Chúng ta thường quá quen sách nhưng liệu để mô tả sách thực sự là gì, ta lại mơ hồ về chúng. Vậy sách là gì, trải qua chiều dài lịch sử, hình dạng sách đã thay đổi như thế nào, tại biết viết này, hãy cùng tôi tìm hiểu thêm về quá trình sách phát triển đến ngày hôm nay.
Trước tiên sách là gì? Bằng vài từ khoá ta hoàn toàn có thể được khái niệm của sách: “Sách tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyển” – theo từ điển Tiếng Việt, tuy nhiên khái niệm cũng chỉ là thứ con người đặt ra, tại đây tôi không đồng ý với cách định nghĩa trên vì nó chưa đủ để nói tầm quan trọng của sách với nhân loại. Bạn có thể thấy một file dữ liệu (e-book) cũng có thể là một loại sách hay tập hợp các giấy da, thẻ tre,…cũng có thể là sách. Vậy để nói sách là gì, tôi xin mạn phép sử dụng ý kiến tôi cho rằng ổn để miêu tả sách:” Sách là là một thiết bị/công cụ để lưu trữ thông tin sử dụng để truyền tải và thể hiện ý tưởng của loài người.”
Vậy lược sử ra đời và phát triển của sách như thế nào? Bất kỳ một sự kiện nào đó xuất hiện đều có sự ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử, văn hoá, địa lý do vậy để khái quát được sự phát triển của sách ta cần xem xét các yêu tố thời gian tại thời điểm đó để phân tích được sự phát triển của sách. Trước tiên sự phát triển của sách phụ thuộc rất nhiều vào giấy và chữ viết, tuy nhiên tại bài viết này tôi không tập trung phân tích về giấy và chữ viết, nếu mọi người quan tâm tại bài viết sau tôi sẽ khái quát về giấy và chữ viết theo chiều dài lịch sử.
Với quan điểm sách là thiết bị/công cụ để lưu trữ thông tin, hình ảnh sách đã mơ hồ xuất hiện cách đây khoảng 75000 TCN với những ký hiệu hoặc nét vẽ thô sơ được khắc trên những bức tường trong hang động vào Thời đại đồ đá được dùng chủ yếu để miêu tả cuộc sống sinh hoạt của con người lúc bấy giờ. Các chi tiết về sách ngày gần hiện ra theo chiều dài lịch sử như việc phát hiện bức tranh vẽ tại hang động ở đảo Sulawesi của Indonesia có tuổi lên đến 44.000 năm hay ình khuôn bàn tay được vẽ như một dây leo được tìm thấy ở hang Liang Téwét trên đảo Borneo, có niên đại khoảng 21.000-20.000 năm trước,… Tuy nhiên để việc viết thực sự xuất hiện phải kể đến cách đây 10000 TCN khi trái đất bước vào thời kỳ kết thúc của kỷ băng hà cuối cùng. Lúc này băng tan, khí hậu trái đất bắt đầu vào thời kỳ thuận lợi cho việc trồng trọt, điều này yêu cầu cần có một thứ để lưu trữ sản phẩm số lượng, và vận dụng được sử dụng lúc này đó thường bằng cách khắc số, hình vẽ lên xương động vật, vỏ cây và nhiều nhất là đất sét.
Việc sử dụng đất sét là nơi lưu trữ thông tin rất dễ dàng vào thời điểm đó với những nguyên liệu sẵn có để sử dụng. Tuy nhiên ngày càng sử dụng những bất tiện của việc dùng đất sét (hay tablet đất sét) để viết xuất hiện càng nhiều như nhiều loại chữ viết không phù hợp để khắc (các phép tính, số, các loại chữ mềm,…) cũng như khó khăn để lưu trữ và truyền đi xa. Với những vấn đề trên việc dùng đất sét ngày càng ít và được ngừng sử dụng vào khoảng thế kỷ 2 SCN. Trong thời kỳ đó việc lưu trữ thông tin được sử dụng bằng giấy cói hay giấy Papyrus vào khoảng 2500 TCN tại Ai Cập. Thời gian này sách được viết theo dạng là 1 tờ giấy và được cuộn thành ống, đây cũng là lúc cuốn sách đầu tiên của loài người được xuất hiện.
Mặc dù giấy papyrus rất dễ làm, không tốn kém và có bề mặt viết rất tốt nhưng nhược điểm của nó là giòn, dễ gãy. Ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, nó sẽ bị phân huỷ trong vòng không đầy 100 năm, đó chính là lý do khiến việc sử dụng giấy papyrus biến mất vào những năm 600 SCN. Để khắc phục vấn đề của giấy papyrus, giấy da được sử dụng tại Trung Đông để thay thế vào khoàng 1600 TCN.
Và những hình dạng sách đầu tiên (Sách dạng lật trang (codex)) chính thức ra đời vào khoảng năm 100 SCN bằng cách ghép nối những trang giấy với nhau. Ý tưởng ghép nối này đã xuất hiện từ lâu với nhữung table đất sét hay giấy papyrus phục vụ chủ yếu để ghi chép kinh thánh hay phục vụ học tập, tuy nhiên khi đến giấy ra ý tưởng này mới hoàn toàn được sử dụng nhiều. Việc sử dụng sách lật trang đã mở đầu cho một thời kỳ huy hoàng của người đạo Hồi tại phương Tây và Cận Đông.
Tạm gác lại những biến động ở phương Tây, chúng ta quay lại phương Đông về với người bạn láng giềng lớn mạnh của chúng ta – Trung Quốc – nơi khởi nguồn của giấy hiện đại. TCN tại Trung Quốc việc ghi chép thường sử dụng xương thú, mai rùa (giáp cốt văn) những vật liệu có sẵn trong tự nhiên. Sau đó là việc sử dụng thẻ tre – đây có lẽ là những phiên bản sách ta dễ gặp nhất khi các thẻ tre hoặc thanh gỗ được buộc với nhau bằng dây. Nhưng thật sự sách phát triển khi loại giấy khởi nguồn được phát minh ra bởi Thái Luân dưới triều Hán, thời hoàng đế Ho Ti bên Trung Quốc bởi một hoạn quan năm 105 SCN. Lúc đấy giấy làm bằng vải dệt từ các sợi bên trong của vỏ cây dâu (dâu tằm), sợi gai, vải rách,...Sau đó đem tất cả nguyên liệu đi nghiền nhỏ, xeo thành tờ rồi chế tạo ra giấy. Với những sự thuận lợi của giấy, nhẹ, dễ viết, dễ mang đi, giấy đã hoàn toàn thay thế thẻ tre vào thời điểm đó, một thời kỳ văn hoá phát triển tại Trung Quốc.
Nhưng sách thật sự phát triển khi công nghệ in xuất hiện. Trước đó, sách thường là sách chép có nghĩa là mỗi quyển sách đều được một người riêng viết hoặc chép lại, chính vì vậy việc lưu truyền sách đến với người dân vô cùng khó khăn và không thể trách được những sai sót trong quá trình chép lại. Lúc này sách chủ yếu được dùng cho các tầng lớp trên, người tri thức, quý tộc hay nhà vua, các thể loại sách cũng vô cùng hạn hẹp chủ yếu là kinh thánh tại Phương Tây hay tư tưởng trị nước tại Trung Quốc. Việc công nghệ in xuất hiện là một nhân tố lớn thay đổi cả một xã hội về sách. Công nghệ in đã xuất hiện từ những năm 200 SCN với sơ khai là việc khắc gỗ rồi bôi mực đen lên chủ yếu phục vụ cho việc in bức tranh hay hình minh hoạ, phương pháp này cũng được sử dụng tại các nước cổ đại khác. Tiếp theo quá trình, việc in ngày càng hoàn thiện hơn, những cuốn sách gia đời bằng cách in dẫn xuất hiện, cuốn Kinh Phật mang tên Kinh Kim Cương được coi là cuốn đầu tiên được in bằng ván gỗ. Tuy nhiên phương pháp in bằng ván gỗ mặc dù giải quyết được số lượng sách khi in bằng ván in có thể dùng lại được là phương thức mang lại năng suất cao hơn nhiều so với việc sao chép các tác phẩm bằng tay nhưng không thể giải quyết được thể loại sách vì với mỗi quyển sách khác ta lại phải cần một ván in khác. Việc khắc chữ trên các ván in cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian.
Vào năm 1040 SCN dưới thời Bắc Tống, công nghệ in sắp chữ xuất hiện, in sắp chữ có nghĩa là việc in được sử dụng bởi các con chữ riêng lẻ với nhau khi muốn in một câu nào đó, người ta chỉ cần sắp xếp chúng theo thứ tự phù hợp. Ban đầu các chữ được sử dụng bằng gỗ sau đó đến gốm nhưng với chữ viết gần như tượng hình ở Phương Đông với nhiều ký tự như Trung Quốc, Hàn Quốc, việc sử dụng in sắp chữ bị hạn chế rất nhiều và không đạt hiệu quả cao vào lúc này. Tất cả chỉ được giải quyết khi việc in và giấy được truyền bá sang phương Tây qua các cuốn sách được các thương nhân du nhập. Với giấy dần được sử dụng nhiều hơn tại Phương Tây, giấy da dần nhường chỗ cho giấy tuy nhiên vẫn còn được sử dụng một phần nhỏ trong các nghi thức đặc biệt. Phương pháp in đến với Phương Tây thuận lợi trong việc xuất bản sách hơn vì chữ viết có ít ký tự hơn Phương Đông nhưng vẫn bị hạn chế rất nhiều, việc in chủ yếu được dùng cho các tác phẩm tôn giáo nặng về minh hoạ và ít chữ.
Và sự huy hoàng của sách diễn ra vào thời kỳ Phục Hưng khi Johannes Gutenberg đã làm nên một cuộc cách mạng trong việc in ấn. Phát minh về công nghệ in ép của ông đã giúp thế giới có thể sản xuất sách với số lượng lớn, rẻ và nhanh chóng – điều mà dường như “bất khả thi” trong thời điểm bấy giờ, tạo ra một bước ngoặt lớn, góp phần đưa tri thức đến với nhân loại. Vào những năm 1450, Johannes Gutenberg đã giới thiệu hệ thống in loại có thể di chuyển đầu tiên ở Châu Âu. Ông đã cải tiến những cải tiến trong kiểu đúc dựa trên ma trận và khuôn tay, thích ứng với máy ép vít, sử dụng mực gốc dầu, và tạo ra một loại giấy mềm hơn và thấm hút hơn. So với in mộc bản, thiết lập trang con chữ di động và in bằng máy in nhanh hơn và bền hơn. Ngoài ra, các mảnh kim loại cứng hơn và chữ đồng đều hơn, dẫn đến kiểu chữ và phông chữ. Đây chính là lý do đã thay đổi bước mặt xã hội, sách được phát triển và xuất bản ngày càng nhiều tại Phương Tây. Phát minh này đã đơn giản hoá quá trình sản xuất sách và giảm bớt chi phí từ đó lan truyền được những văn hoá, kiến thức đến nhiều người, khơi dậy ham mê sách đối với công chúng. Đây có thể coi là một phong trào văn hoá mạnh mẽ.
Trong suốt giai đoạn thời kỳ Phục hưng, công nghệ in ngày càng hoàn thiện hơn nâng cao hiệu xuất hơn, giấy cũng ngày càng hoàn thiện hơn từ làm từ sợi gai cho đến rơm rạ đến cây lanh. Giấy ngày càng phổ biến và thay thế giấy da – thứ được coi là vật liệu xa xỉ để viết lúc bấy giờ. Giờ đây sách không còn làm hiếm có trong giáo dục, sách đã là một ngành thương mại. Việc in sách phát triển theo nhiều hướng toàn diện khác nhau, từ kích cỡ khổ giấy (sách khổ hai, khổ bốn,…) đến hình thứ chữ (chữ thẳng, chữ nghiêng,…) cách thiết kế sách (loại giấy sử dụng, bọc bìa bằng da,…) cho đến những nét riêng cho sách của tác giả như chữ ký, lời nói đầu,… Sự phát triển cũng như cạnh tranh sách lúc bấy giờ đã tạo ra phong trào cá nhân, sách mang nét đặc trưng của người viết, hình thành có thông lệ có trang nhan đề, lời nói đầu hoặc lời giới thiệu dần dần thêm vào các phần như: mục lục, danh sách các minh hoạ, chú thích, thư mục và bảng tra phục vụ dễ dàng cho người đọc hơn.
Các giai đoạn tiếp theo sách được sản xuất ngày càng nhiều mang nhiều thể loại khác nhau tiểu thuyết, thơ, kịch hay là tư tưởng của các vị triết gia. Sách lúc này có muôn hình muôn vẻ, kích cỡ, giá tiền, nguyên liệu khác nhau phụ thuộc theo từng xưởng in, theo văn hoá vùng đất. Mãi cho đến cách mạng công nghiệp từ cuối thế kỷ XVIII, sự gia đời của các thiết bị hơi nước, việc xuất bản sách được cơ khí hoá cao; Việc sản xuất giấy, đưa vào các loại bìa giấy và bìa vải, các máy in trục lăn tốc độ cao, kiểu in sắp chữ đúc cơ khí, sắp chữ bản in chụp, sao chụp lại cả phần văn bản và minh hoạ đã cho phép ngành xuất bản của thế kỷ XX cho ra đời một khối lượng sách khổng lồ với giá thành tương đối thấp. Bên cạnh đó với tư tưởng cởi mở, chủ đề các cuốn sách ngày càng phổ biến hơn. Phương pháp làm giấy lúc bấy giờ cũng tay đổi rất nhiều sang sợi lanh, rơm rạ hay hiện tại là sử dụng bột gỗ, với cốt lõi nguyên liệu chính để làm giấy là sợi cellulose cùng với chất keo và chất độn.
Trải qua quá trình phát triển từ giấy, chữ viết, công nghệ in, sách mới có những hình dạng như bây giờ, tuy nhiên phụ thuộc vào tình hình mỗi nước, sách có thể đôi chút khác nhau về vật liệu hay cách sản xuất nưng vẫn giữ cho mình cốt lõi như những nguyên lý sản xuất ban đầu. Tiến tới thế kỷ XX, các công nghệ phát triển, sách giờ đây không nắm giữ vai trò tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin khi các thiết bị công nghệ như radio, máy vô tuyến truyền hình, phim điện ảnh, băng ghi âm, máy tính điện tử và các thiết bị CD-ROM đã thay thế vị trí của sách. Đặc biệt là sách nói, sách âm thanh (audiobook) phổ biến vào những năm 1950 đã thay thế sách giấy một cách đáng kể khi người sử dụng có thể vừa làm việc vừa nghe hay hỗ trợ cho người thị lực kém có thể sử dụng sách nghe bên cạnh việc đọc sách chữ nổi. Đặc biệt vào những năm đầu thế kỷ XXI, Sách điện tử (e-book), thể loại phi sách giấy càng làm cho sách giấy mất đi vị trí độc quền của mình vì sự tiện lợi của chúng: dễ dàng mang đi, giá thành tương đối rẻ hơn so sách giấy, trọng lượng nhẹ, khả năng lưu trữ lớn,… Hay các trải nghiệm sử dụng đã làm cho Sách điện tử (e-book) phát triển mạnh mẽ nhưng năm gần đây.
Sách giờ đây ngày càng nâng cao về số lượng về chất lượng về thể loại cũng như giá thành. Việc tiếp cận sách hiện nay là vô cùng dễ dàng phục vụ cho con người rất nhiều mục đích khác nhau từ học tập, giải trí, lưu trữ kiến thức,… Dù sách giấy đã mất đi vị trí tối thượng của mình nhưng sách giấy vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống dể lưu trữ thông tin sử dụng để truyền tải và thể hiện ý tưởng của loài người từ nay đến mai sau.