Nhiều người trẻ mặc định rằng phải đi làm thật nhiều, nhảy việc thật nhiều mới có thể lên kinh nghiệm và để cho CV hoành tráng. Tuy nhiên, có đúng là nhảy việc sẽ giúp mình lên nhiều kinh nghiệm không hay nó là cách trốn tránh thử thách đằng sau cụm từ “Còn trẻ mà”? Có nhiều người nói không phù hợp thì nhảy việc thôi, hay gặp nhiều rào cản không thể chôn chân 1 chỗ thì phải nhảy. Vậy theo bạn thế nào là phù hợp, phân biệt thế nào giữa rào cản và thử thách?

Không ai làm một công việc cả đời. Nhưng cũng chẳng thể phát triển khi làm những công việc quanh đi quẩn lại chỉ kết thúc trong vài ba tháng. Vậy làm thế nào để đưa ra quyết định nhảy việc một cách đúng đắn, không phải dựa vào cảm xúc bốc đồng? 

1. Đảm bảo rằng bạn đã học được điều gì đó từ công việc hiện tại. 

Mỗi một công việc đều cho mình những kinh nghiệm, bài học để “gói mang về” dù là ít hay nhiều. Nếu bạn cảm thấy mình không học được gì, không có gì thay đổi trước và sau khi đi làm, chắc chắn bạn đã không thử sức, lăn xả vì công việc hết mình. 
Những kinh nghiệm học được ở công ty cũ sẽ là những điều NTD tương lai khai thác ở bạn. Họ cần biết khả năng tiếp nhận kiến thức, mindset và skillset trong ngành của bạn, cũng như lí do tại sao bạn lại nhảy việc. 
turned-on flat screen TV
Dù có thích công việc của mình hay không, bạn vẫn phải có trách nhiệm với nó.
Trước khi nghỉ vậy, hãy chắc chắn rằng mình đã tích lũy được những bài học cần thiết

Trước khi nghỉ vậy, hãy chắc chắn rằng mình đã tích lũy được những bài học cần thiết
Vậy nên nếu chưa bổ sung được kiến thức chuyên môn hay cải thiện kĩ năng làm việc, hãy gạt suy nghĩ “Còn trẻ mà” để nhảy việc mà hãy ở lại khai thác hết khả năng của bản thân. Còn nếu bạn đã cảm thấy mình không còn thấy đc điều gì mới mẻ ở công ty cũ nữa, hãy sang bước thứ 2. 

2. Trau dồi cho mình một định hướng và các nguyên tắc làm việc

Một trong những lí do nhảy việc đa số xuất phát từ công việc hiện tại không đáp ứng được kì vọng. Thiết lập những nguyên tắc trước khi nhảy việc sẽ giúp quyết định của bạn bớt phần cảm tính và quan trọng hơn, mở ra cơ hội tiếp cận những công việc thật sự đúng kỳ vọng.
Trước đây mình bị mắc một cái bẫy “overachiever”, tức là cái gì cũng muốn làm, cái gì cũng ôm đồm. Lúc đó mình nghĩ rằng mình đang làm nhiều để tích lũy nhiều, tuy nhiên thực chất lúc đó mình chỉ đang đi loanh quanh nhặt nhạnh những kinh nghiệm mà mình chưa chắc đã có ích cho công việc mơ ước. Vậy nên để tránh chọn việc bừa bãi rồi nhảy việc theo cảm tính, bạn hãy đặt cho mình câu hỏi “ Mình đang ở đâu trên hành trình đạt tới công việc tương lai? Mình đang thiếu cái gì, mục tiêu mình cần đạt được trong công việc tiếp theo là gì?” Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết mình nơi nào sẽ phù hợp để xây dựng và phát triển chúng, cũng như thoát khỏi vòng tròn nhảy việc luẩn quẩn.
person writing bucket list on book
Mình đang ở đâu trên hành trình đạt tới công việc tương lai? Mình đang thiếu cái gì, mục tiêu mình cần đạt được trong công việc tiếp theo là gì? Loại hình công ty nào sẽ phù hợp với kì vọng của mình? Hãy list hết ra câu trả lời để có cái nhìn tổng quan về kỳ vọng, mục đích, hướng đi của bản thân nhé

Mình đang ở đâu trên hành trình đạt tới công việc tương lai? Mình đang thiếu cái gì, mục tiêu mình cần đạt được trong công việc tiếp theo là gì? Loại hình công ty nào sẽ phù hợp với kì vọng của mình? Hãy list hết ra câu trả lời để có cái nhìn tổng quan về kỳ vọng, mục đích, hướng đi của bản thân nhé

3. Hiểu rằng vấn đề xuất phát từ bạn, hay từ công ty?

Mấu chốt của nhảy việc để lên kinh nghiệm hay trốn tránh thử thách nằm ở câu hỏi này. Vậy xác định thế nào? 
- Liệt kê những điều tiêu cực bạn trải qua có thể thay đổi không
- Xem xét nó chỉ xảy ra với mình bạn hay với nhiều người khác. 
=> Nếu vấn đề xuất phát từ bạn, hãy suy nghĩ xem mình có thể làm gì để khắc phục chúng. Đừng để cảm xúc tiêu cực khiến bản thân trốn chạy trước những thử thách có thể giải quyết được. 
=> Nếu vấn đề xuất phát từ cách vận hành – văn hóa của công ty không phù hợp, đây là lúc bạn đã có đủ kinh nghiệm mình cần và đi tìm cho mình một môi trường tốt hơn. 
Overall lại, mình chỉ muốn nói rằng đừng lấy cái cớ còn là sinh viên, còn trẻ mà để dễ dãi với cơ hội hay công việc mình đang làm. Nhảy việc không xấu nhưng đừng bừa bãi, hãy có trách nhiệm và xây dựng uy tín của mình bất kể công việc nó bạn có thích hay không. 
Nếu thấy bài viết có ích thì đừng quên upvote cho mình nhé. Mình cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết và chúc bạn một ngày tốt lành.