Hai giả thuyết

Thuở ban đầu, tâm lý học nhìn nhận LGBT như một mental disorder. Cho đến những thập niên 70 của thế kỷ trước, LGBT được xóa khỏi danh sách các chứng rối loạn tâm lý và các nghiên cứu về nó cũng dừng lại. Việc xóa bỏ nó khỏi danh sách này không xuất phát từ cơ sở khoa học, mà xuất phát từ sức ép của phong trào political correctness. Các phong trào LGBT đều là các political activity với mục đích chính là thuyết phục công chúng tin theo lý tưởng của nó, chứ không phải tìm ra sự thật hay giải quyết các vấn đề xã hội.

 Lời trích trên đây đại diện cho một trong hai luồng tư tưởng về LGBT+ song song tồn tại hiện nay. Hai tư tưởng mà trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được gọi là 2 giả thuyết:

      Giả thuyết 1. LGBT+ là xu hướng tự nhiên

      Giả thuyết 2. LGBT+ là sản phẩm của truyền thông

 Không cần phải thường xuyên theo dõi những hoạt động của cộng đồng LGBT, chúng ta cũng hiểu được tư tưởng đầu tiên (giả thuyết 1) càng ngày càng được công chúng đón nhận rộng rãi và được những nhà đấu tranh cho nhân quyền, các nhà tâm lý biện luận ủng hộ. Nhưng cũng chính vì nó đại diện cho số đông và cũng vì nhiều người đã đi theo hướng ấy (nói gì thì cũng đã nói cạn =))), nên tôi xin phép không múa rìu đi lại vào lối mòn này nữa.
 Vậy trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta hãy cứ chấp nhận giả thuyết số 2 "LGBT+ là không tự nhiên".
Nhà Trắng chúc mừng cộng đồng LGBT tháng 6 năm 2015

Nếu LGBT+ là không tự nhiên

 Vậy con người lại mặc quần áo có là tự nhiên không? Tất cả những vật chất nhân tạo này có là tự nhiên không? Sự phát triển của xã hội này có là tự nhiên không?

     Thì nó là nhân tạo

 Đúng vậy, nếu chấp nhận giả thuyết thứ 2, chúng ta cần nhìn nhận LGBT như một sản phẩm, một văn hóa của nhân loại. Nó cần được xét như bất cứ thứ văn hóa nào của con người.

     Tiêu chí thải loại một thứ nhân tạo

 Văn hóa, phát minh hay bất cứ thứ gì do con người tạo ra có những cái cần thải loại, có những cái được giữ lại và phát triển. Mặt khác, bất cứ thứ gì cũng có mặt tiêu cực của nó - kể cả những cái được giữ lại, ví dụ: phương tiện đi lại, ngôn ngữ,... Chính vì thế, nếu người ta cứ thải loại hết thì thải luôn chính người ta đi còn gì. =)) Xét cho cùng thì con người cũng là nhân tạo mà. =))
 Vậy tiêu chí để thải loại một điều gì đó không phải là nó có tiêu cực hay không, mà là một quá trình so sánh giá trị mang lại cho từng hành động.

      Tiêu cực hay tích cực?

(G) Giá trị của việc Giữ lại thứ đó = (G.tích) Mặt tích cực của thứ đó - (G.tiêu) Mặt tiêu cực của thứ đó
(L) Giá trị của việc Loại bỏ thứ đó = (L.tích) Mặt tích cực của loại bỏ thứ đó - (L.tiêu) Mặt tiêu cực của loại bỏ thứ đó
     Nếu Tiêu cực > Tích cực => Tổng thể tiêu cực
     Nếu Tiêu cực < Tích cực => Tổng thể tích cực
     Nếu Tiêu cực = Tích cực => Tổng thể trung hòa

      Giữ lại hay Loại bỏ?

     TH1: Tổng thể G tích cực, L tích cực => cần so sánh sâu
     TH2: Tổng thể G tiêu cực, L tiêu cực => cần so sánh sâu
     TH3: Tổng thể G tiêu cực, L tích cực => Loại bỏ
     TH4: Tổng thể G tích cực, L tiêu cực => Giữ lại
Với trường hợp LGBT+, dù nó có là sản phẩm của truyền thông đi chăng nữa, thì chúng ta không thể phủ nhận có một lượng không nhỏ người thuộc LGBT+ trên thế giới. Tôi xin đề ra các câu hỏi sau:

L. NẾU LOẠI BỎ

    L.tích. TÍCH CỰC gì?

L.tích.1. Cho người LGBT+?

 Mỗi người cảm nhận tốt theo một định nghĩa khác nhau. Chúng ta không nên và không thể áp đặt cái sự TỐT của chúng ta lên người khác. (Trong khi rất có thể, thằng khác nó cũng đang cười vào mặt chúng ta vì chúng ta khác nó. =)))
 Nhưng những người trong cuộc không đủ sáng suốt để nhận ra rằng mình đang ở trong tình trạng tồi tệ thì sao? À vâng, rồi sẽ có một đứa nói thẳng là: "Hôn nhân của bạn nó không đi đến đâu đâu, các bạn đang sống trong cái thứ tình yêu mù quáng nhất tôi từng thấy. Hãy thức tỉnh đi. Li hôn ngay còn kịp ạ."
Cờ lục sắc tại Nhà thờ Waldensian Evangelical tại Rome, Ý
 Khôn hơn một chút là lí luận: "Những thằng điên thì chẳng bao giờ nói mình điên. Những thằng say chẳng bao giờ nói mình say." Cái này, lát nữa chúng ta sẽ bàn tiếp. =)) 

      L.tích.2. Cho người khác?

 À có. Chúng ta đỡ được thảm họa ngứa mắt - một căn bệnh nguy hiểm vô cùng. :v Kèm theo đó là lợi ích tinh thần cho đội ngũ ưu tú chuyên phòng chống bệnh ngứa mắt =))
Cái thứ hai nữa là chúng ta sẽ duy trì được nòi giống trên thế giới dựa vào biện pháp ép nhau giao phối.

    L.tiêu. TIÊU CỰC gì?

      L.tiêu.1. Cho bản thân người LGBT+

Bởi lẽ chúng ta chúng ta chữa bệnh khi nó gây hại đến cuộc sống chúng ta. LGBT+ có gây hại cho bản thân họ đến nỗi cần chữa không?
Tiếp tục luận điểm "Những thằng điên thì chẳng bao giờ nói mình điên. Những thằng say chẳng bao giờ nói mình say." Tạm bỏ qua cái sự phiến diện trong câu nói trên (vì biết đâu có những thằng điên nhận mình là điên và có thằng say nhận mình là say thì sao =))). Bệnh nhân tâm thần không ý thức được tình trạng của mình, nhưng có 2 thứ tôi muốn nói:
Điều tiên quyết để chúng ta chung tay tống bệnh nhân tâm thần vào trại là:
     1. Họ tổn hại đến thân thể mình (không phải tâm hồn, vì chúng ta có biết họ làm gì với tâm hồn họ đâu mà tống vào trại =)))
     2. Họ tổn hại đến người khác (không bao gồm việc mắt người khác "bỗng dưng ngưa ngứa", vì nếu bắt con người chữa bệnh vì lí do "khiến người khác ngứa mắt" thì trên thế giới chắc chẳng còn mấy người dị tính bình thường để duy trì nòi giống =)))

     L.tiêu.2. Cho người khác?

 Thất thoát nguồn lực khi giới LGBT đi lo đấu tranh tiếp. Trong khi nếu không cần đấu tranh thì họ có thể tập trung cống hiến cho xã hội.
 Sống trong áp bức, kỳ thị, cộng đồng LGBT sẽ sinh ra những phản ứng tiêu cực, sinh ra tội phạm, tệ nạn xã hội,...

G. NẾU GIỮ LẠI

    G.tiêu. TIÊU CỰC gì?

      G.tiêu.1. Cho người LGBT+?

Nếu bạn bị ép sống theo cách người khác muốn, chắc hẳn không dễ chịu rồi. Tôi nhớ đến chiếc hijab của phụ nữ Hồi Giáo. Một cơ man các nhà bảo vệ nữ quyền đã chống lại chiếc hijab đó với lí do: "hãy để phụ nữ Hồi giáo tự do".
Vấn đề là rất nhiều phụ nữ Hồi giáo muốn được đeo nó, họ cảm thấy không thoải mái khi bị áp đặt tư duy, áp đặt lên quyền được quyết định thân thể của mình.

      G.tiêu.2. Cho người khác?

Trụy tim vì phát hiện con cái, người thân là LGBT+: Cái này là do tâm lí, sức khỏe của chính người trụy tim và áp lực xã hội chứ không phải do bản thân đứa con. Những hệ quả như con cái trong gia đình LGBT+ bị áp lực tâm lý đều thuộc về loại này và xuất phát từ áp lực xã hội.
Dân số giảm? =)) Chưa tính đến "tính khả thi" của giả thuyết này, thì một cuộc tẩy chay trên diện rộng trong khi nguồn gen có sẵn và ống nghiệm vẫn đầy nó có hơi làm lố? =))
Còn một trường hợp khác là ngứa mắt. Ở trường hợp này, tôi có một lời khuyên chân thành. Các bạn nên đến gặp bác sĩ xin đơn và mua thuốc về nhỏ. Giàu hai con mắt mà, mắt quan trọng lắm. =))

    G.tích. TÍCH CỰC gì?

      G.tích.1. Cho bản thân người LGBT+?

Nếu bạn được tự do sống lựa chọn cuộc đời bạn, bạn sẽ thấy thoải mái chứ?
Nếu có, đó là câu trả lời của những người LGBT đang đấu tranh cho quyền lựa chọn của họ. Đúng vậy, chúng ta có quyền được sống, được mưu cầu...
Khoan, đằng ấy bảo không à? Ok ổn thôi. Như thế thì chẳng phải đằng ấy cũng đang được tự do lựa chọn cách sống của mình: "được áp đặt bởi người khác" hay sao? =))
Những đám cưới trong ngày đầu tiên hôn nhân đồng giới được công nhận tại Mỹ

     G.tích.2. Cho người khác?

Một xã hội nơi những con người hạnh phúc và thỏa mãn. Họ có cơ hội cống hiến nhiều hơn, không mất thời gian để lo nghĩ che giấu,...
Tóm lại là cái lợi này nhiêù người đi trước đã bàn, mình xin phép không đi lại lỗi mòn nữa. =))


Bài viết trên đây được phát triển từ comment của tôi trên một diễn đàn tâm lý không chuyên. Bài có dẫn một số nội dung bình luận của người khác, giữ nguyên ý nhưng đã sửa đổi câu chữ nhằm bảo mật danh tính.