May mặc và mua mặc. Đâu là lựa chọn của bạn. <i>Ảnh: Vietnam Fabrics</i>
May mặc và mua mặc. Đâu là lựa chọn của bạn. Ảnh: Vietnam Fabrics
Để mà thay đổi cuộc chơi thì khó lắm, thế nên cách hay hơn đấy là chơi hẳn một trò mới. Và thời trang thì vẫn là phù phiểm, là cộng thêm, là trò chơi nên cũng không cần phải take it seriously ok?

THỜI TRANG CHẬM?

Như lối tiêu dùng nhanh tôi có nói ở phần trước. Sự sống chậm ở đây chính là nhưng gì chúng ta đang bắt đầu được nghe trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây. Đó là thời trang bền vững, thân thiện với môi trường, với người lao động,... vân vân nhưng cụm từ rất bao quát và nhạt nhẽo khác. Cảm xúc ban đầu với kiểu tiêu dùng này chắc hẳn là một sự ngán ngẩm khi mà đây không phải là nhưng điều một người đã quen với việc chạy đua theo cuộc đua mua-mặc quan tâm. Thế nhung đã là một người quan tâm đến áo quần, đến thời trang, bạn nên có một chút thường thức về quá khứ.

VẬY TRƯỚC KHI QUẦN ÁO ĐƯỢC SẢN XUẤT ĐẠI TRÀ CÒN NGƯỜI LẤY QUẦN ÁO TỪ ĐÂU?

Thứ nhất tôi muốn hỏi rằng: để có quần áo mặc thì ta phải "mua quần áo" đúng không? Thế nhưng nếu nhìn về quá khứ, cụm từ "mua quần áo" có lịch sử khá là mới. Ở tây phương, kể cả sau cách mang công nghiệp thứ 2, họ vẫn chưa có "mua quần áo", thay vào đó, tủ đồ của một người dù là nông dân hay quý tộc thì phấn lớn là trang phục đến từ hoạt động "MAY QUẦN ÁO". Chính vì thế, ngành may mặc hay các tiệm may là một ngành kinh doanh thiết yếu thậm chí là tương đương với những ngành kinh doanh thuốc men hay thực phẩm.
Ở bối cảnh Việt Nam, câu chuyện "mua quần áo" đến sau thậm chí còn xảy ra gần với thời điểm hiện tại. Từ khoảng thời gian trước sau cải cách xóa bỏ bao cấp(1986) đổ về trước, đại bộ phận áo quần của người dân Việt Nam vẫn đến từ hoạt động dệt may quần áo theo nhu cầu và cho cá nhân. Và dạng mua bán quần áo duy nhất có chăng là mua bán lại quần áo may đã qua sử dụng. Qua đó thấy rằng thời trang Việt Nam bước qua giai đoạn thị trường mua bán chưa quá lâu.
Thời bao cấp chúng ta có "phiếu vải" mà không có "phiếu quần", "phiếu áo".
Thời bao cấp chúng ta có "phiếu vải" mà không có "phiếu quần", "phiếu áo".
Việc tự chọn mua vải, chọn tiệm may để đến, chọn kiểu quần áo để may là một sự tiêu dùng rất chậm, bền vững và có cân nhắc. Thậm chí, văn hóa đi may quần áo còn mang đến những giá trị tương tác đang dần mất đi ở xã hội hiện đại. Tiệm may có thể trở thành một nơi để đến, để tương tác người thợ may quần áo cho mình, để giao lưu với những người cùng may ở tiệm. Và quan trọng nhất, còn để có tương tác sâu sắc hơn với chính bản thân mình.
Việc tự may quần áo là một cơ hội tuyệt với để tương tác với chính mình. Vì để may được món đồ ưng ý, chúng ta phải đi qua nhiều bước tự vấn khác nhau. Thứ nhất là tôi sẽ phải chuẩn bị một lượng kiến thức rằng tôi sẽ may đồ gì cho hợp với con người tôi, món này may bằng loại vải nào sẽ đẹp, người thợ nào sẽ là người làm đẹp món đồ này nhất và đặc biệt là tôi phải đối diện và chấp nhận những khiếm khuyết của cơ thể tôi để may món đồ phù hợp, làm tôn lên những gì tôi đang có.
Một thợ may đầu thế kỷ 20
Một thợ may đầu thế kỷ 20
Tất nhiên việc MAY ĐỒ thay vì MUA ĐỒ vẫn có thẻ hội tụ đủ những cái nhất mà tôi đã nêu ở phần trước. Về tính cá nhân hóa hay sự KHÁC BIỆT, "may" chắc chắn vượt xa việc "mua" mà vốn đã bắt nguồn từ hoạt động sản xuất đề cao lượng hơn chất(hoặc là cả hai nhưng bạn thấy đấy, sản xuất vẫn tồn tại cả lượng lần chất). Món đồ mà tôi may chắc chắn là sẽ chỉ tôi có và nó dành cho tôi, một sự độc bản chỉ vừa vặn trên cơ thể tôi. Về CHẤT LƯỢNG, cái này tôi chắc chắn không phải đặt niềm tin ở một nhà sản xuất mà tôi không biết thông tin gì ngoài tên thương hiệu hay những con chữ tôi tìm thấy trên internet. Tôi được phép trực tiếp tiếp xúc với người sẽ làm ra chiếc áo, chiếc quần của tôi, sẽ không có gì phải đắn đo khi chính bản thân là người sẽ kiểm tra và đánh giá về sản phẩm trước khi nó được hoàn thành.
Lịch sử thì thường quay vòng, tôi cũng không chắc rằng việc đi "may" có bao giờ quay về với nếp tiêu dùng của người dân như một nét văn hóa cổ điển hay không. Chắc chắn nó sẽ không có cơ hội quay lại và thay thế thời trang nhanh nhưng ở một xã hội nhanh như đương thời, đây là phong cách tiêu dùng nhân văn và thưởng thức.
Vietnam Fabrics.