Những nhãn dán “nhất”

Ở thời hiện đại, cái kết của truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” có thể như thế này: ngay cả khi phú ông đã đồng ý gả con gái mình cho anh cày thuê, cô con gái cũng không đồng ý cưới anh. Với cô, anh là một “nice guy”, là người bạn tốt nhưng không hề có cùng sở thích, mục tiêu, cùng quan điểm sống và thậm chí còn không nghe những bài emo rock mà cô yêu thích. Anh cày thuê rất đau khổ. Đối với người khác, trái đất là thế giới nhưng với anh thì cả thế giới chính là cô - cô là duy nhất, là người mà anh yêu nhất, người con gái tốt với anh nhất, hiểu anh nhất, chấp nhận được những khuyết điểm của anh. Anh dần rơi vào khủng hoảng.
Khi chúng ta yêu ai, ta thường cho họ những nhãn dán “nhất”. Khuôn mặt người đó, cách người đó đi đứng, nói cười, cách người đó mở nắp chai tương ớt Chinsu, cách người đó và ta hợp nhau vô cùng, những trò đùa chỉ riêng hai người mới hiểu… - tất thảy đều là điều duy nhất, đặc biệt nhất. Trong câu chuyện chia tay, suy nghĩ đó chính là tác nhân chủ yếu làm ta tổn thương vì không thể được ở bên “người đặc biệt”, làm ta tự loại bỏ những dấu hiệu báo động (red flag) và gần như hình tượng hóa người mình yêu. Đã đến lúc mà anh chàng khắc nhập khắc nhập cần biết tới khái niệm “perceptual sets” (tạm dịch: "khuynh hướng nhận thức”) trong tâm lý học để có thể hiểu thêm về ý nghĩa đằng sau những nhãn dán này.

Khuynh hướng nhận thức là gì?

Theo từ điển của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (American Psychological Association -APA), khuynh hướng nhận thức là xu hướng sẵn sàng ưu tiên những sự vật hoặc sự kiện nhất định hơn những sự vật và sự kiện khác. Ví dụ, người đang lái xe sẽ có xu hướng nhận ra bất cứ nguy cơ nào ở cả trong và ngoài chiếc xe gây ảnh hưởng tới sự an toàn của bản thân. Một người đang muốn tìm con mèo đi lạc của mình sẽ thường nhận nhầm đồ vật khác. [1] Ngoài ra, chúng ta có thể coi khuynh hướng nhận thức như một cái “khung” mà con người dựa vào để đánh giá thế giới quanh mình. Chính vì lý do này, khuynh hướng nhận thức còn được coi là chức năng nhạy nhất của vùng vỏ não trước trán (Prefrontal Cortex) - nó giúp chúng ta quyết định nhanh hơn mà không cần cân nhắc quá lâu những lựa chọn khác nhờ trải nghiệm và kiến thức đã học trước đó. [2]
Các yếu tố chính ảnh hưởng lên khuynh hướng nhận thức bao gồm:
Động cơ: Nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 1936 về quá trình tưởng tượng hình ảnh cho thấy, sau khi nhóm tình nguyện tham gia thí nghiệm không được ăn uống trong nhiều giờ đồng hồ, họ sẽ nhìn những hình ảnh cho sẵn thành hình dạng liên quan đến thức ăn. Vì họ đói, nên họ có nhiều động cơ nghĩ tới chuyện "xực" hơn. [3]
Kỳ vọng: Minh họa nổi tiếng nhất cho khuynh hướng nhận thức có thể kể đến chính là bức tranh trong thí nghiệm của hai nhà tâm lý học Bruner và Minturn [4] vào năm 1955: 
Nguồn ảnh: www.simplypsychology.org
Nguồn ảnh: www.simplypsychology.org
Trong thí nghiệm của mình, hai nhà khoa học đã cho người tham gia xem bức hình trên và trả lời câu hỏi “Bạn nhìn thấy gì?”
Nguồn ảnh: www.simplypsychology.org
Nguồn ảnh: www.simplypsychology.org
Ở trường hợp đặt hình vẽ cạnh giữa các chữ cái, chúng ta sẽ có xu hướng nghĩ đây là chữ cái B và ngược lại, khi hình đứng cạnh 12 và 14 thì não của ta tự động coi đó là con số 13. Đây chính là sức mạnh của yếu tố KỲ VỌNG.
Cảm xúc: Hãy tưởng tượng bạn đang nhìn thấy một quả núi. Bạn nghĩ độ dốc của quả núi trong mắt mình ít nhiều sẽ là độ dốc thực tế ư? Không hề luôn. Nghiên cứu của Riener vào năm 2011 cho kết quả rằng tâm trạng có ảnh hưởng tới việc nhận thức môi trường xung quanh. Khi ta buồn, quả núi trông sẽ dốc hơn là khi vui [5].
Kỳ vọngcảm xúc đôi khi trở thành cái khuôn nằm trong nếp suy nghĩ của ai đó. Chúng ta chờ mong những hành vi nhất định của những người xung quanh một cách tự động, thậm chí có phần "ảo tưởng" và áp đặt lên những biểu hiện. Anh cày thuê có thể đã giải nghĩa sai chuyện với cô con gái phú ông chỉ vì bản thân anh có nhiều kỳ vọng quá lớn và "cứng đầu" khi yêu. Vì yêu, nên ta kỳ vọng.
Văn hóa: thí nghiệm cho thấy người từ các văn hóa khác nhau thậm chí còn nhận thức không gian theo các cách khác nhau. [6]
Thái độ: Nhà nghiên cứu Gordon Allport viết trong nghiên cứu của mình về thái độ: ông gọi đây là một "wallpaper effect - hiệu ứng giấy dán tường". Cụ thể, khi nhóm người dân tộc thiểu số Māori sống trong khu vực có nhiều nhóm thiểu số khác và ít nhóm đa số, việc tiếp xúc với người thuộc nhóm đa số thường xuyên sẽ làm tăng cái nhìn tích cực của nhóm này với nhóm đa số. Ngược lại, khi sống trong khu vực nhiều người thuộc nhóm đa số, việc tiếp xúc nhiều hay ít với nhóm đa số không có tác dụng với cách họ nhìn nhận. Điều này có nghĩa, định kiến có ảnh hưởng tới cách chúng ta "phân loại" người khác vào các chủng tộc. [7]
Chính vì chịu ảnh hưởng lớn từ các tác nhân trên - và mạnh mẽ nhất là cảm xúc, chức năng này sẽ làm ta liên tục “dán nhãn” và đôi khi chịu nhiều tổn thương, như chính anh cày thuê đã nghĩ cô con gái phú ông là tri kỷ, là người “không thể bỏ lỡ” trong đời mình.

Vậy những nhãn dán này bỏ đi thế nào đây?

Khi đọc đến đây, chắc hẳn anh cày thuê và những con tim trải qua nhiều đau khổ sẽ muốn biết làm cách nào để quên.
Nguồn ảnh: hospicecarelc.org
Nguồn ảnh: hospicecarelc.org
Để gỡ bỏ những nhãn dán, anh cày không cần phải dằn vặt bản thân bằng cách tự nhủ rằng mình cũng chẳng hề coi trọng, chẳng hề yêu quý gì người đó, rằng gu âm nhạc của họ cũng không có gì độc đáo hay như anh chàng Tom Hansen trong 500 days of Summer: vết bớt hình trái tim của cô bạn gái cũ giờ trở thành hình con gián xấu xí không hơn không kém. Thực ra bạn đang làm rất tốt. Biết về khuynh hướng nhận thức và những nhãn dán đã là bước đầu tiên rất lớn trong hành trình hồi phục tổn thương. Bước tiếp theo chính là liệt kê một cách cụ thể những cái nhãn mang tên duy nhất ấy, những đặc điểm mà bạn rất yêu và bước ra ngoài kia để tìm hiểu xem liệu chúng có thể tồn tại trong một người khác. Người đó có thể sở hữu mọi đặc điểm, thậm chí không hề kéo theo những “red flag” của mối quan hệ trước. Đó chính là “thuốc giải” hữu hiệu nhất mà bạn có thể mang lại cho chính mình.

Nguồn tham khảo:

[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3298357/