"Lắng nghe" chưa chắc đã tốt đâu
Sau khi nghe ra rả những lời như "hãy học cách lắng nghe đi", "sống chậm lại", "lắng nghe với lòng thấu cảm",... bla bla. Mình đã thử...
Sau khi nghe ra rả những lời như "hãy học cách lắng nghe đi", "sống chậm lại", "lắng nghe với lòng thấu cảm",... bla bla. Mình đã thử lắng rồi nhưng nghe không lọt trong khá nhiều trường hợp cụ thể
Trước hết chắc cần phải định nghĩa lắng nghe là gì?
"Lắng nghe là hành động tập trung và chăm chú để nghe và hiểu những gì người khác muốn truyền đạt. Đây không chỉ là việc nghe được những từ ngữ mà còn là việc cảm nhận và hiểu ý của người nói thông qua giọng điệu, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể. Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp giúp tạo ra sự kết nối và sự hiểu biết giữa các cá nhân" (lại copy từ ChatGPT 3.5)
Và sau đây là các lý do của cá nhân mình
1. Nghe hiểu rồi nhưng đối phương vẫn muốn "truyền đạt"
Từ những việc đơn giản trong gia đình như bị nhắc nhở cần làm 1 việc gì đó và bạn đã xác nhận là biết rồi nhưng vẫn bị nhắc đi nhắc lại
Cho tới các việc phức tạp hơn như mô tả nghiệp vụ trong công việc dài ơi là dài nhưng thực chất nó cực kì đơn giản. Bạn xác nhận đã hiểu và muốn đi làm ngay nhưng người nói bảo "cứ từ từ để anh nói hết đã"
Đúng kiểu thách thức trí thông minh và sự nhẫn nại của người nghe. Trong các trường hợp này, người nói cũng có lý khi lo nghĩ tới các rủi ro từ việc bạn không làm hoặc làm gây ra sai sót nếu ko hiểu ý của họ
2. Nghe những thứ vô giá trị
Tại sao phải tham gia 1 cuộc họp mà bạn phải giả vờ tập trung và nghe nội dung không liên quan gì tới bạn?
Tại sao bạn phải nghe những chủ đề bạn không quan tâm?
Tại sao bạn phải nghe những lời chém gió, khoe khoang, công kích, miệt thị, chê bai, ghen tị, nói bóng nói gió của người khác?
3. Lợi dụng từ "lắng nghe"
Từ ý 2, hiển nhiên sẽ có những kẻ lợi dụng từ "lắng nghe" này để biến 1 cuộc nói chuyện nhiều chiều thành 1 chiều. 1 bên chỉ biết nói và 1 bên chỉ biết nghe. Và khi bên nghe muốn phản hồi, góp ý thì bên nói lại dùng từ "lắng nghe" để bịt miệng
4. Lắng nghe đi đôi với đồng cảm, thấu cảm
Đây chắc là điều mình ghét nhất và hoàn toàn là ở cá nhân mình
Ví dụ: bạn nghe 1 câu chuyện buồn từ 1 người khác
- bạn không suy nghĩ gì nhiều nhưng vẫn cảm thấy buồn (đồng cảm)
- bạn đặt bản thân vào vị trí của người nói và "sẽ hiểu hơn" về tình trạng của họ (thấu cảm)
Nghe hợp lý ấy nhỉ nhưng có ai từng đặt câu hỏi "Cái cảm xúc giả lập của bạn có gần giống với cảm xúc của người chia sẻ câu chuyện buồn kia không?"
Và có những trường hợp bạn không thể giả lập được hoặc bạn đã trải qua trường hợp đó với trải nghiệm, cảm xúc hoàn toàn khác với người nói
Mình khá thích 1 câu nói của nhân vật Nagato trong truyện Naruto đó là "Không trải qua cùng một nỗi đau sẽ không thể nào hiểu được nhau" => chắc đây mới thật sự là thấu cảm
5. Kết
Sau khi viết xong mấy ý trên, mình thấy nhiều bạn đang có xu hướng khép mình, ít chia sẻ các vấn đề, câu chuyện, cảm xúc của bản thân ra với mọi người xung quanh hơn và cố tỏ vẻ ra mình là người biết lắng nghe chứ chưa thực sự lắng nghe. Điều đó lại càng khiến các mối quan hệ ngày càng xa cách, bất cân xứng, thiếu tôn trọng lẫn nhau hơn. Có vẻ nhiều người đang hiểu nhầm giữa việc giao tiếp, đối thoại cơ bản với việc lắng nghe. Với mình, lắng nghe là việc dành cho 1 mối quan hệ lành mạnh khi 2 bên đủ tôn trọng, kiên nhẫn, trong 1 không gian đủ riêng tư, yên tĩnh và 2 bên sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe nhau (chứ ko phải kiểu vừa nghe vừa ngồi bấm điện thoại đâu nhé)
Bài viết này mình viết hơi cụt lủn 1 chút, rất mong nhận được góp ý thêm từ các bạn đọc. Mình xin cảm ơn nhiều :D
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất