Nếu đã bấm vào đây, mình tin chúng ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của kỷ luật rồi nhỉ? Nhưng mà để cho chắc, thì mình sẽ tóm gọn qua các quotes nếu ai đó chưa rõ.
Kỷ luât đưa chúng ta đến nơi mà động lực không làm được
Càng kỷ luật càng tự do
Chúng ta phải chịu đựng một trong hai thứ: sự đau đớn của kỷ luật hay sự đau đớn của hối tiếc hoặc thất vọng
Thế làm sao để xây dựng kỷ luật?
À mình muốn nhấn mạnh ý này, theo mình thì xây dựng kỷ luật cũng tương tự như hình thành thói quen nhưng thời gian dài hơn và xây dựng kỷ luật là cách gọi sang chảnh và sâu sắc hơn. Nên nếu muốn gần gũi thì chúng ta có thể gọi nôm na là thói quen. Và title hợp lý của bài này nên là “Xây dựng thói quen là chuyện dễ, nếu chúng ta thử cách này"
Mà vậy đủ rồi, kỷ luật hay thói quen cũng được. Chúng đều tốt cả.
*Edit: Mình có đọc được của bạn ở dưới rằng: "Kỷ luật khác thói quen nha. Nếu thói quen là những thứ mình làm một cách tự động, thoải mái, dễ chịu, thì kỷ luật là sự bất chấp mọi ham muốn, khó khăn để quyết tâm làm bằng được thứ mình cần làm". Mình thấy khá hợp lý, vậy thì nếu chúng ta duy trì kỷ luật đủ lâu, đủ ổn thì nó sẽ thành thói quen luôn. Vậy thói quen có thể hiểu là level cao hơn của kỷ luật :>
*Ở đây xét ví dụ của chính mình: Mình rất hiếm khi chạy bộ, thầy mình bảo cuối kỳ sẽ tổ chức giải chạy và ai hoàn thành quãng đường đó thì được thưởng.

Tới với thứ mấu chốt chúng ta cần

Bước 1: Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART

Những câu như kiểu: "Mình sẽ giỏi tiếng anh", "Mình có body đẹp hơn". Chúng ta có có thể tự thấy mấy câu này nó sao sao ấy, Đúng vậy, nó thiếu quá nhiều chi tiết để là 1 mục tiêu tốt.
Nguyên tắc SMART sẽ giải quyết điều đó
S - Specific (Cụ thể): Như chạy để khỏe, chạy để thi giải nào đó hay là chỉ để làm màu :>. Mục tiêu càng rõ ràng thì càng dễ hướng tới. Việc xác định đúng đích đến sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận phù hợp.
M - Mesurable (Đo lường được): Như chạy tính bằng km, hay bằng số phút hay tính bằng vòng sân. Điểm chung là nó phải đo lường bằng 1 con số nào đó thay vì cảm tính
A - Attainable (Có khả năng đạt được): Như chưa bắt đầu mà đã đặt target 42km thì hơi xa vời. Tùy theo nguồn lực bản thân (khả năng, tài chính, thời gian…) mà chúng ta xác định mục tiêu hợp lý nhất.
R - Relevant (Thực tế): Mình thấy nó cũng gần như Attainable nhưng nó nói tới việc mục tiêu nên liên quan tới đích sau cùng. VD như mình xây dựng kỷ luật - chạy, vì muốn chinh phục challenge của thầy chứ không phải chạy để trở thành VĐV này nọ 
T - Time (Thời gian): Như mình đặt trong 1 tháng. Vì không có thời gian cụ thể thì chúng ta đang đi trong sương mù và chẳng biết khi nào tới đích.
Vậy từ 5 yếu tố trên, mục tiêu của mình là Chạy bộ chinh phục mốc 10km/lần trong vòng 1 tháng”. Những mục tiêu khác thường gặp như: Mình sẽ giảm 5kg trong 2 tháng để có body đẹp hơn. Mình sẽ đạt 6.0 Ielts trong 3 tháng nữa để xét đầu ra ĐH...

Bước 2: Chọn cố định khung giờ + địa điểm thực hiện

Vi trải qua nhiều ngày làm cùng 1 việc ở cùng 1 thời gian, địa điểm. Cơ thể chúng ta sẽ tự lập trình và thích nghi dần với việc đó. Nó tạo thành phản xạ rằng: đó là điều cơ thể phải làm. Đây là bước quan trọng nhất vì khi mặc định hẳn 1 phần trong ngày cho hành động kia, chúng ta sẽ ít bị chi phối hơn bởi những to-do-list khác và dễ tập trung hơn cho mục tiêu của mình.
*(Như mình là chạy quanh sân vận động Phú Thọ vào lúc 5-6h chiều)

Bước 3: Bắt đầu ngay lập tức

Chứ chúng ta đợi tới bao giờ? Mai, mốt hay hôm nào đó và không có bao giờ. Bởi vì trì hoãn càng lâu thì sức ì các lớnđộng lực càng nhỏ dần. Nên nếu được thì hành động nó càng sớm càng tốt, cứ bắt đầu rồi hoàn thiện dần theo.
The best time to start was yesterday. The next best time is now
(*Thầy đề xuất hôm trước và ngay chiều hôm sau mình đã bắt đầu mà không đợi gì cả)

Bước 4: Chụp lại khoảnh khắc mỗi ngày và chia sẻ quá trình 

Vì kỷ luật thường cần thời gian dài để thấy rõ ảnh hưởng nên chúng ta thường nản lòng khi không thấy liền kết quả. Chính vì vậy việc chụp ảnh của mỗi ngày sẽ là điều dễ nhất giải quyết điều đó. Nhờ mỗi ngày 1 ảnh, chúng ta có thể kiểm soát quá trình hiệu quả hơn, biết chúng ta đang đi như thế nào, kết quả  đang ra sao?
(*Mình chụp 1 góc cố định trong 30 ngày)
Viêc chia sẻ thì sẽ tùy người với tùy mức độ khác nhau. Mình đã thử cả việc không up lên MXH trong 30 ngày thử thách và việc up story mỗi ngày mỗi tấm. Kết quả thì đương nhiên phương án 2 mang tới sự cam kết thực hiện cao hơn hẳn nhưng nó hơi phiền.
Vậy nên không có cách chia sẻ nào là đúng nhất, nó tùy vào mỗi người. Và chia sẻ không nhất thiết phải show lên MXH, nó có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như kể cho bạn thân, nói cho anh chị ruột biết…
(*Mình kết hợp cả 2, vừa nói cho bạn biết vừa up lên MXH :> )

Bước 5: Tìm một partner

Lợi ích thì quá hiển nhiên nên mình sẽ nói góc nhìn khác. Vì khi có partner, chúng ta sẽ như mentor hướng dẫn cho bạn mình. Mà chả nhẽ mentor lại bỏ cuộc trước hay sao? Điều đó sẽ là vừa động lực vừa áp lực vô hình giúp chúng ta kiên trì hơn. 
Mà nếu không có partner thì sao?
Thì mình sẽ tìm môt người đóng vai trò như nhân chứng, đại loại để cho người đó biết rằng mình đang làm điều ABC nào đó. Tuy không hẳn là giám sát nhưng có thêm người chứng nhận vẫn là tốt hơn không.
(*Sau khi up story, bạn mình đã rep và ngỏ lời muốn chạy chung).

Bước 6: Tự thưởng và update ngay khi có thể

Vì cơ chế chúng ta đã quá quen với quy trình: Hành động - Nhận đánh giá - nhận thưởng từ thời đi học (Làm bài kiểm tra - Được chấm 10đ - Được khen giỏi). Nếu chúng ta làm tốt điều gì mà không ai thưởng hay ghi nhận thì cũng sẽ hụt hẫng kha khá. 
Vì vậy nên sau những lần thực hiện kỷ luật, chúng ta có thể tự thưởng đôi chút niềm vui nào đó. 
(*Như mình là niềm vui ngồi nhâm nhi ly nước rồi mới về)
Vì thực hiện mãi một điều gì đó tới khi nó thành thói quen, sở thích cũng hơi chán nên update sẽ giúp mọi thứ mới mẻ và màu sắc hơn. Update này có thể là thay đổi phương pháp, hướng hành động,..
(*Mình thay đổi thước đo mỗi ngày. Nay chạy 4km, mai chạy 5km hay mốt chạy 30p hay chạy tới tới khi kết thúc 5 bài nhạc…)
<i>Những hôm không chạy là có việc quan trọng phải làm hoặc trời mưa ạ :))</i>
Những hôm không chạy là có việc quan trọng phải làm hoặc trời mưa ạ :))

Mà 6 bước cũng phức tạp quá?

Vậy nếu chúng ta nhìn nó gồm: Chuẩn bị + hành động. Với chuẩn bị gồm bước 1+2 là xác định mục tiêu và chọn giờ giấc địa điểm. Và hành động là những thứ sau đó như chụp ảnh, chia sẻ, tìm bạn và tự thưởng. Nếu tiếp cận như thế thì rõ ràng chúng ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Nhưng mình phải giải thích thì mới may ra thuyết phục được chứ :))
Những thứ tốt đẹp cần thời gian và tâm huyết tương ứng.
Nên nếu chúng ta đợi chờ thứ gì đó dễ hơn nữa thì mình tin là chẳng có gì đâu. 
Giữa kế hoạch và mục tiêu chỉ cách nhau 1 thứ: Hành động. Sau nhiều lần thử thì mình thấy, cứ làm và mọi thứ sẽ dần đúng quỹ đạo thôi.
Mình đã xài nó với việc xây kênh instagram của mình, học tiếng anh và ngay bây giờ là viết đều đặn trên spiderum. Toàn bộ là kinh nghiệm cá nhân và mình cũng không tham khảo từ ai để đúc kết, vậy nên nếu bạn cần số liệu để “tin hơn” ,để chứng minh thì mình say nooo!
Nhưng mà có cách đơn giản nhất để kiểm chứng, đó là:
Cứ thử đi ạ
À, vì tính chất của kỷ luật rất rất lâu mới thấy rõ thành quả, nên bài này sẽ không lập tức gây ấn tượng hay hứng thú cho bạn :> Nên mình biết sẽ ít upvote. Nhưng mà kệ.
Good things take time
<i>Mọi người có thể thử và quay lại cmt ở đây sau 1 tuần, 1 tháng hoặc bất cứ khi nào thấy đã ổn.</i>
Mọi người có thể thử và quay lại cmt ở đây sau 1 tuần, 1 tháng hoặc bất cứ khi nào thấy đã ổn.
_________________________________________________________________________
Tất cả đều là góc nhìn của mình và mang tính chất tham khảo. Việc chọn lọc, tiếp thu là quyết định của mỗi người. Nếu nó giúp được thêm cho ai đó thì mình đều rất vui, và mình sẵn sàng đón nhận những góp ý, quan điểm khác nếu mọi người có điều gì muốn nói.
À mọi người có thể ghé qua instagram của mình để biết thêm đôi thứ hay ho khác nữa nha. Mình hoàn toàn welcome tất cả :>>