Làm việc vì đam mê! Ok, đam mê của ai?
Muốn biết một lực là kéo hay đẩy, phải xác định rõ chiều nào dương, chiều nào âm. Một điều gì đó là là tốt hay xấu, phải xem nó tốt...
Muốn biết một lực là kéo hay đẩy, phải xác định rõ chiều nào dương, chiều nào âm. Một điều gì đó là là tốt hay xấu, phải xem nó tốt với ai, xấu với ai. Không có chuyện gì hoàn toàn đúng hay sai, mà là khi nào đúng, khi nào sai.
Người ta cứ hay đưa ra những tiêu chuẩn được số đông chấp nhận, rồi xem đó là chân lí cho mọi người, kiểu: làm người phải có chí cầu tiến, phải có đam mê, phải hòa đồng vui vẻ, thậm chí cả những tiêu chí như "đàn ông phải biết uống rượu, hút thuốc" cũng từng hot một thời.

Những tổ chức lớn trả rất nhiều tiền cho các công ty, diễn giả chuyên khích lệ tinh thần làm việc để định kỳ tổ chức các hội thảo, các buổi "team building" nhằm "lên dây cót" tinh thần cho nhân viên. Các nhà lí luận giỏi viết sách khích lệ tinh thần làm việc kiểu: bạn hãy là người đi làm sớm nhất, về muộn nhất, hãy làm 200% sức lực và bạn sẽ được thăng tiến, được nể trọng, có các giá trị cần có khác trong cuộc sống. Các slogan nghe có vẻ hay kiểu "không có áp lực, không có kim cương" liên tục được các lãnh đạo nhắc đi nhắc lại...
Những điều nói trên nghe qua đều đúng, đều hay cả, nhưng tại sao nó liên tục được nhắc đi nhắc lại như vậy? Đó là vì người nghe quên xét xem nó đúng với ai, đúng khi nào. Vừa đi sự kiện về, vừa nghe sếp diễn thuyết thì thấy bừng bừng khí thế, nhưng sau đó 1 tuần hay 1 tháng, thì lại thấy sai sai, mà không biết sai ở đâu?!
Những tư tưởng kiểu "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" mãi đến khi hết hạn sử dụng mới có người thấy sai, và dám sống ngược lại với nó. Đó cũng là vì khi đang sống trong nó, người ta quên hỏi rằng nó đúng với ai! Ai là người đặt ra tư tưởng đó, nó có lợi cho ai? Ngày nay nhìn lại thì quá rõ ràng, thế thì những tư tưởng ngày nay mà chúng ta đang cho là đúng, là hay thì sao?
Hãy làm vì đam mê, nhưng đam mê đó của ai? Hãy cống hiến hết mình, nhưng cống hiến đó làm ra tiền cho ai? Thật buồn cười khi điều đó được hô hào bởi những người sử dụng lao động: họ chỉ đơn giản muốn tối đa hóa lợi ích nhận được so với đồng lương họ bỏ ra.
Tôi chỉ làm việc hết mình, không tính toán, không ngại khó nhọc, không quản thời gian khi đó là vì đam mê của chính tôi, kế hoạch của tôi hoặc vì tôi thích thế. Còn nếu đã là làm thuê thì xác định rõ ràng: anh cho tôi lợi ích gì (bao gồm tiền và các lợi ích khác), đổi lại tôi phải mang lại giá trị gì, thế thôi.
Tư tưởng của ai thì người đó thực hiện, đam mê của ai thì người đó làm, chớ nhập nhằng phí thời gian của nhau. Người mua và người bán sức lao động, đừng phí công đánh tráo khái niệm làm gì nữa. Cứ rõ ràng và sòng phẳng, sẽ hạnh phúc cho cả hai.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Huskywannafly

Bài này đọc em có một cảm giác rất là nhanh và gấp gáp, như anh đang bị ai đó dí vậy :))
Cám ơn anh, bài viết gọn và súc tích!
- Báo cáo

Nhất Bảo

Cảm nhận hay ghê em! Quá đúng, lúc sáng viết vội xong đi ăn :))) Cái này status trên FB :v
- Báo cáo

AdamHN
Công bằng là công bằng, quyền lợi luôn đi cùng trách nhiệm. Nếu hợp chấp nhận được thì làm, bằng không thì có thể nghỉ hoặc đòi quyền lợi.
- Báo cáo
yeusach
lý thuyết cho sự hết mình vì công việc luôn đúng. đó chính là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của xã hôi. chỉ có sự đánh giá giá trị của sếp và nhân viên mới là vấn đề mâu thuẫn
- Báo cáo

Bùi Hữu Hoài Nam
Rất thích câu nói "Làm vì đam mê, nhưng đam mê của ai". Bài viết đúng cái mà mình đang suy nghĩ.
- Báo cáo
Duyminh89
Nó rõ ràng và súc tích, không dài dòng và tôi thích cái cách diễn đạt này. đúng như tiêu chí "chớ nhập nhằng làm mất thời gian của nhau"... like.
- Báo cáo