Lắng nghe như thế nào ? An ủi làm sao?
Cách lắng nghe, an ủi để tránh bị "ô dề",
(Nếu muốn tìm hiểu sâu thì hãy bỏ qua phần này và đến thẳng mục 1)
Xin thành thật khai báo chính quyền địa phương, các bạn độc giả, với tính nhiều chuyện mà văn vở hơn là sự hoạt ngôn của mình thì tôi rất thích nói, nói rất nhiều.
Thế nên tôi đã có một ảo tưởng rằng là bản thân rất giỏi trong việc giao tiếp. Tôi tự nhận thấy mình nói chuyện rất có duyên thế nhưng về mặt lắng nghe thì tôi chắc chắn về hạng chót.
Thật ghét khi phải thừa nhận rằng khi người khác đang nói, tôi chỉ muốn họ nói nhanh để đến lược tôi hoặc thậm chí tôi còn chẳng buồn lắng nghe, tôi chỉ ôm khư khư những gì mình sắp nói trong lòng.
Để tìm hiểu về vấn đề này, tôi đã tìm đọc một số bài nghiên cứu và nghe podcast của kênh "Dear mind" trên Spotify. Hi vọng các bạn sẽ ủng hộ kênh.
1.Lắng nghe
Đầu tiên, cho những bạn thích nói nhiều hơn là nghe như tôi. Tôi đã nghĩ những người hoạt ngôn, chủ động đưa ra ý kiến trong một đội nhóm sẽ rất có lợi thế. Thế nhưng tôi nhận ra rằng những người biết lắng nghe tất cả ý kiến và người đưa ra nhận định cuối cùng luôn là người làm chủ toàn bộ tình hình. Thế nên xin đừng nghĩ lắng nghe là 1 một sự thụ động mà hãy lắng nghe theo hướng chủ động. Ta chủ động không chỉ trong việc nắm bắt nội dung mà còn hiểu về cảm xúc và tạo cho người khác cảm giác thoải mái, an tâm.
Tôi xin chia làm các lời khuyên nho nhỏ mà bạn đúc kết được:
1/ Không được "multitasking", cảm nhận và tận hưởng cuộc trò chuyện
Điều này rất quan trọng, tôi nhận ra khi ngày nay nhiều nhóm bạn vừa nói chuyên trong khi mắt vẫn lướt trên newsfeed. Thực tế, việc đa nhiệm là cách để đánh lừa chính bạn rằng bạn đang hoạt động hiệu quả hơn bình thường. Thế nhưng ngược lại, bộ não ta hoàn toàn không có khả năng làm việc đa nhiệm trước những hành vi vô cùng phức tạp như trò chuyện cùng lúc đọc tin tức. Và cách bộ não làm đó là liên tục dịch chuyển qua lại giữa 2 hoạt động, như một nút bật tắt. Thế nên khả năng cao là bạn chẳng thể lắng nghe trọn vẹn điều bạn bè nói.
Hãy tắt hết điện thoại và tập trung, tận hưởng cuộc trò chuyện. Bởi kể cả khi bạn nghĩ bạn vẫn có thể lắng nghe khi đang lướt điện thoại thì sự lắng nghe ấy chỉ nằm vỏn vẹn trong việc trao đổi thông tin. Bộ não của bạn sẽ không thể tạo lên những cảm xúc như đồng cảm, hứng thú hay tiếc thương nếu việc nghe với nó chỉ là trao đổi thông tin.
Về góc nhìn ngược lại, chắc chắn ta sẽ tránh nói chuyện lâu với một người thậm chí còn chẳng nhìn vào mình khi chia sẻ. Hành động đó tạo nên trong ta cảm giác bị coi thường, thiếu được lắng nghe và bất lịch sử nữa.
Khi ta hoàn toàn tập trung vào cuộc nói chuyện, não bộ dần tiến vào trạng thái thư giãn và chúng bắt đầu liên kết những trải nghiệm, kiến thức liên quan đến lời người khác nói. Từ đó, ta dễ dàng đồng cảm và sống trong lời tâm sự của họ hơn. Bộ não trong trạng thái thư giãn tăng tính sáng tạo và giúp ta nãy ra nhiều câu đùa và ý tưởng điên rồ. Đó là lý do khi đang tắm hay đang đi bộ, bạn sẽ nãy ra được rất nhiều trò thú vị trong khi ở phòng thi, bạn lo sợ và chỉ tập trung được vào những gì đã chuẩn bị.
2/ Hãy lắng nghe họ với một tâm thế học hỏi
Dù là người trong lĩnh vực nào thì mỗi câu chuyện vẫn luôn chất chứa nhiều bài học đang suy ngẫm. Vì thế ta hãy lắng nghe với tâm thế muốn học hỏi và tôn trọng họ. Điều này sẽ giảm đáng kể những xung đột không đáng có khi trò chuyện và cũng khiến bạn lưu tâm hơn.
3/ Không được đánh đồng trải nghiệm của bạn với trải nghiệm của người khác khi lắng nghe.
Ta hãy luôn lắng nghe với tâm thế rằng lắng nghe, không có ý chỉ trích hay đưa ra lời khuyên. Mỗi khi an ủi một ai đó, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải hỏi họ có muốn được mình cho lời khuyên hay chỉ giản đơn là lắng nghe. Bởi khi trong trạng thái cảm xúc mạnh như giận dữ, tuyệt vòng, phần não phải sẽ làm chủ và quyết định cách ứng xử, góc nhìn. Việc bạn dùng não trái ( suy nghĩ logic để đưa ra lời khuyên) khiến cả hai không cùng một trạng thái và rất khó để họ có thể lắng nghe bạn, thậm chí còn cáu gắt vì lời khuyên tưởng chừng rất tốt ấy. Đó là lý do vì sao có khi ta cảm giác khó chịu khi ai đó đưa ra lời khuyên.
Ta nên hiểu não phải dành để nhận biết các tín hiệu phi ngôn ngữ và não trái thì ngược lại. Khi bị lấn át bởi cảm xúc, phần não phải hoạt động mạnh hơn và nhạy cảm hơn với các tín hiệu phi ngôn ngữ như cau mày, nhăn nhó hay một hành biểu cảm nhỏ. Vì nó tập trung vào ngôn ngữ cơ thể, việc lắng nghe luôn là sự lựa chọn hàng đầu thay vì dùng những lời khuyên.
2. An ủi
1/ Không được tạo áp lực khiến họ phải kể chuyện của mình.
Đây là qui tắc đầu tiên bạn phải nhớ kĩ.
Việc chú ý cử chỉ của bạn bè, người thân để biết tâm trạng của họ như thế nào vô cùng tốt. Thậm chí, những lời hỏi thăm đúng lúc còn có giá trị hơn nhiều so với những lời khuyên.
Thế nhưng vấn đề ở đây là khi bị tổn thương, con người ta cần thời gian để nguôi ngoai, để vơi bớt nỗi buồn. Thời gian rất quan trọng. Nếu hỏi thăm ngay vào thời điểm họ đang tức giận đỉnh điểm thì thứ bạn nhận lại là những lời khó nghe và có khi chính bạn cũng bị tổn thương.
Vì vậy ta không nên nói rằng : "Có chuyện gì kể tao nghe mày" mà hãy " Mày nhớ là khi buồn gì nhớ gọi điện tao nghen". Hãy thể hiện rằng bạn rất sẵn lòng để lắng nghe khi họ cảm thấy đến đúng thời điểm. Hãy cho họ cơ hội để mở lòng thay vì hành xử vồ vập. Việc hỏi thẳng và yêu cầu họ tâm sự về một chuyện buồn không hẳn là thể hiện sự quan tâm mà là thiếu tinh tế và điều bạn nhận lại chỉ là vài lời nói tránh né cho qua câu hỏi.
2/ Những câu nói cấm kị:
"Chuyện như vậy cũng buồn, tao còn bị này bị kia nữa, khổ hơn mày nhiều".
"Thôi ráng đi chắc có gì đâu"
"Thôi đừng buồn, chuyển cỏn con mà cứ xé ra to làm gì ? ".
Dù là vô tình nói ra nhưng những người nghe thấy sẽ rất đau lòng.
Những câu nói trên phạm phải một trong những quy tắc tôi đã nêu trên. Đó là đánh đồng trải nghiệm, cảm xúc của bạn với của người khác. Và khả năng cao ta sẽ so sánh và thấy rằng họ yếu đuối hơn ta rất nhiều. Khi đó, ta chỉ nhìn họ như nhìn một người yếu đuối thay vì một người đang muốn được sẻ chia.
Tệ hơn nữa là sau khi nói "Chuyện như vậy cũng buồn, tao còn bị này bị kia nữa, khổ hơn mày nhiều", ta kể câu chuyện của ta và lấy mất không gian để họ giải bày tâm sự.
3/ Luôn xin phép sự đồng ý trước khi đưa ra lời khuyên.
4/ Nếu được đưa ra lời khuyên, hãy nói nó thông qua một câu chuyện của bạn.
Tôi đã viết rất nhiều về việc đưa ra lời khuyên không đúng sẽ có hại ra sao.
Bây giờ, tôi xin dành tặng mục này cho bạn. Khi bạn cảm nhận rõ rằng mình có đủ trải nghiệm và kiến thức hay thậm chí là trải qua sự việc này một lần rồi thì hãy bắt đầu tìm cách đưa lời khuyên.
Nhớ rằng ta chỉ nên đưa khi nhận được sự đồng ý của người khác.
Nếu được bật "đen xanh". Hãy kể câu chuyện của bạn, nhưng thay vì cố tình kể chuyện để thấy mình hay ho hay mình giải quyết ra sao, hãy nói những khó khăn, những lúc bế tắc mà bạn nghĩ họ đồng cảm được. Việc này không chỉ khiến cho cảm xúc của bạn và họ chung tần số mà còn khiến bạn đặt nhiều hơn sự cảm thông vào chính câu chuyện của họ. Vì bây giờ, đâu đó trong sự khó khăn họ gặp phải, bạn đã từng nếm trải rõ vị chua chát của nó rồi.
Hãy kể về những khó khăn trước. Và dừng lại rồi hỏi, "mày muốn biết tao giải quyết làm sao không". Như vậy là ta đã có 2 câu hỏi trước khi đưa ra một lời khuyên. Điều đó rất tuyệt vời và nếu đã được cái gật đầu của đối phương, sao không gửi lời khuyên đến họ.
Khi đưa lời khuyên, chỉ đưa với mục đích rằng muốn họ hiểu cho quan điểm của mình, không được so sánh, tuyệt đối không.
Xin đừng nói : "Thay vì làm như mày, tao đã làm " Điều đó rất tai hại.
Còn nếu chưa trải qua câu chuyện của họ. Thì hãy kể chuyện kiểu phỏng đoán. "Không biết khi tao bị như mày sẽ như thế nào nhỉ. Ta sẽ đau, sẽ bị người khác kinh thường đến đâu".
Kể chuyện (Story-telling) là một cách hiệu quả để đồng điệu cảm xúc và đưa ra thông điệp một cách dễ chịu nhất.
Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây
Silent B
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất