CÓ BỐ MẸ KIỂM SOÁT QUÁ MỨC TỪ THỜI THƠ ẤU CÓ THỂ LÀ LÝ DO TA VẬT LỘN VỚI CÁC MỐI QUAN HỆ XUNG QUANH KHI TRƯỞNG THÀNH
Nghiên cứu trên 184 người trẻ từ 13 đến 32 tuổi tại Mỹ, thông qua việc trả lời các câu hỏi về mức độ kiểm soát của bố mẹ và test các...
Có bao giờ bạn tự thắc mắc, tại sao mình mãi không có người yêu như bạn bè xung quanh? Bạn bè của bạn có hay nhận xét bạn bằng những câu như “ Tại mày kén chọn quá đấy nên mới không có người yêu”? Bạn tự ngẫm lại, và có khi thấy đúng là bản thân có hơi kỹ tính, hoặc sợ việc phải cam kết/ thân mật hay bước vào một mối quan hệ chẳng hạn. Nếu điều này là đúng thì xin chia buồn, có thể nguyên nhân sâu xa của những dấu hiệu này bắt nguồn từ thời thơ ấu của bạn, mà gốc rễ chính là từ mối quan hệ không “healthy và balenciaga” với các đấng sinh thành kiểm soát con cái quá mức 😞
Nghiên cứu trên 184 người trẻ từ 13 đến 32 tuổi tại Mỹ, thông qua việc trả lời các câu hỏi về mức độ kiểm soát của bố mẹ và test các triệu chứng trầm cảm cũng như mức độ trưởng thành về mặt xã hội và tâm lý, cho thấy những đứa trẻ có bố mẹ kiểm soát quá mức ( “luôn muốn làm điều tốt nhất cho con mình”), có tương lai khác với các bạn đồng trang lứa. Chúng không có học vấn cao bằng các bạn, và cũng không có mối quan hệ lãng mạn trước độ tuổi 32. ( Từ Đại học Virginia, Charlottesville (16/06/2020)).
👉 Hãy check xem liệu bố/ mẹ của bạn có từng/đang:
+ Theo dõi và kiểm soát qua mọi hành động của con cái, nơi chốn chúng đến, và trông nom đời sống xã hội của chúng quá mức. Việc kiểm soát hành vi (behavioral control) này là để đảm bảo các hành động của đứa con phải phù hợp với các chuẩn mức xã hội và hình ảnh của gia đình, dòng họ.
Ở một chừng mực nào đó, kiếm soát hành động của con là điều nên làm để giúp chúng được định hướng, dạy dỗ và hành xử đúng mực. Nhưng khi lạm dụng quá đà, kiểm soát đến từng chi tiết của cuộc sống con cái, bố mẹ sẽ trở thành người kiểm soát quá mức.
+ Cố gắng điều khiển con cái, không chỉ qua các luật lệ, mà còn qua việc thao túng dựa trên cơ sở khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Ví dụ như thông qua việc đối xử im lặng và phớt lờ cho đến khi đứa con chịu làm điều họ muốn (giving the silent treament).Ví dụ, nếu bạn khăng khăng đi chơi với bạn hôm đó nhưng bố/mẹ không muốn bạn đi, họ có thể sẽ làm mặt lạnh và tuyệt đối không nói năng câu nào với bạn (nhưng vẫn cho bạn biết họ đang làm thế), cho đến khi bạn lùi bước và đồng ý ở nhà như ý họ muốn. Ngoài ra còn vô số hình thức khác như ruồng bỏ (love withdrawal), thể hiện sự thất vọng, không chấp nhận (showing dissapoinment, disspproval), hay chế nhạo con cái (shaming).
Không phản hồi với những yêu cầu về mặt tâm lý và cảm xúc của con, ràng buộc, thao túng và khiến chúng nghĩ rằng những trải nghiệm tâm lý của mình là vô căn cứ, hoang đường. Việc này được gọi là kiểm soát tâm lý (Psychological control) và nó xâm phạm sự phát triển về mặt cảm xúc và tâm lý của con cái, làm cho đứa con bị phụ thuộc về mặt cảm xúc vào bố/mẹ mình.
Trẻ em có bố mẹ kiểm soát quá mức về tâm lý miêu tả bố mẹ rằng họ rất xâm phạm quyền cá nhân, bảo vệ quá mức, có tính kiểm soát cao, hay ra lệnh, và điều khiển thông qua con bằng cách khơi dậy sự tội lỗi của chúng.
Vậy cụ thể, những đứa con phải trải qua việc này sẽ gặp những bất lợi gì khi lớn lên?
😖 Một vài hậu quả khi trưởng thành:
1. Gặp vấn đề phát triển sự tự chủ/ thiếu quyết đoán.
Đây là khả năng suy nghĩ cho cá nhân và hành động một cách độc lập. Người trẻ có tư duy tự chủ lành mạnh có xu hướng được yêu mến hơn và dễ dàng trong việc hình thành các mối quan hệ. Họ sẽ dễ cảm thấy được bộc lộ cảm xúc mà không bị từ chối/ phủ nhận.
Ngược lại, người có bố mẹ quá mức kiểm soát có thể sẽ vật lộn trong việc thể hiện cảm xúc của bản thân, hay việc yêu cầu người khác đáp ứng những thứ họ cần.
Điều này dẫn đến hậu quả khác là mất đi khả năng thừa nhận sai lầm và chịu trách nhiệm cho hành động/ lời nói của bản thân.
Và trên cả thế, những mối quan hệ thân mật/ gần gũi như việc yêu đương có thể được họ nhìn nhận là quá nguy hiểm, rủi ro.
2. Vật lộn với lòng tự trọng thấp.
Người có bố mẹ quá kiểm soát bị giảm bớt khả năng kiểm soát bản thân, dễ có xu hướng nổi loạn, và đạt ít thành tựu hơn trong con đường học vấn.
3. Dễ dùng bạo lực với người khác.
Những người này còn dễ trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm của việc bắt nạt. Bên cạnh đó, họ còn dễ truyền lại việc này cho thế hệ sau của mình.
4. Sợ hãi rủi ro và thách thức trong cuộc sống.
Vì thiếu đi bố mẹ trong cuộc sống sau này, họ có thể luôn cảm thấy cần có ai đó dẫn dắt mình bởi cảm giác nếu không có bố mẹ thì mình sẽ không làm được bất cứ thứ gì thành công cả.
6. Mất đi sự tự tin.
7. Khi không có quyền lựa chọn sẽ cảm thấy lo lắng, tức tối và bất mãn.
8. Dễ nhìn nhận bạn bè như một gánh nặng.
“Người có mối quan hệ khó khăn với bố mẹ họ có xu hướng kỳ vọng vào việc các mối quan hệ sau này sẽ như thế nào", Emily Loeb (người đứng đầu nghiên cứu của ĐH Virginia) nhận định.
"Nếu đứa trẻ không làm những gì bố mẹ nó muốn, bố mẹ làm chúng cảm thấy tội lỗi và từ chối ban phát tình yêu thương. Nên ta có thể tưởng tượng được là khi đứa trẻ đó lớn lên, chúng mang sẵn kỳ vọng rằng bạn bè và người yêu cũng sẽ yêu cầu chúng phải làm như thế để nhận lại tình yêu thương từ họ."
9. Trở thành Người làm hài lòng tất cả mọi người (people pleaser).
Để đạt được sự chấp nhận của mọi người (điều mà bạn thiếu hụt từ bố mẹ từ thời thơ ấu), bạn có thể đồng ý với mọi điều người khác nhờ, dù trong thâm tâm bạn không thích/ cực kỳ ghét điều đó. Và việc không thể nói “Không” như vậy ảnh hưởng đến tâm trạng và càng làm tâm trí bạn tồi tệ hơn khi bị mắc kẹt với việc để cảm xúc và giá trị của bản thân phụ thuộc vào người khác.
10. Không thoải mái với các động chạm vật lý từ người khác (trải nghiệm cá nhân).
Đi kèm với việc khó thể hiện cảm xúc thật, người có vấn đề với bố mẹ có thể không bao giờ chủ động/ không thoải mái/ cực kỳ không thích skinship (động chạm cơ thể) như ôm, nắm tay,... với bạn bè/ người yêu/ những người thân thiết… Đơn giản là vì họ không quen thuộc với việc thể hiện tình cảm bằng cách này.
Cá nhân người viết bài đã từng trải qua việc bị can thiệp và quản lý quá mức thông qua việc xâm phạm quyền riêng tư từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, dẫn đến việc gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc thật của bản thân + vấn đề về niềm tin rất lớn. Và điều này ảnh hưởng đến cách mình hình thành/ duy trì các mối quan hệ xung quanh đi đến mức độ thân thiết/ thân mật hơn. Ngoài ra mình còn có một thời gian dài không dám nói nên nhu cầu của cá nhân cũng như không thể nói “Không” vì sợ phật lòng người xung quanh mình nữa 😔
Rất may là qua việc tìm hiểu sâu về nguyên nhân của các vấn đề này, ta có thể tự luyện tập cách để loại bỏ chúng theo thời gian.
Vậy nên nếu bạn là một đứa trẻ kém may mắn phải trải qua điều này, mình thông cảm với bạn. Rất khó để có thể giải quyết vấn đề này từ gốc rễ, vì nạn nhân hầu hết sẽ rất phụ thuộc vào bố mẹ mình. Bạn có thể liên hệ với văn phòng tư vấn tâm lý của trường học, hoặc gặp bác sỹ tâm lý nếu có thể để có được sự giúp đỡ một cách bài bản và chuyên nghiệp về vấn đề này.
Hoặc trong những trường hợp mình biết, tách xa khỏi gia đình sớm để tránh liên hệ với bố/mẹ (đi học xa nhà, sống độc lập…) cũng là một cách khá hiệu quả, nhưng cần phải khéo léo để không bị các định kiến xã hội ảnh hưởng đến việc này (chỉ nên cắt bớt chứ không nên cắt hoàn toàn, tùy vào trường hợp của các bạn).
Nếu các bạn yêu thích và muốn share bài viết, có thể vào link post này:
Cảm ơn vì đã dành thời gian và có một ngày vui vẻ nha 😉
Nguồn:
Adult life tougher for teens who had controlling parents: Study. Medicalxpress (16/06/2020):
Pamela Li. Controlling Parents – The Signs And Why They Are Harmful. PARENTING FOR brain (28/04/2022):
Shira Feder. Teens with controlling parents struggle to build strong relationships and succeed in education. INSIDER (20/06/2020):
Nguồn ảnh: Pinterest.
—------------------------------------------------------------------------------------------------------
😎 UPVOTE POST & FOLLOW MÌNH ĐỂ BIẾT NHIỀU HƠN MỘT CHÚT MỖI NGÀY NÈ LÀ LÁ LA👌
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất