Kiệt tác trong Âm Nhạc
Khi nói đến từ “kiệt tác” thì các bạn sẽ nghĩ ngay đến những tác phẩm nổi tiếng như Mona Lisa của Da vinci hoặc là Hoa Hướng Dương của Van gogh… nhưng trong âm nhạc thì sao?
Lưu ý: Bài viết dưới đây mình tham khảo ở rất nhiều nơi và trong đó cũng có một phần là của riêng mình nên bài viết chỉ mang tính nhất tham khảo thôi nhé :3
Trước khi tìm hiểu điều gì đã tạo nên một kiệt tác thì chúng ta cần phải biết thế nào là một kiệt tác đã! Theo như wiki, thì “kiệt tác” được sử dụng trong văn phong hiện đại là một tác phẩm sáng tạo mà được khen ngợi và tôn vinh đáng kể, đặc biệt là một trong đó được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong sự nghiệp của một người hoặc cho một tác phẩm có tính sáng tạo, kỹ năng, sự thành thạo hay tay nghề xuất sắc. Trong lịch sử, một "kiệt tác" là một tác phẩm có tiêu chuẩn rất cao được tạo ra để tác giả có được tư cách thành viên của một bang hội hoặc học viện trong các lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật thị giác và thủ công.
Khi nói đến từ “kiệt tác” thì các bạn sẽ nghĩ ngay đến những tác phẩm nổi tiếng như Mona Lisa của Da vinci hoặc là Hoa Hướng Dương của Van gogh… nhưng trong âm nhạc thì sao? Mặc dù nói là “các lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật thị giác và thủ công”, tức là ở đây họ chỉ nói riêng về mĩ thuật và hội họa thôi, nhưng chẳng phải “tác phẩm có tính sáng tạo, kỹ năng, sự thành thạo hay tay nghề xuất sắc” cũng có thể chỉ trong âm nhạc mà? Đúng không?

Bỏ qua cái định nghĩa gây tranh cãi đó đi. Giờ chúng ta vào chủ để chính. Điều gì đã tạo nên một kiệt tác trong âm nhạc?
Nhắc đến các kiệt tác trong âm nhạc, chúng ta sẽ thường nghĩ đến những bản nhạc hoặc những tác phẩm mang tính bứt phá, những bản nhạc mà sau này dù đã hơn trăm tuổi nhưng vẫn được coi là một trong những tác phẩm bất hủ, vĩ đại và sâu sắc nhất! Có thể kể đến các tác phẩm như Bản giao hưởng số 3 và số 5, Fur Elise của Beethoven, Eine Kleine Nachtmusik của Mozart, Bản Waltz số 2 của Shostakovish, Four Season của Vivaldi hoặc sâu hơn là Heroic Polonaise của Chopin... Để biến một tác phẩm thành một kiệt tác không dễ và sẽ không bao giờ dễ! Liệu nó có phải là những bản nhạc làm rung động lòng người? những bản nhạc rung chuyển cả thế giới? hay là những bản nhạc cần đủ mọi loại kĩ năng trong âm nhạc (như dương cầm)? Đáp án của tôi là cả 3 đều đúng!
Một kiệt tác rung động lòng người không nhất thiết phải là nhạc cổ điển, nó có thể là những bản nhạc pop hoặc opera, hay dù là thể loại nhạc nào đi nữa thì tác phẩm đó cần phải thực sự ý nghĩa, hay trong nhạc cổ điển thì nó có thể điều khiển cảm xúc của người nghe! Nói là rung động lòng người nhưng nó không nhất thiết phải là những thể loại nhạc buồn, lãng mạng, chỉ cần nó làm được một thứ là khiến được người nghe chìm vào giai điệu của bài hát. NÓ LÀ MỘT KIỆT TÁC!
Còn thế nào là tác phẩm làm rung chuyển thế giới? Và nó khiến thế giới rung chuyển nhờ vào giai điệu hay lời bài hát? Một bài hát hay bản nhạc làm rung chuyển thế giới là những tác phẩm phải thực sự ẢNH HƯỞNG trong thời kì mà nó được sáng tác. Những tác phẩm âm nhạc như Eine Kleine Nachtmusik, Four Season hay Bản giao hưởng số 5 của Beethoven là những bản nhạc đã thay đổi cả thế giới! Eine Kleine Nachtmusik đã khiến ngành âm nhạc cổ điển Châu Âu đã thay đổi rõ rệt! Nó khiến ông vua âm nhạc thời đó là Johann Bach phải nhường ngôi cho người khác là Mozart và đó cũng là lúc mà thời kì đỉnh cao của Mozart được bắt đầu! Tất nhiên là sau Mozart thì người kế vị ngai vàng tiếp theo không ai khác là Beethoven. Những bản nhạc mà Beethoven sáng tác ban đầu bị đánh giá là thiếu sự sâu sắc, nó quá cứng và khô cho đến khi Fur Elise được sáng tác. Bản nhạc bất hủ này không những khiến mọi người có cái đánh giá khác về ông mà còn tạo ra một làn gió mới trong âm nhạc cổ điển và cũng rất ảnh hưởng trong âm nhạc hiện đại bây giờ.
Thế còn những tác phẩm cần nhiều kĩ năng thì sao? Những bài hát vừa cần nhiều kĩ năng hát lại vừa là một kiệt tác nó không nhiều, nhưng không có nghĩa là không có. Nhưng mà để kể ra tác phẩm âm nhạc cần nhiều kĩ năng thì ở đây tôi sẽ chỉ nói đến âm nhạc cổ điển dương cầm thôi. Lấy ví dụ trong bài La Campanella (trong tiếng Hungary thì nó có nghĩa là Tiếng Chuông Nhỏ) của Franz Listz. Được coi là một trong những bản nhạc khó nhất lịch sử! La Campanella cần những bước nhảy cực mạnh thực hiện với tốc độ nhanh đến chóng mặt bằng tay phải. Ngón cái làm nổi lên giai điệu nhưng với dấu thăng D lặp lại ở ngón út hoạt động giống như một chiếc chuông lấp lánh. Hoặc nổi tiếng hơn thì chúng ta có thể nói thế Hungarian Rhapsody số 2 vẫn là của Franz Listz. Hungarian Rhapsody nổi tiếng lên nhờ vào bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Tom và Jerry” trong tập phim “Tom’s Concert” (và đó cũng là tập phim tôi thích nhất :D). Bản nhạc được vào danh sách các bản nhạc piano phức tạp nhất. Bản nhạc piano có Friska và lassan kịch tính với các hợp âm rối, chạy và nhảy vọt cần độ chính xác và kỹ năng cao. Mặc dù tác phẩm có thể khiến bạn nản lòng, nhưng nó rất bổ ích. Nó có một giai điệu mang tính biểu tượng cho thấy bài hát được sáng tác để biểu diễn công khai.
Nói tóm lại! Kiệt tác trong âm nhạc có thể là những bản nhạc rung động lòng người, những bản nhạc mang tính bứt phá và có tầm ảnh hưởng lớn đến phong cách âm nhạc trong tùy thời kì, và nó cũng là những bản nhạc cần rất nhiều kĩ năng và kinh nghiệm mới đánh được. Giống như kiệt tác trong văn học và mỹ thuật, kiệt tác trong mỹ thuật hội họa nó được treo trên các bức tường của các phòng trưng bày tốt nhất trên thế giới, kiệt tác trong văn học nó được viết về bởi những nhà văn và trí thức nổi tiếng nhất trong suốt lịch sử và kiệt tác trong âm nhạc được chơi bởi dàn nhạc, nhạc trưởng và những nhạc sĩ vĩ đại nhất trên hành tinh của chúng ta. Cho dù bạn thích hội họa, văn học hay âm nhạc hơn thì chúng ta đều phải thừa nhận rằng, nó là một kiệt tác của nhân loại!
Note: Những ý kiến trên có thể sẽ có sai sót hoặc chưa hợp lí nên mong các bạn sẽ góp ý! Cảm ơn vì đã đọc!

Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất