron.com/Khnumhotep-II">nguồn</a>)
Ai Cập cổ đại: Từ trái qua phải, trên xuống dưới: 1. Kim tự tháp Giza (nguồn) 2. Quan tài Pharaoh (nguồn) 3. Tranh trong mộ Khnumhotep II (nguồn)
Ở bức tranh thứ 3, có thể thấy các hoạ sĩ Ai Cập cổ đại thường hay đi theo lối vẽ ước lệ và công thức. Dáng vẻ của người trong tranh luôn được phác hoạ với thân người hướng về phía trước, hai bàn chân quay sang một bên. Những người có địa vị cao, như thần thánh, vua chúa, đàn ông thường được vẽ to hơn, thể hiện địa vị quan trọng của họ. Những nhân vật khác như phụ nữ, trẻ em, người hầu, động vật sẽ được vẽ nhỏ hơn khá nhiều.
Các hoạ sĩ Ai Cập thời đó không coi nghệ thuật là để sáng tạo, mà là để làm theo y hệt những thế hệ hoạ sĩ đi trước, tuân thủ các quy tắc tồn tại lâu đời về góc nhìn khi vẽ và kích thước nhân vật, nhằm lột tả được chính xác các khái niệm tín ngưỡng và địa vị các thành phần xã hội.
Các quy ước cho nghệ thuật cổ điển đã được định hình tại Hy Lạp trong khoảng năm 500 đến năm 300 TCN. Lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc Ai Cập, các nhà điêu khắc Hy Lạp đã kế thừa và phát triển nghệ thuật điêu khắc lên tầm cao mới. Trong suốt 200 năm, điêu khắc tại Hy Lạp đã trải qua nhiều cải tiến rõ rệt, tách biệt khỏi cách làm ước lệ và công thức của Ai Cập.
Hy Lạp cổ đại: Từ trái qua phải, trên xuống dưới:
1. Tượng Polymedes xứ Argos, khoảng năm 600 TCN (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Polymedes_of_Argos">nguồn</a>)
2. Tượng đồng Riace, khoảng năm 450 TCN (<a href="https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Riace_bronzes_-_Statue_A_-_National_Archaeological_Museum_of_Magna_Graecia_in_Reggio_Calabria_-_Italy_-_14_Aug._2014.jpg">nguồn</a>)
3. Tượng Aphrodite thành Knidos, khoảng năm 350 TCN (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Aphrodite_of_Knidos">nguồn</a>)
4. Tượng Venus thành Milo, khoảng năm 100 TCN (<a href="https://www.britannica.com/topic/Venus-de-Milo">nguồn</a>) 
5. Tượng Laocoon, khoảng năm 50 TCN (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Laoco%C3%B6n">nguồn</a>)
Hy Lạp cổ đại: Từ trái qua phải, trên xuống dưới: 1. Tượng Polymedes xứ Argos, khoảng năm 600 TCN (nguồn) 2. Tượng đồng Riace, khoảng năm 450 TCN (nguồn) 3. Tượng Aphrodite thành Knidos, khoảng năm 350 TCN (nguồn) 4. Tượng Venus thành Milo, khoảng năm 100 TCN (nguồn) 5. Tượng Laocoon, khoảng năm 50 TCN (nguồn)
Có thể thấy được sự biến chuyển của nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp qua thời gian. Các tượng xưa nhất thường có dáng đứng cứng nhắc và đối xứng, hệt như lối tư duy của người Ai Cập. Dần dần theo thời gian, các tượng được tạo dáng mềm mại hơn, có hồn hơn, tỉ lệ các phần cơ thể con người được nghiên cứu kỹ và thể hiện chi tiết hơn. Nghệ thuật Hy Lạp thời kỳ này hướng đến cái đẹp của cơ thể con người, và các nghệ sĩ cố gắng tái hiện con người thực nhất có thể. Đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc cổ điển của Hy Lạp là tượng Laocoon (ảnh 5), với sự kết hợp của nhiều yếu tố đạt đến sự xuất sắc: vừa mềm mại uyển chuyển trong dáng tượng, vừa gợi được sự chuyển động, vừa toát ra được cảm xúc thống khổ của nhân vật.
Tiếp nối những giá trị nghệ thuật của Hy Lạp, người La Mã đã để lại những công trình và tác phẩm để đời. Thời kỳ này, người La Mã sử dụng nghệ thuật để khẳng định sự vĩ đại của đế chế, tôn vinh chiến công của các bậc quân chủ.
La Mã: Từ trái qua phải:
1. Tượng hoàng đế Marcus Aurelius (<a href="https://smarthistory.org/equestrian-sculpture-of-marcus-aurelius/">nguồn</a>)
2. Tượng hoàng đế Caesar (<a href="https://smarthistory.org/column-of-trajan/">nguồn</a>)
3. Mặt cột Trojan (<a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/Augustus">nguồn</a>)
La Mã: Từ trái qua phải: 1. Tượng hoàng đế Marcus Aurelius (nguồn) 2. Tượng hoàng đế Caesar (nguồn) 3. Mặt cột Trojan (nguồn)
Có thể thấy được sức mạnh của các tác phẩm nghệ thuật trong việc phô trương sức mạnh của đế chế La Mã. Ngoài ra, kiến trúc vô cùng đặc trưng của La Mã đã làm nguồn cảm hứng cho phong cách tân cổ điển, hay các tác phẩm điêu khắc đã giúp tạo ra thời kỳ Phục Hưng khi được tái phát hiện sau này.

Thời Trung Cổ (thế kỷ 5 - thế kỷ 15)

Với sự sụp đổ của đế chế La Mã vào thế kỷ 5, cộng với việc Kito Giáo được công nhận là quốc giáo ở La Mã trước đó, phương Tây bước vào thời kỳ Trung Cổ. Lúc này châu Âu bị phân tán ra nhiều nhà nước, được cai trị bởi các tộc người khác nhau, nhưng lại chung một đức tin vào Kitô giáo. Đây là thời kỳ tôn giáo làm chủ mọi mặt trong đời sống, và nghệ thuật đã rẽ sang hướng mới.
Suốt thời Trung Cổ, nghệ thuật được coi là phương tiện để thể hiện giá trị tâm linh, và các nghệ sĩ đã không còn đề cao chủ đề về hình thể con người như thời cổ đại. Nghệ thuật thời kỳ này nằm ở kiến trúc của các nhà thờ, tranh vẽ trong sách thánh, thập giá và tượng chúa. Nghệ thuật thời Trung Cổ được chia thành vài phong cách như Carolingian, Ottonian, Romanesque và Gothic.
Thời kỳ đầu của Trung Cổ là sự xuất hiện của phong cách Carolingian và Ottonian, gắn liền với sự phát triển của Thánh chế La Mã. Trong giai đoạn này, Kito giáo lan truyền khắp châu Âu, và các tu viện mọc lên như nấm. Vì vậy, các cuốn sách phúc âm liên tục ra đời nhằm phục vụ mục đích truyền đạo. Các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc và hội họa mang đậm màu sắc kinh thánh, với các hoạ tiết trang trí mang tính hình học và những bức tranh được vẽ khá đơn giản cùng màu sắc sặc sỡ, và gần như không có sự 3 chiều trong tranh. Dù sao thì những bức tranh chỉ cần mang đến đúng điển tích tôn giáo tới người xem là được.
Thời Carolingian &amp; Ottonian:
1.  Sách phúc âm Lindisfarne (<a href="https://www.khanacademy.org/humanities/ap-art-history/early-europe-and-colonial-americas/medieval-europe-islamic-world/a/the-lindisfarne-gospels">nguồn</a>)
2. Sách Kells, phúc âm của người Celts (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Book_of_Kells">nguồn</a>)
3. Thánh giá Gero (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Gero_Cross">nguồn</a>)
4. Trant trong sách Hillius Codex (<a href="https://www.khanacademy.org/humanities/medieval-world/carolingian-ottonian/ottonian1/a/ottonian-art-an-introduction">nguồn</a>)
Thời Carolingian & Ottonian: 1. Sách phúc âm Lindisfarne (nguồn) 2. Sách Kells, phúc âm của người Celts (nguồn) 3. Thánh giá Gero (nguồn) 4. Trant trong sách Hillius Codex (nguồn)
Sau giai đoạn Carolingian & Ottonian là giai đoạn của phong cách Roman, hay còn gọi là Romanesque. Điểm đặc biệt của giai đoạn này là kiến trúc, với phong cách xây dựng tu viện khá chắc chắn và kiên cố, thể hiện sự ổn định chính trị châu Âu lúc này. Các tu viện có tường dày, mái vòm tròn và rất ít cửa sổ.
Thời Romanesque:
1. Nhà thờ Sante Foy (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Abbey_Church_of_Sainte-Foy">nguồn</a>)
2. Nhà thờ Pisa (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Pisa_Cathedral">nguồn</a>)
3. Tháp London (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Liberties_of_the_Tower_of_London">nguồn</a>)
Thời Romanesque: 1. Nhà thờ Sante Foy (nguồn) 2. Nhà thờ Pisa (nguồn) 3. Tháp London (nguồn)
Ở cuối thời Trung Cổ, phong cách Gothic vươn lên thống trị nền nghệ thuật châu Âu. Với sự tao nhã và mềm mại, Gothic xuất hiện ở rất nhiều các công trình, các tác phẩm kính màu, điêu khắc và hội hoạ. Với nhiều cải tiến trong kỹ thuật xây dựng, giờ đây các công trình có thể có thêm không gian để làm cửa sổ, tạo điều kiện cho việc đón ánh sáng bên ngoài và phát triển các bức tranh làm từ kính màu. Những bức bích hoạ, mặc dù vẫn mang đâm âm hưởng tôn giáo, dần tạo được cảm giác về chiều sâu và sự tự nhiên trong đường nét.
Thời Gothic:
1. Nhà thờ Đức Bà (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Notre-Dame_de_Paris">nguồn</a>)
2. Ô cửa kính màu ở nhà thờ Chartes (<a href="https://www.123rf.com/photo_119786176_stained-glass-window-of-chartres-cathedral-france.html">nguồn</a>)
3. Song liên hoạ Wilton (<a href="https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Wilton_diptych.jpg">nguồn</a>)
4. Tranh Maesta (<a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Maest%C3%A0_(Duccio)">nguồn</a>)
Thời Gothic: 1. Nhà thờ Đức Bà (nguồn) 2. Ô cửa kính màu ở nhà thờ Chartes (nguồn) 3. Song liên hoạ Wilton (nguồn) 4. Tranh Maesta (nguồn)
Thời kỳ Trung Cổ khép lại khi các nghệ sĩ châu Âu chuyển hướng chú ý tới nghệ thuật của La Mã cổ đại, mở ra thời kỳ Phục Hưng. Khi những giá trị cũ được hồi sinh, những thế hệ nghệ sĩ xuất sắc với những phương pháp và tư duy tiếp cận nghệ thuật mới lạ lần lượt ra đời, giúp nền nghệ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt. Có thể nói rằng, với nghệ thuật, thời cổ đại giống như màn khởi động, thời Trung Cổ là vượt chướng ngại vật, và tiến tới Phục Hưng là tiến tới bước tăng tốc.
Muốn biết nghệ thuật đã phát triển thế nào từ thời Phục Hưng tới giai đoạn tân cổ điển, hãy đón đọc phần 2.
References:
1. Khái lược những tư tưởng lớn - Nghệ thuật
2. Câu chuyện nghệ thuật