[LẠI THẤY CHÁN RỒI ĐẤY...]
Sau đợt "dãn cách xã hội" dài đằng đẵng vừa qua, trong không khí cả nước nô nức bước vào trạng thái "bình thường mới" thì mình để ý...
Sau đợt "dãn cách xã hội" dài đằng đẵng vừa qua, trong không khí cả nước nô nức bước vào trạng thái "bình thường mới" thì mình để ý có những điều hơi khang khác. Lang thang trên các diễn đàn và đọc các bài viết thì mình thấy có một phần kha khá các bạn trẻ đang cảm thấy chán việc và có những bạn đã thực sự nghỉ (hoặc bị cho nghỉ) sau đợt giãn cách xã hội. Các cụm từ kiểu như "công việc không phù hợp", "đi tìm cơ hội mới" hoặc là "không biết mình muốn làm gì" nhan nhản khắp nơi, vậy tại sao lại như vậy? Trong cái post này mình chỉ phân tích một vài ý nhỏ và đưa ra một vài nhận xét cá nhân cho tình trạng này nên sẽ có nhiều thiếu sót. Ok, bắt đầu nào.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (gọi là NEET, tiếng Anh: Youth not in employment, education or training) trong quý I năm 2020 là 11,5%, xấp xỉ 1,47 triệu người và nhiều hơn quý trước 2%. Dịch bệnh đúng là có ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế và số người trẻ thất nghiệp cũng phản ánh rõ một phần, tuy nhiên mình tò mò là trong số đó có bao nhiêu người không hề biết định hướng ngành nghề và bao nhiêu người cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm? Mình nghĩ khi thu thập được những thông tin này, nhà nước sẽ có nhiều thông tin để ra quyết định và xây dựng chính sách, hành động phù hợp hơn (mặc dù rất khó).
Tại sao các bạn trẻ lại chán công việc mình đang làm? Diễn biến thường là như sau: những bạn này không thích công việc của mình, và mỗi ngày đi làm thì sự ức chế theo đó ngày càng tăng, từng chút một, cho đến một điểm giới hạn và bùm, các loại khủng hoảng xảy ra. Vậy nguyên nhân đến từ đâu? Mình thấy có 2 nguyên nhân chính như sau: (1) Gap giữa kỳ vọng và thực tế, (2) Các yếu tố nhân thân như gia đình, xuất thân,...
Có một sự thật là khi mới ra trường mình có kỳ vọng rất cao là với bộ kỹ năng này mình sẽ sẽ vào làm cho tập đoàn, tổ chức ABC, đạt mức lương XYZ và được làm việc với những người toàn tài toàn đức. Cơ mà thực tế lại không như vậy, thực tế đấm vào mặt mình liên tục từ lúc ra trường đến giờ, và có lúc mình thấy chán thật. Gap giữa kỳ vọng và thực tế xảy ra khi mình không hề hiểu rõ đặc thù của nghề nghiệp mình đang làm, mình cứ vẽ ra một bức tranh đẹp đẽ và khi đối diện với thực tế thì mình cảm thấy mọi thứ như sụp đổ. Dần dần thì chán việc, KPI không hoàn thành, và kết quả tất yếu là được mời khéo đi chỗ khác làm. Thực ra thì nguyên nhân này có thể xử lý bằng việc bạn chịu khó tìm kiếm thông tin và kết nối với các anh chị hướng nghiệp để có thêm nhiều thông tin và sự chuẩn bị hơn, từ đó công việc mà bạn mong muốn sẽ được định hình rõ ràng.
Nhóm 2 thì phức tạp hơn, họ thậm chí còn không biết được mình có những kỹ năng gì hoặc hướng đi thế nào, họ khác với nhóm trên là chỉ bị thiếu thông tin, họ đơn giản chỉ là không biết mình là ai. Trong nhóm này thì sự ảnh hưởng của gia đình (hoặc người thân) khá lớn đến các quyết định nghề nghiệp của họ. Vào tuần trước trong buổi tọa đàm "Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ", TS Đặng Hoàng Giang và thầy Trần Ngọc Hiếu có thảo luận đến vai trò của gia đình trong việc định hình con người và tính cách của các bạn trẻ. Những bạn nào có một tuổi thơ không mấy êm đẹp hoặc gặp phải những cha mẹ độc hại (toxic parent) thì sẽ có xu hướng gặp khó khăn trong việc xây dựng và đi tìm bản thân mình. Lý do là những vấn đề trong quá khứ thay vì được chữa lành và được thừa nhận bởi khổ chủ thì lại được giấu đi. Vậy nên khi đến tận lúc họ trưởng thành và ra ngoài xã hội, những vấn đề ấy vẫn còn đó, chúng chỉ chực chờ bộc phát ra. Mình tin là có không ít các bạn trẻ gặp vấn đề như vậy, tuy nhiên số lượng các bác sĩ tâm lý, người hướng nghiệp cũng như sự quan tâm dành cho vấn đề này chưa thực sự được coi trọng.
Có một giải pháp có thể nói là khá khó khăn nhưng giải quyết được một phần gốc rễ của cả hai nguyên nhân, đó là đối thoại với bản thân mình. Chỉ khi thành thực với bản thân thì bạn mới có thể biết được mình có những vấn đề gì, mình có năng lực gì và mình là ai. Tuy nhiên đối thoại với bản thân là điều không hề dễ dàng và cần có rất nhiều nỗ lực và thời gian, bởi lẽ bạn sẽ phải đào đến tận những góc khuất sâu nhất trong con người mình, nhìn vào đó, và biết là sẽ rất đau đớn và khó chịu nếu làm vậy. Có những người lý luận tốt, kiến thức rộng, có thể tranh luận hàng trăm chủ đề nhưng khi nói, chia sẻ về bản thân mình thì lại lảng tránh, cảm thấy khó chịu, dù cho người đối diện có chuyên môn về tâm lý. Tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu có nói một câu mình thấy rất hay đại ý như thế này: Không gì khổ đau hơn hành trình tìm kiếm bản thân mình, nhưng cũng không có gì hạnh phúc hơn việc ta tìm được nó.
Có một giải pháp có thể nói là khá khó khăn nhưng giải quyết được một phần gốc rễ của cả hai nguyên nhân, đó là đối thoại với bản thân mình. Chỉ khi thành thực với bản thân thì bạn mới có thể biết được mình có những vấn đề gì, mình có năng lực gì và mình là ai. Tuy nhiên đối thoại với bản thân là điều không hề dễ dàng và cần có rất nhiều nỗ lực và thời gian, bởi lẽ bạn sẽ phải đào đến tận những góc khuất sâu nhất trong con người mình, nhìn vào đó, và biết là sẽ rất đau đớn và khó chịu nếu làm vậy. Có những người lý luận tốt, kiến thức rộng, có thể tranh luận hàng trăm chủ đề nhưng khi nói, chia sẻ về bản thân mình thì lại lảng tránh, cảm thấy khó chịu, dù cho người đối diện có chuyên môn về tâm lý. Tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu có nói một câu mình thấy rất hay đại ý như thế này: Không gì khổ đau hơn hành trình tìm kiếm bản thân mình, nhưng cũng không có gì hạnh phúc hơn việc ta tìm được nó.
Tổng kết lại, mình thấy vượt qua được những khó khăn, chênh vênh lúc giai đoạn đầu rất quan trọng. Vì sau này bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thứ khác nữa có khi còn tồi tệ hơn và bạn sẽ có lúc bạn phải làm chỗ dựa cho người khác. Bạn sẽ ra sao nếu như đối đầu với các khủng hoảng, thách thức mới khi chính những vấn đề cũ còn chưa giải quyết xong? Giải quyết được những vấn đề mang tính cá nhân như thế này thật không dễ và cũng chẳng phải chỉ xong một sớm một chiều, tuy nhiên mình nghĩ nếu nhận thức sớm và có ý thức muốn giải quyết điều đó thì sẽ tốt hơn.
PS: Chém gió nhiều do đợt này nhiều việc ập đến quá, may công việc chính vẫn khá ổn, vẫn được nhiều người support nên mới không bị sập.
PS2: Ảnh này lấy từ game Florence (giá cũng hơi chát). Game này nói về hành trình đi tìm tình yêu và đam mê của mình của cô gái 25 tuổi Florence Yeoh. Game hay và nhẹ nhàng, mọi người nếu có điều kiện thì tải crack ... à nhầm mua nhé.
PS2: Ảnh này lấy từ game Florence (giá cũng hơi chát). Game này nói về hành trình đi tìm tình yêu và đam mê của mình của cô gái 25 tuổi Florence Yeoh. Game hay và nhẹ nhàng, mọi người nếu có điều kiện thì tải crack ... à nhầm mua nhé.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất