"Không sao về bắt đầu" là album studio thứ 4 của Lý, phát hành năm 2017. Album  gồm 10 ca khúc Lý sáng tác được chơi bởi dàn nhạc 12 người với ngũ tấu dây, tứ tấu kèn gỗ và bộ gõ. Được chơi theo phong cách cổ điển - dân gian dưới sự phối khí của chị Nguyễn Thanh Tú. Thu âm theo hình thức Live in Studio tại Hà Nội vào ngày 17, 18/12/2016.
Nhìn chung, đây là một album khá đặc biệt trong làng nhạc việt về cả chất lượng thu âm, khả năng biểu đạt cảm xúc, cảm hứng cũng như độ ngẫu hứng đôi khi pha chút trẻ con nghịch ngợm. Đôi khi mệt mỏi giữa những áp lực cuộc sống, ta lại muốn "Về bắt đầu", tua ngược thời gian không gian trở lại một cái gì đó xa xôi. Xuyên suốt album, người nghe có thể để ý đến một chút gì đó hơi tự kỉ nhưng thật sự nếu bạn muốn F5 refresh hay giải tỏa áp lực thì hãy thử một lần. Tuy nhiên, thật sự đây là một album không hề dễ nghe và mình cũng phải mất khoảng thời gian kha khá để bắt đầu để ý và nghe được album này, cơ bản vì nó đem đến quá nhiều thông tin, phong cách cũng như cảm xúc mang lại: có những trường đoạn cực kì thoải mái, có những đoạn nghe não nề đến tuyệt vọng, có những khoảng không gian bừng sáng, tinh khôi ... Những chia sẻ cảm nhận của mình có thể chỉ là cá nhân, nhưng mình mong rằng nó sẽ là những điểm bắt đầu, là những lời dẫn để bạn có thể thưởng thức một album đáng nghe theo cách của riêng bạn.

Nếu bạn nghe nhạc của Lê Cát Trọng Lý, thì có thể sự trưởng thành của cô trong những album trước đó. Nhưng không sao về bắt đầu sẽ là một câu chuyện khác hẳn, nó sẽ không còn trực tiếp diễn đạt cảm xúc theo phong cách acounstic mộc mạc của mà thay đó về nội dung sẽ là một cái nhìn đa chiều, ẩn dụ hơn, về hình thức thể hiện chúng ta có sự xuất hiện của những nhạc cụ cơ bản của dàn nhạc phương tây cũng một vài nhạc cụ cổ của dân tộc.  Nào cùng bắt đầu.
Không sao.
Về.
Bắt đầu.

Giữa muôn tầng không. Có muôn ngàn sao.
Ngước nhìn. Tự hỏi lẻ loi.
Ta đi về đâu?

Ta cùng về nơi bắt đầu.
Câu chuyện bắt đầu với người hát, với trăng, sao, với mây. Ở Lý thì mình luôn thấy rằng nhạc của cô vẫn thường là buồn, cô đơn và lẻ loi đôi khi có chút "tự kỉ". "Cao hơn vì sao", nếu ai đó đã nghe bài này trong album "Dreamer", một bản acoustic live sẽ thấy trong "Dreamer" sự run rẩy, yếu đuối hơn, còn version trong album sẽ có chút gì đó tươi sáng và rắn rỏi hơn.
Mình có một vài cảm nhận khá buồn cười, đó là nếu ai hay nghe nhạc film của nhật (Ghibi) thì sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng trong nhịp điệu cũng như cách sử dụng nhạc cụ để thể hiện. Nhiều bài cực kì tương đồng trong cách sử dụng nhạc cụ để thể hiện không gian như những tiếng âm u trầm lắng, hay những tiếng gõ tí tách lách cách, ...


Tìm yêu, cảm xúc vẫn là chủ đề của tác phẩm nhưng tình yêu này khác với tình yêu của tuổi 20, không còn những bồng bột ngây ngô dại khờ . Những phép ẩn dụ so sánh, những phép tương phản được sử dụng, nhanh, nhiều và mạnh những cảm xúc được thể hiện một cách nhẹ nhàng, đôi chút thẫn thờ. Những ngôi sao, hồ nước, cánh đồng, sợi dây có chăng chỉ là những sự vật vô tri … 


Trẻ con, đến giữa album, có một vài ca khúc gợi lại sự ngây ngô, vô tư, của bọn trẻ con mà chúng ta đã quên bẵng đi, nhưng thật sự nó vẫn còn đâu đó trong mỗi chúng ta. Những khung cảnh, góc nhìn trò chơi, những suy nghĩ của bọn trẻ ... thật sự là một cái gì đó khá là kì diệu.
Thay cho lời kết thì thật sự mình thấy đây là một album cực kì đặc biệt. Về chất lượng thu âm thì có thể bạn không tin, nhưng nó đạt đến những gì tốt nhất có thể thực hiện ở Việt Nam cho đến thời điểm này. Album không hề dễ nghe, mình cũng mất một vài lần thấy nghe nó cứ kì kì trước khi thực sự có thể cảm nhận được nó. 
PS: Ai không có bản lossless có thể nghe tạm link you tube bên dưới.