Các giai đoạn của Covid-19 và hành động của chúng ta
Trong bài viết này, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Siouxsie Wiles đến từ New Zeland sẽ chia sẻ cho chúng ta một số...
Trong bài viết này, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Siouxsie Wiles đến từ New Zeland sẽ chia sẻ cho chúng ta một số kiến thức về Covid-19. Link bài viết gốc:
The three phases of Covid-19 – and how we can make it manageable
How is the coronavirus likely to play out, how does it end, and does our behaviour make a difference? Here infectious diseases expert Dr Siouxsie Wiles walks us through the epidemic curve, with illustrations by Toby Morris. The Spinoff’s ongoing expert-led, evidence-based coverage of Covid-19thespinoff.co.nz
How is the coronavirus likely to play out, how does it end, and does our behaviour make a difference? Here infectious diseases expert Dr Siouxsie Wiles walks us through the epidemic curve, with illustrations by Toby Morris. The Spinoff’s ongoing expert-led, evidence-based coverage of Covid-19thespinoff.co.nz
---
SOURCE: WHO/CHINA REPORT
SOURCE: WHO/CHINA REPORT
Trong bài báo này, tôi đã chia sẻ đến các bạn một biểu đồ diễn giải việc Covid-19 đã bùng phát ở Trung Quốc như nào (hình trên). Đó là một biểu đồ thể hiện số lượng các ca nhiễm mới theo ngày, một khái niệm mà chúng ta gọi là đồ thị dịch tễ (epidemic curve). Mô hình chung của một đồ thị dịch tễ sẽ giống hình bên dưới. Chúng ta có thể sử dụng đồ thị dịch tễ như một phương pháp trực quan để tìm hiểu về cách Covid-19 có thể lây lan, ở Aotearoa - New Zealand (nơi tác giả sống) hay bất cứ đâu trên thế giới.
Nhưng trước khi bắt đầu, hãy để tôi giải thích thêm về một đồ thị dịch tễ điển hình. Đầu tiên, nó có ba giai đoạn. Tính chất của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn, cách thức lây nhiễm của virus hay vi khuẩn là gì? Cách thức nó lan rộng trong cộng đồng như nào? Đó là lây truyền trực tiếp hay từ đồ ăn thức uống? Nếu là trực tiếp thì liệu khả năng lây nhiễm có đáng kể không, nhất là khi trong giai đoạn ủ bệnh và chưa có những triệu chứng rõ rệt? Và khi có triệu chứng thì liệu triệu chứng có đủ rõ ràng để nhận biết? Có phải tất cả mọi người đều có thể bị lây nhiễm, hay chỉ một số người? Chúng ta cần chuẩn bị gì để ngăn chặn sự bùng phát? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ ảnh hưởng đến hình dạng cái đường cong duyên dáng trên.
Giai đoạn một: Phòng ngừa
Hiện tại, Aotearoa và nhiều quốc gia khác đang ở giai đoạn một trong công cuộc chống Covid-19. Đây là sự khởi đầu của đồ thị: các trường hợp đầu tiên được ghi nhận khi những người nhiễm Covid-19 di chuyển từ một một quốc gia này đến một quốc gia khác.
Hãy nghĩ về Covid-19 như một đám cháy đang bùng lên, với những tàn lửa bắn ra theo mọi hướng. Mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn những tàn lửa châm ngòi cho một đám cháy rực rỡ khác. Bất cứ ai, khi chủ động di chuyển đến những nơi có dịch bệnh, đều nên coi bản thân như một đốm lửa tiềm tàng và vì thế, cần để tâm tới các dấu hiệu của việc nhiễm bệnh. Và cũng như đốm lửa sẽ bùng lên một chút khi tiếp đất, sự lây lan cũng vậy. Đó là lý do tại sao hệ thống y tế công cộng đang tích cực tìm kiếm những người đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Điều này được gọi là theo dấu liên lạc (contact tracing). Bất cứ ai có nguy cơ nhiễm bệnh cao đều bị cách ly. Ở New Zealand cho đến nay, hai trong số năm người có kết quả dương tính với vi-rút là đồng nghiệp hoặc người thân của những "đốm lửa" này.
Mục tiêu của chúng tôi là bám trụ ở giai đoạn một. Càng trụ ở đây lâu thì chúng ta càng có nhiều thời gian để chuẩn bị cho giai đoạn hai. Nếu chúng ta có thể giữ nguyên hiện trạng trong một đến hai năm, rất có thể sẽ xuất hiện vắc-xin phòng dịch và chúng ta có thể tránh giai đoạn hai và ba hoàn toàn. Một cách để làm điều đó là cấm tất cả các chuyến bay quốc tế. Không ai vào hoặc ra. Tuy vậy để rõ ràng hơn, tôi không cho rằng đây là giải pháp hợp lý. Một đến hai năm là một khoảng thời gian dài.
Thực tế, chúng ta chỉ có thể áp dụng biện pháp cách ly những người vừa di chuyển từ vùng dịch về, cả khách quốc tế lẫn dân địa phương, trong khoảng hai tuần. Một lần nữa, tôi không chắc chắn rằng biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả. Lời khuyên của tôi dành cho bạn, ngay cả khi bạn không có ý định du lịch, là hãy cảnh giác cao độ với bất kỳ triệu chứng nào. Nếu bạn bị sốt, ho hoặc khó thở, hãy tránh xa người khác. Nếu bạn bị sổ mũi hoặc đau họng thì có khả năng bạn nhiễm Covid-19 rồi, tôi đề xuất bạn hãy tự khoá cửa nhà và theo dõi thêm, chúc may mắn!
Thực tế, chúng ta chỉ có thể áp dụng biện pháp cách ly những người vừa di chuyển từ vùng dịch về, cả khách quốc tế lẫn dân địa phương, trong khoảng hai tuần. Một lần nữa, tôi không chắc chắn rằng biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả. Lời khuyên của tôi dành cho bạn, ngay cả khi bạn không có ý định du lịch, là hãy cảnh giác cao độ với bất kỳ triệu chứng nào. Nếu bạn bị sốt, ho hoặc khó thở, hãy tránh xa người khác. Nếu bạn bị sổ mũi hoặc đau họng thì có khả năng bạn nhiễm Covid-19 rồi, tôi đề xuất bạn hãy tự khoá cửa nhà và theo dõi thêm, chúc may mắn!
Giai đoạn hai - Lây lan trong cộng đồng
Theo cái cách Covid-19 đang nở rộ trên toàn cầu, có lẽ chúng ta sẽ sớm bước vào giai đoạn hai. Giai đoạn này sẽ bắt đầu khi những người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 vẫn tiếp tục công việc áo cơm hàng ngày thay vì tự cô lập. Virus truyền từ người này sang người kia với tốc độ vượt qua khả năng theo dõi, dẫn đến số lượng các ca bệnh mới mà không rõ nguồn lây sẽ áp đảo. Việc này khiến kiểm soát dịch bệnh trở nên đặc biệt khó khăn.
Các dữ liệu ở thời điểm này cho thấy tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh. Và qua những gì đã xảy ra thì các bệnh nhân Covid-19 phải mất nhiều tuần điều trị trong bệnh viện trước khi hồi phục. Hẳn đây không phải là vài cái hắt hơi sổ mũi thông thường. Trung Quốc đã xây mới hai bệnh viện chỉ trong vài tuần để ứng phó với bệnh dịch. Liệu đất nước chúng ta (New Zealand) có thể làm điều tương tự hay không?
Các dữ liệu ở thời điểm này cho thấy tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh. Và qua những gì đã xảy ra thì các bệnh nhân Covid-19 phải mất nhiều tuần điều trị trong bệnh viện trước khi hồi phục. Hẳn đây không phải là vài cái hắt hơi sổ mũi thông thường. Trung Quốc đã xây mới hai bệnh viện chỉ trong vài tuần để ứng phó với bệnh dịch. Liệu đất nước chúng ta (New Zealand) có thể làm điều tương tự hay không?
Cong một chút thôi
Mục tiêu của chúng ta là giữ cho đồ thị trong giai đoạn hai càng phẳng càng tốt, giữ cho số ca nhiễm mới hàng ngày càng thấp càng tốt. Nếu làm được điều này thì chúng ta sẽ có thể điều trị cho tất cả những ai cần điều trị. Các bạn có thể chia sẻ trách nhiệm bằng cách rửa tay thường xuyên; tránh chạm vào miệng, mũi và mắt; giữ khoảng cách với người khác khi có dấu hiệu bệnh. Bạn cũng nên gọi thông báo trước khi đến các cơ sở y tế nếu cảm thấy không được khoẻ và muốn có sự chăm sóc riêng. Điều cuối cùng quan trọng là vì vô số nhân viên y tế của chúng ta bị cách ly vì họ đã (vô tình) tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm bệnh. Bốn mươi lăm nhân viên từ Bệnh viện North Shore đã được cách ly vì lí do kể trên.
Một điều chúng ta cần thực hiện sớm là giảm thiểu hoặc tránh tiếp xúc với người khác. Điều này được gọi là giữ khoảng cách xã hội (social distancing). Nếu bạn cần gặp gỡ đối tác, đừng ôm, bắt tay, bắt chân hoặc hôn. Nếu nhất thiết phải chạm vào nhau, dùng khủy tay hoặc đầu gối. Hãy làm việc tại nhà nếu có thể. Có vẻ hơi ngang trái một chút, giữ khoảng cách xã hội cũng có nghĩa là tránh các phương tiện giao thông công cộng (đến lúc mua xe đạp xịn rồi). Tiện thể, hãy tránh luôn các phòng tập thể dục, nhà thờ, rạp chiếu phim, buổi hòa nhạc, các sự kiện nơi đông người tụ tập. Ở cấp độ vĩ mô, chúng ta có thể phải đóng cửa trường học, bảo tàng, công sở đồng thời hạn chế giao thông công cộng và hủy bỏ các sự kiện cộng đồng. Đây là những gì Trung Quốc đã thực hiện hiệu quả và giờ đây Ý đang áp dụng ở một số khu vực.
Chuyển sang giai đoạn ba
Chúng ta chuyển sang giai đoạn ba khi dịch bệnh nằm trong sự kiểm soát hoặc khi tất cả mọi người đã bị nhiễm bệnh hết rồi. Tiêm chủng là một cách để tạo đề kháng cho mỗi cá thể, và với số lượng lớn thì có thể ngăn chặn dịch bệnh lây trực tiếp từ người sang người - đó là những gì miễn dịch cộng đồng có thể hứa hẹn.
Giả sử rằng chúng ta cần một đến hai năm để phát triển vac-xin phòng bệnh, việc kiểm soát dịch bệnh rõ ràng là cấp thiết và đó là những gì Trung Quốc đã làm và thành công. Tuy nhiên nếu không giữ vững các biện pháp nghiêm ngặt thì chỉ cần một vài trường hợp nhiễm bệnh cũng có thể mang dịch quay trở lại.
Đây là lý do giải thích tầm quan trọng của việc theo dõi diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu. Bất kỳ "vụ cháy" nào cũng có thể khiến tình hình thêm trầm trọng. Hiện nay, nhiều trường hợp nhiễm bệnh mới bên Trung Quốc là những người đã nhiễm virus khi đi du lịch nước ngoài. Trên lý thuyết, những trường hợp trên đưa Trung Quốc quay về giai đoạn một của đợt dịch. Điều may mắn là hiện nay Trung Quốc được trang bị kĩ những kiến thức và cơ sở y tế cần thiết. Ngoài ra chúng ta phải kể đến sự rõ ràng và quyết tâm của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh này.
Corona virus có khả năng bắt đầu từ loài dơi. Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa rõ làm thế nào nó lây từ dơi sang người. SARS đã lây truyền từ dơi sang người qua cầy hương. Trong trường hợp SARS, chúng ta đã ngăn chặn thành công sự lây lay trực tiếp từ người sang người. Điều này đã mang lại kết quả và SARS tạm thời biến mất tại thời điểm đó.
Hy vọng với trường hợp của Covid-19, nếu chúng ta có thể ngăn chặn sự lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thì đây cũng là cáo chung của chủng virus này. Và để điều đó thật sự xảy ra, tất cả chúng ta đều cần hành động.
---
Bài viết được tài trợ dịch thuật bởi anh Minh Triet Luu, founder Soft Decor với mong muốn đóng góp cho Spiderum những nội dung chất lượng, qua đó góp phần xây dựng một cộng đồng người trẻ Việt ham học hỏi, văn minh và giàu tri thức.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất