Lầm tưởng về người mắc bệnh tâm lý mà truyền thông hướng sai chúng ta
Heyyy !!! Có phải khi nhắc tới người rối loạn tâm lý là bạn sẽ nghĩ tới tự kỷ hay tâm thần không? Nếu không, xin chúc mừng!! Nếu có...
Heyyy !!! Có phải khi nhắc tới người rối loạn tâm lý là bạn sẽ nghĩ tới tự kỷ hay tâm thần không? Nếu không, xin chúc mừng!! Nếu có thì đừng buồn vì đó có thể là một trong những sai lầm mà các bộ phim ảnh đã khiến cho bạn lầm tưởng như vậy. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu những lầm tưởng mà có thể bạn đang mắc phải khi nghĩ về họ nhé.
Đây là video của bài viết này nhé : https://youtu.be/opEgnpyqGwU . Đừng quên like, share, subscribe nếu bạn thích nó <3
1. Hầu hết họ được miêu tả là tội phạm bạo lực
Giết người, đánh nhau, cứa cổ người thân,... có rất nhiều cách để miêu tả những người rối loạn tâm lý như vậy trong một phim. Chung quy lại thì đó là tội phạm bạo lực. Điều này có thể là cool ngầu trong các thước phim, nhưng các tình huống giật gân đó lại mang đến một cái nhìn không mấy thiện cảm về người rối loạn tâm lý. Sẽ thế nào nếu mọi người cho rằng bạn tự kỷ và cần tránh xa vì sợ những hành động dại dột của bạn?
2. "Nhìn phát là biết nó bị thần kinh!"
Đám đông nhìn vào bạn và nói rằng bạn chắc chắn không bình thường chỉ bởi bạn quên chải đầu, mắt bạn quầng thâm do làm việc suốt mấy đêm liền, tay chân dơ bẩn do không có thời gian tắm. Đó tương đồng với cách nhìn mà khán giả thường nghĩ về người mắc bệnh tâm lý khi nhắc đến. Có một cái gì đó phân biệt giữa người mắc bệnh và người bình thường do những miêu tả của các bộ phim : Họ mặc quần áo xộc xệch, đầu tóc bù xù do vò đầu nhiều, co giật tay như bị ma nhập.
3. Trẻ con, ngu ngốc, siêu thông minh hay ám ảnh về điều gì đó.
Nếu bạn đã biết về Joker, một siêu tội phạm, siêu thông minh, siêu ám ảnh nhưng lại siêu...không bình thường. Điều này có thể gây thích thú trên màn ảnh nhưng hãy thử nghĩ nếu bạn ngồi kế bên một anh chàng như Joker, bạn sẽ cầm cốc nước đi sang bàn khác hay sẽ ngồi lại suy nghĩ tại sao hắn lại rạch môi như thế? Một số một phim miêu tả về cách cư xử ngu ngốc như trẻ con của người rối loạn tâm lý. Những miêu tả như vậy chẳng thể giúp người xem cảm thông với họ, mà trái lại còn tạo ra một cái nhìn khinh rẻ, khó mà cảm thông được với họ.
4. "Nó đúng là đồ tâm thần!"
À thì bệnh tâm lý không nhất thiết phải là tâm thần hay tự kỷ đâu các bạn ạ. Đôi khi nó chỉ đơn giản như là các bạn bị stress, các bạn thiếu ngủ, hay các bạn sợ độ cao,... Nó chỉ đơn giản như thế. Tất nhiên cũng có những trường hợp nặng hơn, phức tạp hơn, nhưng như thế thì là hiếm gặp đó. Tuy vậy, khi trước, trên TV, người ta sẽ chẳng chiếu cảnh nhân vật chính đi đến bác sĩ tâm lý để điều trị stress đơn thuần (Bây giờ thì mình thấy cũng có khá nhiều rồi). Vì thế ta không nên đánh đồng tất cả người bệnh. Trong điều kiện khác nhau, môi trường khác nhau mà bệnh khác nhau. Chính vì thế mà điều trị tâm lý lại một ngành khó, và trả lương khá cao.
5. Đám đông nghĩ họ sẽ ở trong nhà thương điên suốt đời.
Họ không thể hồi phục mà phải không ? - Maybe
Họ sẽ bình thường trở lại thôi ! - Maybe
Họ sẽ bình thường trở lại thôi ! - Maybe
Chỉ là câu trả lời có thể cho việc hồi phục hay không hồi phục từ bệnh tâm lý. Nó phụ thuộc rất nhiều về loại bệnh mà người đó mắc phải hay cách thức, thái độ của người tham gia điều trị. Ví dụ thế này:
Một người đàn ông bị rối loạn cảm xúc. Ông ta được cho uống một loại thuốc mà tác dụng phụ của nó là làm ông ta giảm trí nhớ. Đôi khi nó sẽ dẫn tới việc lơ đãng quên uống thuốc cho ngày hôm nay. Thế là triệu chứng cũng chẳng có biến chuyển gì nhiều theo hướng tích cực.
Đôi khi một nhân vật lớn tưởng, cứ cho là 80 tuổi đi, lại xuất hiện trong nhà thương điên như một lão gàn dở thích tưới cây mỗi ngày. Làm cho trong tiềm thức ta nghĩ rằng họ đang bị giữ lại ở đây đến già mà chẳng thể điều trị được.
Nhưng thực tế chứng minh là các bệnh tâm lý hoàn toàn có thể chữa khỏi. (Ý tớ không kể đến các rối loạn nhẹ như stress, thiếu ngủ,... cái này đa phần có thể tự hồi phục)
Tóm lại: Phim thì hay đấy, chẳng có gì chê phim cả. Nhưng đừng để góc nhìn của chúng ta về người rối loạn tâm lý sai lệch. Bạn có một thằng bạn tự kỷ ở trong lớp, người mà luôn cư xử như thiếu I-ốt, hãy chơi với họ. Bạn thấy một người mắc chứng sợ bóng tối và không dám đi qua lối đi đó, hãy nắm tay và dắt họ đi. Tôn trọng và đối xử bình đẳng với những người rối loạn tâm lý mới chính là cách giúp họ mau khỏi bệnh.
P/s: Bài viết này được dựa trên cuốn sách Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt - Tập 4, của nhóm tác giả Beautiful Mind VietNam và EzPsychology. Sau khi mình đọc xong thì những gì mình hiểu và cảm nhận được viết lại theo sườn đó.
Link mua sách nếu các bạn có hứng thú : https://tiki.vn/tam-ly-hoc-trong-nhay-mat-tap-4-p698600.html?src=search&2hi=1&keyword=tâm+lý+học+trong+nháy+mắt
Combo 5 cuốn rất hay, đáng để đọc, không khô khan như mấy cuốn sách trong trường Y đâu. Mặc dù tui thích tâm lý nhưng tui lại chẳng thể đọc nổi sách trường tui =))
Anyway, cảm ơn.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất