KỸ NĂNG ĐỌC HIỆU QUẢ, Bạn đã biết?
Khi bạn biết dành ra thời gian vừa đủ cho việc đọc sách trong một lịch trình bận rộn của mình, bạn cũng đang đầu tư vào sự thành công...
Khi bạn biết dành ra thời gian vừa đủ cho việc đọc sách trong một lịch trình bận rộn của mình, bạn cũng đang đầu tư vào sự thành công của mình. Đọc sách không cho bạn một viên thuốc ma thuật để thành công, nhưng điều đó có thể là đúng nếu như bạn xem xét những lợi ích mà nhiều người gặt hái được từ thói quen bình thường này. Tất cả những người thành công lừng lẫy trong chiều dài lịch sử đều là những người ham đọc sách. Thực tế đã cho thấy, cựu tổng thống Mỹ là Harry Truman từng nói, “Không phải những người đọc sách đều là những nhà lãnh đạo, nhưng những nhà lãnh đạo tài ba đều là những người mê đọc sách”. Cha đẻ của bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, nhà phát minh và cũng là cựu tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson đã tuyên bố: "Tôi không thể sống mà thiếu đi sách, tại thời điểm khi tôi ôm và đọc một quyển sách là một trò tiêu khiển đắt tiền”. Nhận thức được điều đó, đồng nghĩa với việc bạn đã duy trì thói quen bổ ích đó trong những thú vui khác hằng ngày. Người theo chủ nghĩa bãi bỏ thế kỷ 19, Frederick Doulass đã nói “khi bạn học thông qua việc đọc, bạn sẽ cảm thấy mình tự do mãi mãi”. Và cuối cùng, George R. R. Martin, tác giả chính của sự thành công vang dội, Đế chế Game of Thrones, đã tuyên bố “Một người đọc sách sống một ngàn kiếp trước khi anh ta nhắm mắt xuôi tay…còn một người không bao giờ đọc thì chỉ sống có một kiếp”.
Bạn có thể dành thời gian cho việc đọc theo nhiều cách khác nhau, bao gồm việc xác định tốc độ đọc phù hợp, lên lịch các buổi đọc sách với tinh thần chủ động và đặc biệt thực hành các chiến lược đọc đệ quy.
Dưới đây, chúng ra sẽ đi vào tìm hiểu bước quan trọng nhất mang tên "THỰC HÀNH CHIẾN LƯỢC ĐỌC ĐỆ QUY".
Một thực tế về việc đọc các môn học đại học dần trở nên chán nản với nhiều sinh viên và điều đó không dừng lại. Tât cả các bài đọc bạn đã thực hiện và hoàn thành, bạn thậm chí còn đọc lại chúng nhiều lần hơn. Nó có thể là cùng một nội dung, có thể là bạn sẽ đọc các bài luận nhiều lần để phát hiện ra sự nhấn mạnh/ trọng tâm của người viết đặt vào các khía cạnh cho chủ đề bài viết, hoặc các quan điểm nào mà tác giả đã không đề cập. Cách thức đọc như vậy được gọi là "đọc đệ quy".
Đối với hầu hết các tại liệu bạn đọc ở cấp độ đại học, bạn đang cố gắng để hiểu các văn bản cho một mục đích cụ thể - không chỉ vì các tài liệu đó đem đến cho bạn sự quan tâm và hứng thú. Ngoài ra, bạn nên dành toàn bộ sự tập trung của mình để phân tích/đánh giá nhiều quan điểm trong các cuốn tài liệu. Hơn nữa, bạn thậm chí cần phải xem xét kỹ càng những khía cạnh nào mà người viết không đề cập và hãy đặt ra câu hỏi Tại sao. Đây là lí do tại sao việc đọc thông hiểu mang tính đệ quy.
Cụ thể, phương pháp đọc này dẫn đến việc xem việc đọc không phải là một công thức, cũng không phải là tuyến tính mà là một vòng tròn lặp lại. Bạn có thể đọc từ đầu đến cuối các phần đã lựa chọn, đây là một điểm khởi đầu tuyệt vời, tuy nhiên để thẩm thấu và hiểu sâu các bài đọc, bạn sẽ cần phải quay trở lại và đọc lại các đoạn văn để xác định được ý nghĩa, và tạo ra sự kết nối giữa việc đọc và một môi trường học tập có tính rộng hơn.
Nhiều người cho rằng việc Viết cần phải nên viết lại để bài viết hoàn chỉnh hơn. Và với các môn học ở trường, việc Đọc cũng cần phải đọc lại để thẩm thấu sâu hơn.
Những người đọc hiệu quả đều gắn kết bản thân mình với nhiều bước, đôi khi họ cũng kết hợp nhiều bước đồng thời với nhau, dù sao thì ta cũng nên biết về chúng và không phải những bước này đều theo thứ tự như dưới đây:
• Mang những kiến thức đã tích lũy trước đó vào các chủ đề của các bài đọc.
• Tự hỏi bản thân những câu hỏi phù hợp, cả bằng lời nói và bằng văn bản về phần nội dung bạn đang đọc
• Suy luận và / ngụ ý các thông tin từ những gì bạn đọc,
• Học các thuật ngữ chuyên ngành không quen thuộc,
• Đánh giá được những gì bạn đang đọc,
• Áp dụng những gì bạn đọc được vào các tình huống trong học tập và cuộc sống hằng ngày mà bạn có cơ hội gặp phải.
Hãy chia các bước này thành các phần nhỏ mà bạn có thể quản lý được, bởi vì bạn có thể thực hiện nhiều bước này khi đọc.
6 yếu tố của phương phương đọc đệ quy nên được xem là một một vòng tròn, không phải là một quá trình tuyến tính.
Đọc thêm:
1. Liên kết những kiến thức trước đó
Khi bạn đọc, một cách tự nhiên bạn sẽ suy nghĩ về bất cứ thứ gì bạn biết được về chủ đề mình đang đọc, nhưng khi bạn đọc với tinh thần chủ động và có sự suy xét kỹ càng, bạn sẽ khiến bản thân mình nhận thức rõ hơn về sự liên kết các hiểu biết/kiến thức trước đó của mình. Bạn đã bao giờ xem một bộ phim tài liệu về một chủ đề đó chưa? Bạn đã học tập được các khía cạnh của chủ đề ấy ở một lớp học khác? Bằng cách nào đó bạn đã có thói quen kết nối với nguồn tài liệu thuộc chủ đề ấy hay không?
Tất cả những suy nghĩ kể trên sẽ tạo ra sự liên kết các kiến thức/thông tin với nhau và giúp bạn thông hiểu và nắm bắt được những gì mà bạn đang đọc.
Đọc thêm:
2. Đặt ra các câu hỏi
Con người luôn là loài có bản tính tò mò. Khi bạn đọc với tinh thần chủ động, bạn nên đặt những câu hỏi cho mỗi chủ đề mình đang đọc, đừng chỉ thì thầm những câu hỏi đó trong đầu của bạn, mà hãy viết chúng ra tờ giấy. Bạn có thể hỏi như sau: Tại sao chủ để này lại quan trọng? Điều gì/ sự kiện nào gần đây liên quan đến chủ đề này? Liệu chủ đề này quan trọng trong quá khứ thì không liên quan gì đến hiện tại? Tại sao giảng viên lại giao phó cho mình tài liệu đọc này?
Bạn cần một khoảng không gian - nơi mà bạn có thể viết xuống những câu hỏi như thế, những trang giấy trong cuốn sổ ghi chép của bạn sẽ là một nơi lý tưởng để bắt đầu điều này. Còn nếu bạn ghi chú lại trên chiếc máy tính của bạn, hãy bắt đầu một file tài liệu mới và viết những câu hỏi đó vào.
3. Suy luận và ngụ ý
Khi bạn đọc, bạn có thể lấy thông tin trong các trang sách và suy luận ra câu trả lời cho những thử thách liên quan từ bằng chứng hoặc từ lý luận của riêng bạn. Một sinh viên có thể suy ra giáo sư sẽ đưa vấn đề gì vào một bài kiểm tra, bằng cách ghi chú kỹ lưỡng trong suốt các tiết học trước khi đối mặt với bài kiểm tra. Người viết có thể ngụ các ý thông tin mà không trực tiếp nêu ra vì nhiều lý do. Đôi khi, người viết có thể không muốn công khai và nêu ra thành kiến, nhưng có thể ngụ ý hoặc ám chỉ sự ưa thích của họ đối với đảng phái chính trị này hay đảng phái chính trị khác. Bạn phải đọc kỹ càng để tìm ra các hàm ý vì chúng mang tính gián tiếp, nhưng đọc kỹ chúng sẽ giúp bạn hiểu toàn bộ ý nghĩa của một đoạn văn.
4. Học các từ vựng (thuật ngữ)
Từ vựng dành riêng cho một số môn học nhất định giúp những người thực hành trong lĩnh vực đó gắn kết và giao tiếp với nhau hiệu quả. Là một chuyên gia tiềm năng trong lĩnh vực bạn đang nghiên cứu, bạn cần phải biết các biệt ngữ. Bạn có thể đã có sẵn một không gian ghi chép để học từ vựng dành riêng cho ngành học của mình, vì vậy hãy sử dụng các từ ngữ bạn biết phù hợp các từng ngữ cảnh. Hai chiến lược hiệu quả là tra cứu các từ trong từ điển (trực tuyến hoặc sách giấy) để đảm bảo bạn có ý nghĩa chính xác cho ngành học của mình, và giữ danh sách từ ngữ chuyên ngành mà bạn thường bắt gặp trong bài đọc của mình. Bạn có thể liệt kê các thuật ngữ với một định nghĩa ngắn gọn hơn, để bạn có một hướng dẫn tham khảo cho việc học các từ ngữ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
5. Đánh giá
Người thông minh luôn đặt ra câu hỏi và biết đánh giá sự việc. Điều này không có nghĩa là họ không tin tưởng người khác; họ chỉ cần xác minh sự thật để hiểu rõ hơn một chủ đề. Sẽ không đem lại ý nghĩa gì nếu bạn tìm hiểu các thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác về một chủ đề, chỉ vì bạn không dành thời gian để đánh giá tất cả các nguồn tài liệu theo ý mình. Khi những nhà thám hiểm đầu tiên e ngại đi thuyền vòng quanh thế giới chỉ vì họ sợ rơi khỏi mép thuyền, họ không ngu ngốc như vậy; mà họ chỉ không có tất cả dữ liệu quan trọng để đánh giá tình hình. Khi bạn đánh giá một văn bản, bạn đang tìm cách để hiểu chủ đề được trình bày. Tùy thuộc vào độ dài của văn bản, nghĩa là bạn sẽ thực hiện một số bước và lặp lại nhiều bước để đánh giá tất cả các yếu tố trình bày bởi tác giả. Khi bạn đánh giá một văn bản, bạn cần thực hiện những việc sau:
- Nhìn sơ qua tiêu đề và tất cả các đề mục của bài viết
- Đọc kỹ toàn bộ các đoạn văn
- Đặt câu hỏi những luận điểm chính nào mà tác giả đặt ra
- Xác định được độc giả nào mà bài viết hướng đến
- Xác định những bằng chúng / dẫn chứng mà tác giả sử dụng
- Cân nhắc liệu rằng tác giả có trình bày một quan điểm trung lập về luận điểm chính
- Nhận biết liệu tác giả có đưa ra bất kỳ thành kiến nào trong bài văn.
Khi bạn đọc kỹ qua một bài viết để tìm kiếm từng yếu tố kể trên, thay vì chỉ đặt những câu hỏi cơ bản thì bạn có thể mở rộng thêm, ví dụ: đối tượng hướng đến có thể là các nhà khoa học, nhưng có thể là bất kỳ ai khác có thể hiểu văn bản đi kèm lời giải thích? Tại sao điều đó lại quan trọng?
6. Áp dụng
Khi bạn học một điều gì đó mới, nó luôn kết nối với những kiến thức khác mà bạn đã có. Một thách thức mà chúng ta gặp phải là áp dụng các thông tin mới. Có thể rất thú vị khi biết khoảng cách đến mặt trăng, nhưng làm thế nào để chúng ta áp dụng nó vào việc cần làm? Nếu thầy giáo môn sinh học của bạn yêu cầu bạn liệt kê một số thách thức khi sinh sống trên sao Hỏa, và bạn không biết nhiều về việc thám hiểm hành tinh đó, bạn có thể sử dụng kiến thức của mình về khoảng cách Trái đất so với mặt trăng để áp dụng nó vào nhiệm vụ mới. Bạn có thể phải đọc một số văn bản khác ngoài việc đọc đồ thị và biểu đồ để tìm thông tin này. Đó là thách thức mà các nhà thám hiểm không gian đầu tiên phải đối mặt cùng với vô số bí ẩn trước khi du hành vũ trụ trở thành những việc diễn ra thường xuyên. Họ phải lấy những gì họ đã biết và có thể nghiên cứu, đọc và áp dụng nó vào một tình huống chưa biết. Những nhà thám hiểm này đã viết ra những thách thức, thất bại và cả thành công của họ, và giờ đây các nhà khoa học đọc những văn bản đó như một phần cơ thể phát triển không ngừng về du hành vũ trụ. Ứng dụng là một cấp độ tư duy đầy phức tạp giúp biến đổi lý thuyết khô khang thành thực hành thú vị, và thách thức cam go thành những thành công vang dội.
P/S: Đây là bài dịch từ cuốn tài liệu “College Success”, cuốn giáo trình chứa đựng những phương pháp sống, học tập hiệu quả cho sinh viên khi bước chân vào môi trường Đại học.… Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này cho việc đọc các tài liệu, sách báo khác. Các yếu tố trong phương pháp vòng tròn này khá giống với thang Bloom, thang đo các cấp độ nhận thức, tư duy. Mình mong muốn bài viết này sẽ đem lại cho các bạn những điểu bổ ích giúp việc học và đọc của các bạn đạt được sự hiệu quả, và không ngừng gìn giữ, lan tỏa VĂN HÓA ĐỌC đến với mọi người.
Link tải tài liệu: https://openstax.org/
Đọc thêm:
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất