Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 66

Bạn thân mến!
Tôi mới gặp lại Claranus, sau một thời gian dài. Ông ta từng là học trò của tôi, và, tôi tin bạn cũng biết, giờ ông ta cũng đã già rồi. Nhưng ổng vẫn rất minh mẫn về tinh thần, dù đúng là ổng đang gặp vấn đề với cái cơ thể yếu ớt của mình. Tự nhiên thật không công bằng khi đặt một tâm trí như thế vào một cơ thể, một chỗ tạm trú như vậy. Hay, có lẽ đó chính xác là điều tự nhiên muốn chúng ta thấy: rằng bất kể bề ngoài có tồi tệ thế nào, một tâm trí dũng cảm, sáng suốt và vững vàng vẫn có thể cư ngụ bên trong. Tuy nhiên, ông ta vẫn có thể vượt trên tất cả những khó khăn, và bằng cách không bận tâm về chính cơ thể mình ông ta học cách không bận tâm về những thứ khác. Tôi nghĩ rằng những nhà thơ đã sai khi nói: "và phẩm cách, càng được hâm mộ hơn trong vẻ bề ngoài nhanh nhẹn, duyên dáng". Vì phẩm cách không cần bất cứ thứ gì để có thể trở nên cao quý: nó tự trang hoàng chính mình, và khiến cơ thể nó cư ngụ cũng trở thành thiêng liêng cao quý.
Hoàn toàn dễ hiểu khi tôi bắt đầu nhìn ông bạn Claranus với một thái độ khác: với tôi ông ta giờ đây có cái nét đẹp trai, một vẻ đẹp đứng đắn như tâm trí của ổng vậy. Cũng giống như một người đàn ông vĩ đại có thể bước ra từ một túp lều; một tâm trí sáng suốt và cao đẹp có thể ở trong một cơ thể méo mó và khiêm nhường. Tôi nghĩ tự nhiên phải sắp đặt một vài trường hợp như vậy để chứng tỏ rằng phẩm cách (hay một tâm trí vững vàng) có thể xuất hiện ở mọi nơi. Nếu tự nhiên có thể làm hiển lộ sự ngời sáng của tâm trí với không một chút "áo quần", nó sẽ làm vậy; nhưng thực tế tự nhiên còn làm điều tốt hơn: nó tạo ra một vài người với sự bất lợi của cơ thể nhưng vẫn biết cách kiểm soát và vượt qua chúng. Claranus là một ví dụ như vậy, tôi nghĩ, để giúp chúng ta nhận ra một thân thể méo mó xấu xí thực tế lại có thể không ảnh hưởng đến tâm trí; mà thay vào đó, một tâm trí cao đẹp khiến thân thể xấu xí cũng trở nên đẹp hơn
Dù thế nào đi nữa, mặc dù chúng tôi chỉ dành vài ngày với nhau, chúng tôi đã đàm đạo khá nhiều, và có những thứ tôi sẽ viết cho bạn dưới đây.
Ngày đầu tiên, chủ đề của chúng tôi là: làm thế nào mà tất cả các thứ tốt đẹp đều ngang bằng nhau nếu chúng thuộc ba nhóm riêng biệt? Đó là ý kiến được nêu ra bởi các Stoic, rằng có những thứ tốt đẹp làm căn bản, ví dụ như niềm vui sướng thuần khiết, sự bình yên, hay sự an toàn phát triển của quê hương - trong khi có những thứ tốt đẹp chỉ xếp hàng thứ hai, biểu lộ qua những điều không may cần thiết (mà một người cần phải đối mặt để rèn luyện phẩm cách của mình qua thử thách chúng), ví như chịu đựng sự tra tấn hay khả năng kiểm soát tâm trạng và thái độ của bản thân khi mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng. Nhóm đầu tiên, chúng ta chọn cho mình một cách tự nhiên vô điều kiện, trong khi nhóm thứ hai có thể được coi là cần thiết (cho sự rèn luyện). Nhưng vẫn còn một nhóm thứ ba, như là cách hành xử giản dị trong đời sống, sự bình thản và trang nghiêm của nét mặt, hay những hành động cho thấy sự thông thái. Làm cách nào mà cả ba nhóm ấy có thể được đánh giá ngang nhau, khi mà một nhóm thì dễ dàng được lựa chọn và một nhóm thì đáng tránh?
Nếu ta muốn làm rõ việc này, cần phải trở lại với những thứ đức hạnh tốt đẹp trọng yếu nhất, và xem xét chúng thuộc loại nào. Tâm hồn mà có thể luôn hướng đến chân lý, biết thứ cần theo đuổi và thứ cần tránh, đặt ra giá trị cho mọi thứ thuận theo tự nhiên chứ không phải theo ý kiến của số đông - tâm hồn hiểu thấu và thông suốt sự toàn vẹn của vũ trụ và hướng sự tập trung của nó (có thể là hòa điệu) theo mỗi chuyển động của vạn vật - tâm hồn chú ý đến cả suy nghĩ và hành động - thứ tâm hồn vĩ đại và mạnh mẽ ấy, không thể bị đánh bại bởi khó khăn nghịch cảnh hay sự quyến rũ của giàu sang phú quý, nó không chịu thua, không để mình bị chi phối bởi cả hai thái cực của vận mệnh mà thay vào đó vượt trên mọi sự bất ngờ, hay thậm chí là tai nạn - thứ tâm hồn đẹp nhất ấy, duyên dáng mà vẫn tràn đầy nội lực sức mạnh, vững vàng và điềm đạm, bình lặng không nao núng - thứ tâm hồn không thế lực nào có thể khuất phục, không một sự may rủi nào có thể làm nó phấn chấn đến mức mất kiểm soát hay sầu não đến suy nhược, đó là thứ tâm hồn của phẩm cách. Khi nó thể hiện bản thân mình một cách trọn vẹn, ta sẽ nhận ra nó như vậy. Nhưng những nét riêng biệt của nó thì rất nhiều, vì chúng được điều chỉnh để thích ứng với từng thay đổi của cuộc sống và trong từng hành động. Nhưng chính những phẩm cách - những đức hạnh tốt đẹp thì không bao giờ thay đổi.
Vì những đức hạnh tốt đẹp trọng yếu nhất ấy thì không thể bị giảm bớt, phẩm cách cũng giống như vậy; thay vào đó, nó thể hiện mình đầu tiên qua một phẩm chất rồi đến phẩm chất khác, thay đổi theo điều kiện của hoàn cảnh mà một người ở trong đó. Bất cứ thứ gì nó ảnh hưởng tới, nó đều cuốn hút và điều chỉnh cho trở nên giống nó; với những màu sắc của nó, nó mang sắc thái (cao đẹp) cho hành động, tình bạn, có khi cả toàn bộ ngôi nhà mà nó ở trong và khiến mọi thứ có được trật tự. Bất cứ thứ gì nó giải quyết, nó khiến thứ ấy trở nên đáng yêu, đáng chú ý, và đáng khâm phục. Sức mạnh, sự vĩ đại của nó, không thể tăng thêm, vì những thứ đã đạt đến toàn vẹn, vĩ đại nhất thì không thể được thêm thắt hơn nữa. Khi một điều đã là đúng đắn, bạn sẽ không thể tìm thấy điều gì đúng đắn hơn, cũng giống như tìm thứ gì thật hơn một sự thật, hay thứ gì có chừng mực hơn một thứ chừng mực. Nếu suy xét, bạn sẽ thấy mỗi phẩm cách đều là một giới hạn, và vì vậy nó không thể được điều chỉnh thêm nữa. Sự kiên định là đích cuối cùng trong chính nó, cũng giống như sự tự tin, sự thật thà hay lòng trung thành. Nếu một thứ đã là hoàn hảo, ta liệu có thể thêm thứ gì vào để nó hoàn hảo hơn hay không? Không, vì nếu có, nó đã không phải là hoàn hảo từ đầu. Vậy nên không gì có thể thêm vào các phẩm cách: nếu có, thì nó là thiếu sót ngay từ đầu. Và cũng không thứ gì thêm vào được những thứ đức hạnh: vì đức hạnh đáng tôn kính theo chính những lý do tôi vừa bàn. Và còn điều gì nữa? Chẳng lẽ bạn tin rằng sự đúng mực, công bằng, sự chính thống không cùng loại với những thứ đó (tức là chúng cũng là các giới hạn của chính chúng)? Nếu một thứ có thể được gia tăng về cường độ hay độ lớn, thứ đó chắc chắn không hoàn hảo.
Tất cả mọi thứ tốt đẹp đều sẽ tuân theo quy luật ấy. Thứ thực sự có lợi cho một cá nhân thì cũng sẽ có lợi cho cả cộng đồng, cũng giống như không thể tách thứ đáng ca ngợi và thứ ta mong muốn. Vậy nên các phẩm cách đều ngang bằng nhau, cũng giống như các hành động thể hiện chúng, và những người sở hữu chúng. Nhưng, những phẩm cách (hay tính chất thì đúng hơn) của cây cối và động vật thì có thể thay đổi, chúng mong manh, thoáng qua và không chắc chắn, mang tính nhất thời; chúng xuất hiện rồi lại mất đi, và bởi vậy nên không thể có được cùng giá trị. Phẩm cách của con người đến từ cùng một nguồn gốc (lý trí), và lý trí thì đồng nhất và không bao giờ thay đổi. Không gì có thể thiêng liêng hơn là sự thiêng liêng; cũng như không gì có thể tốt đẹp hơn thiên đàng.
Những thứ không phải là vĩnh cửu thì cứ luôn theo chu kỳ phát triển rồi lại suy thoái; nhỏ lại rồi lại lớn hơn lên; trống rỗng rồi lại lấp đầy; và vì vậy chúng không cân bằng, như chính sự thăng trầm của cơ thể. Nhưng những thứ thiêng liêng thì luôn ở một trạng thái tự nhiên duy nhất. Và lý trí thì không là gì khác ngoài một phần của tính thiêng liêng trú ngụ trong cơ thể con người. Nếu lý trí là thứ thần thánh thiêng liêng, và không có gì là tốt đẹp mà không có lý trí, thì tức là những thứ tốt đẹp ấy cũng thiêng liêng. Hơn thế nữa, không có sự phân biệt nào giữa những thứ thiêng liêng, vậy nên cũng không có sự phân biệt nào giữa những thứ đức hạnh tốt đẹp cả.
Vậy nên có sự cân bằng giữa vui sướng ở một thái cực và sự dũng cảm chịu đựng nghịch cảnh ở thái cực khác, vì chúng có chung một sự vĩ đại của tinh thần (hay sự sáng suốt của tâm trí): thoải mái và cởi mở đón nhận một cách tự nhiên ở một thái cực, trong khi kiên cường và quả cảm ở thái cực còn lại. Tại sao không? Không lẽ bạn nghĩ sự dũng cảm của một người dám tấn công quân địch lại không bằng với sự dũng cảm của một người dám đối mặt với chính đợt tấn công ấy với một sức chịu đựng lớn lao? Không lẽ bạn nghĩ sự vĩ đại của Scipio, người mang quân bao vây Numantia và khiến những kẻ không chịu đầu hàng phải tự kết liễu, lại không cân bằng với sự vĩ đại của chính những người bị bao vây trong thành khi ấy, những người biết rõ không ai có thể đe dọa tinh thần họ nếu họ vẫn có thể tự tìm đến cái chết, tự tìm đường giải thoát cho chính mình? Tương tự như vậy, những thứ tốt đẹp khác cũng cân bằng: sự bình thản, tính chính trực, tính rộng lượng khoan hồng, sự kiên định, tính trầm lặng, sức chịu đựng gian khổ. Vì thứ làm nền tảng cho chúng chỉ là một, phẩm cách (Lời người dịch: Mình nghĩ ở đây phải là lý trí mới đúng. Nhưng tra cả hai bản dịch thì đều là virtue-phẩm cách), thứ cho phép tinh thần luôn khẳng khái và không suy chuyển.

"Ý ông là sao Seneca? Chẳng lẽ không có sự khác biệt nào giữa niềm vui sướng và sự bất khuất, chịu đựng đau đớn không khuất phục?”. Không, nếu ta đang xét về các phẩm cách; nhưng có sự khác biệt lớn trong hành động được thể hiện, vì trong một trường hợp ta thấy sự thoải mái và thư giãn của tâm trí; trong trường hợp còn lại ta thấy đau khổ, thứ đối nghịch với tự nhiên. Vì lý do đó, những thứ tạo nên sự khác nhau lớn lao ấy được gọi là trung gian; nhưng với phẩm cách thì chúng không có gì khác biệt. Những thứ vật chất không khiến phẩm cách thay đổi: những khó khăn không khiến nó tồi tệ đi, và những niềm vui sướng không khiến nó tốt đẹp hơn. Vậy nên chúng thực sự cân bằng. Vì trong cả hai trường hợp, thứ cần được thực hiện đều được thực hiên một cách đúng đắn, có suy xét, và đáng tôn kính như nhau; vậy nên những thứ tốt đẹp ấy là cân bằng. Người này không thể khiến phẩm cách của anh ta trở nên tốt hơn nữa trong vui sướng, cũng như người kia trong nghịch cảnh. Vậy nên trong cả hai trường hợp, thứ không thể làm cho tốt hơn nữa (phẩm cách) là cân bằng.

Vì nếu những hoàn cảnh bên ngoài có thể làm giảm hoặc tăng thêm mức độ của phẩm cách, thì thứ phẩm cách ấy sẽ không còn là thứ tốt đẹp duy nhất nữa. Nếu bạn thừa nhận điều đó (thừa nhận phẩm cách có thể tăng giảm về mức độ), thì phẩm cách sẽ không còn giá trị của nó nữa. Tại sao ư? Để tôi nói cho bạn: vì không hành động nào là đáng kính trọng nếu được thực hiện bởi một người không sẵn sàng làm điều đó hoặc anh ta bị ép buộc. Bất cứ thứ gì đáng kính trọng đều phải đựơc thực hiện có chủ đích. Pha trộn nó với một chút sự thờ ơ, hay phàn nàn, hay suy đi tính lại thiệt hơn, hay một chút sợ hãi, và nó sẽ mất nét biểu trưng của nó: nó không còn là sự tự nguyện chấp thuận. Tính nhút nhát sẽ dẫn đến sự nô lệ, và thứ đã không có tự do tuyệt đối về ý chí thì không thể có được sự tôn kính. Mọi thứ đáng kính trọng đều phải được tự do khỏi mọi lo âu, và luôn bình thản. Nếu một người không có được sự toàn tâm toàn ý khi thực hiện hành động, phàn nàn về nó, nghĩ nó xấu, anh ta sẽ lo âu và đắm mình trong những xung đột nghiêm trọng làm hại cho tâm trí; về một phía, lương tâm, điều đúng đắn xuất hiện và kêu gọi anh ta làm theo nó; phía còn lại, nguy hiểm được dự trước khiến anh ta muốn chùn bước. Bởi vậy, người đang chuẩn bị thực hiện một hành động ngay thẳng, cao quý thì không cân nhắc thứ gì có thể gây hại khi anh ta thực hiện hành động ấy, ngay cả khi anh ta biết chắc nó không thoải mái gì (mà thậm chí còn có thể là đau đớn thương tật nơi thể xác); thay vào đó anh ta sẽ kiên tâm quyết định và thực hiện hành động ấy một cách hồ hởi. Mọi thứ cao quý, đáng kính trọng đều phải là tự ý, không ép buộc; được thực hiện bằng cả trái tim; và không một chút xấu xa vẩn đục.

Tôi biết lời phản hồi nào sẽ được đưa ra cho mình ở điểm này: "Ông đang cố thuyết phục tôi rằng không có sự khác biệt nào khi một người cảm thấy vui sướng và khi anh ta đang bị tra tấn nhục hình đến ngất xỉu?"
Tôi có thể trả lời thế này: "Ngay cả Epicurus cũng nói rằng thánh nhân, nếu bị thiêu sống, sẽ nói rằng: Tâm trí ta vẫn bình thản, và những thứ này không thể làm hại hay làm nhụt chí ta". Vậy tại sao bạn lại ngạc nhiên, nếu tôi nói rằng những điều tốt đẹp thì cân bằng, giữa nằm khểnh thảnh thơi thưởng thức bữa tối và dũng cảm chịu đựng những tra tấn, khi ngay cả Epicurus cũng nói điều khó tin ấy, rằng ngay cả việc bị tra tấn cũng có thể đem cho tâm trí sự vui sướng (khi nó có thể vững vàng mà dũng cảm vượt qua và kiên định với những phẩm cách của mình).

Nhưng thay vào đó, tôi sẽ trả lời thế này: "Có những sự khác biệt lớn giữa vui sướng và đau khổ. Nếu được lựa chọn, tôi sẽ chọn một thứ và tránh thứ còn lại; vì một thứ thì thuận theo tự nhiên, thứ kia trái với nó. Nếu xét theo tiêu chí ấy, chúng thực sự rất khác biệt. Nhưng ngay khi ta đánh giá chúng theo tiêu chí về phẩm cách, chúng sẽ trở về cân bằng; một bên phẩm cách thể hiện nó trong tình huống vui vẻ, còn bên còn lại nó tự hiển lộ qua sự khó khăn. Sự khó chịu và đau đớn và bất cứ thứ gì không thoải mái khác đều không quan trọng: chúng bị áp chế bởi phẩm cách. Cũng giống như cách ánh sáng mặt trời khiến ngọn đèn trở nên tù mù: sức mạnh tuyệt đối của phẩm cách làm mất hết tất cả những đau đớn, thiếu tiện nghi, và cả những vết thương. Bất cứ khi nào nó chiếu sáng, mọi thứ xuất hiện khi nó vắng mặt đều bị gạt bỏ; và khi chúng gặp phẩm cách, những sự thiếu tiện nghi ấy không có ảnh hưởng gì hơn là một trận mưa trên đại dương".

Đây là cách bạn có thể nắm được điều đó: nếu một hành động là tốt đẹp, một người có phẩm cách sẽ lao vào nó mà không lưỡng lự. Kẻ hành hình có thể đứng sẵn ở đấy, với những dụng cụ tra tấn, với ngọn lửa dữ dội; nhưng anh ta sẽ vẫn kiên định, mắt nhìn thẳng và tập trung vào thứ anh ta chọn sẽ làm, không phải thứ anh sẽ phải chịu đựng. Anh ta sẽ giao phó bản thân cho hành động thiêng liêng và bản lĩnh ấy nhưng một người của phẩm cách, và sẽ nghĩ chỉ có làm nó mới mang lại sự hữu dụng, an toàn và lợi ích cho phần cao quý nhất trong chính anh ta. Anh ta cũng sẽ có thái độ như thế với hành động cương trực, dù cho nó khó khăn nguy hiểm, như việc một người có phẩm cách phải chịu nghèo khổ vì lưu đày, gầy guộc và xanh xao.

Đến đây, giả sử rằng ta có một người phẩm cách với rất nhiều của cải; và ở kia ta có một người không sở hữu gì trừ chính anh ta, nhưng có thể sống như anh ta có tất cả. Cả hai đều tốt đẹp như nhau, ngay cả nếu vận mệnh đối xử với họ khác biệt. Tôi nhắc lại: những đánh giá của ta với con người thì cũng có thể áp dụng với hoàn cảnh.

Phẩm cách thì vẫn sẽ luôn được tôn vinh, bất kể ta tìm thấy nó trong một người khỏe mạnh và tự do hay trọng một người yếu đuối bệnh tật và bị gông cùm. Vậy nên đừng coi trọng phẩm cách của bạn nếu vận mệnh ban cho bạn một cơ thể toàn vẹn và khỏe mạnh hơn là nếu nó cho bạn một cơ thể có những thiếu sót. Điều đó cũng giống như đánh giá giá trị của một người chủ qua cách ăn mặc của người nô lệ của ông ta. Vì tất cả mọi thứ thuộc về may mắn và sự xoay chuyển của vận mệnh chỉ là thứ phục vụ ta mà thôi: tiền bạc, cơ thể, danh tiếng. Chúng không bền vững, nhất thời, và có thể bị lấy mất khỏi ta. Ngược lại, phẩm cách thì tự do và không thể bị chế ngự. Chúng không đáng để ta cố gắng đạt được hơn chỉ vì vận mệnh thiên vị đối xử với chúng hơn, và cũng không mất đi giá trị khi vận mệnh nghiệt ngã với chúng.

Sự mưu cầu tình bạn giữa con người cũng giống sự mong cầu về vật chất. Nếu bạn của bạn là một người tốt, tôi không nghĩ bạn sẽ quý trọng anh ta hơn nếu anh ta giàu có thay vì nghèo đói, hoặc có một cơ thể mạnh mẽ cơ bắp thay vì yếu đuối xanh xao. Với những thứ tốt đẹp cũng vậy, bạn sẽ không mong muốn có đựơc một phẩm cách nhiều hơn, yêu nó nhiều hơn, vì nó mang đến vui vẻ và an bình thay vì chỉ toàn lo âu và khó nhọc. Vì thử tượng tượng xem, không lẽ giữa hai người đức hạnh và đáng trọng như nhau, bạn sẽ chọn chỉ làm bạn với người nào sạch sẽ và ăn mặc đẹp và lờ đi người nào luôn phủ đầy bụi bặm và cần được cạo râu cắt tóc chỉnh đốn. Thêm nữa, bạn cũng sẽ đi xa hơn bằng việc cảm thấy cuốn hút hơn với người nào lành lặn không thương tích hơn người què hay bị mất đi một mắt. Từng chút một, bạn sẽ trở nên cầu kỳ khó tính trong việc giữa hai người tốt và ngay thẳng giống nhau, bạn chỉ chọn người nào tóc xoăn dài kiểu cách mà thôi! Khi phẩm cách là cân bằng trong họ, những sự chênh lệch ở mọi khía cạnh khác đều không đáng để ta bận tâm. Vì tất cả những đặc điểm khác không phải là một phần trong họ, mà chỉ là những thứ thêm vào mà thôi.

Bạn nghĩ thử xem, trong gia đình, có cha mẹ nào không công bằng khi yêu một đứa trẻ khỏe mạnh hơn đứa yếu đuối, hoặc một đứa đẹp trai cao lớn hơn một đứa lùn tịt bé nhỏ? Ngay cả những con vật hoang dã cũng không thể hiện sự lựa chọn như thế trong bầy của chúng: khi chúng nằm xuống cho con bú, chúng chăm sóc tất cả như nhau. Chim chóc cũng phân phối đều thức ăn chúng kiếm được cho cả tổ chim con. Hay, Ulysses cũng cố gắng đi nhanh về Ithaca như cách Agamemnon đi về vùng quý tộc Mycenae. Không ai yêu mảnh đất quê hương vì nó giàu có, mà vì nó là quê hương.

Không ai yêu mảnh đất quê hương vì nó giàu có, mà vì nó là quê hương.

Vậy những so sánh ấy mang nghĩa gì? Để cho bạn thấy phẩm cách coi tất cả hành động của nó là cân bằng như con cái của nó vậy, trao cho chúng một sự quan tâm giống nhau. Nếu có bất cứ một sự thiên vị nào, thì nó cũng sẽ quan tâm nhiều hơn đến những hoàn cảnh khó khăn hơn. Cũng giống như cha mẹ thường có xu hướng chăm sóc chiều chuộng nhiều hơn những đứa trẻ có thiếu sót, ốm yếu, gây nên lòng thương hại, thì phẩm cách, khi một hành động nào xuất phát từ nó có thể sẽ phải đối mặt với nguy hiểm hay thử thách, dù nó không đánh giá cao hành động ấy hơn, nhưng cũng sẽ giống như người cha người mẹ yêu thương con cái, nó sẽ trao cho hành động ấy nhiều sự quan tâm hơn.
Tại sao không có điều tốt đẹp (hay thứ phẩm cách) nào được xếp cao hơn những thứ khác? Vì không có gì phù hợp hơn một thứ đã phù hợp, không thứ gì cân bằng hơn thứ đã cân bằng. Khi hai thứ là cân bằng, bạn không thể nói thứ này cân bằng với thứ kia hơn là thứ kia cân bằng với thứ này. Tương tự như thế, không thứ gì cao đẹp, đáng trân trọng hơn một thứ đã cao đẹp, đáng trân trọng. Nhưng nếu mọi phẩm cách đều cân bằng, thì ba loại những thứ tốt đẹp cũng ngang hàng giống nhau. Ý tôi là: (nếu xét về phẩm cách, thứ quan trọng nhất của con người) thì vui mừng với một hoàn cảnh thuận lợi cũng cân bằng với chịu đựng một hoàn cảnh khó khăn. Sự vui mừng ở trường hợp thứ nhất thì không thể vượt qua sự vũng vàng kiên cường ở trường hợp thứ hai, thứ có thể khiến một người cam chịu nuốt nước mắt vào trong khi bị tra tấn. Những thứ tốt đẹp đó đáng để ta vươn tới, và chúng xứng đáng được ngưỡng mộ; tuy nhiên, cả hai là ngang hàng, vì sức mạnh của những thứ tốt đẹp nhất ở con người (phẩm cách) là đủ để chống lại tất cả những chịu đựng hay bất lợi có thể có. Bất cứ ai nghĩ chúng không ngang hàng đang không cân nhắc về phẩm cách mà lại hướng sự chú ý của họ đến những thứ bên ngoài. Những thứ thực sự tốt đẹp có cùng một trọng lượng, một tầm ảnh hưởng. Những thứ không thực sự tốt đẹp về bản chất thì thường trống rỗng: chúng có vẻ to lớn, cuốn hút, và bắt mắt đám đông; nhưng khi ta thực sự đặt chúng lên bàn cân, chúng không có chút trọng lượng nào cả. Vậy nên, bạn thân mến: bất cứ thứ gì được cân nhắc bởi lý trí thì kiên định không thay đổi; chúng củng cố làm vững tâm trí, nâng nó lên trời cao, và giữ nó ở đó (với sự thiêng liêng cao quý). Còn những thứ được ca ngợi mà không lý do, không được chấp nhận bởi lý trí, những thứ được cho là tốt đẹp chỉ do ý kiến đám đông, thực ra hầu hết đều được thổi phồng lên, để tạo cho ta cảm giác vui sướng bởi những thứ trống rỗng vô giá trị. Và một lần nữa, những thứ xấu xa làm cho ta cảm thấy sợ hãi cũng giống như những con vật khi chúng cố tỏ ra chúng đáng sợ. Ở cả hai, không có một lý do vững chắc để ta bận tâm và bị giày vò vì chúng: trường hợp trước không đáng hưởng vui thích, trường hợp sau không đáng sợ.

Chỉ có lý trí là không đổi và luôn kiên định với những đánh giá của nó, bởi vì nó không là nô lệ của cảm giác, mà chính nó mới có quyền điều khiển. Lý trí thì luôn cân bằng trong chính nó, cũng giống như sự đúng đắn thì không có hơn kém vậy. Tương tự, các phẩm cách thì cân bằng với nhau, vì phẩm cách chính là những suy xét đúng đắn của lý trí mà tạo thành và những sự suy xét đúng đắn bằng lý trí thì sẽ luôn ngang bằng. Rồi đến những hành động từ lý trí cũng như vậy. Vì chúng là sự thể hiện của lý trí, chúng cũng được xếp ngang hàng.
Điều tôi muốn nói là mọi hành động đều ngang bằng nếu chúng ngay thẳng và đúng đắn. Nhưng sẽ vẫn có những sự khác biệt lớn giữa chúng, những khác biệt liên quan đến vật chất (và hoàn cảnh). Chúng có thể lúc rộng lúc hẹp (Lời người dịch: cái này có lẽ nói về tác động và tầm ảnh hưởng của hành động); có thể cao cấp, có thể thấp kém; có thể liên quan đến nhiều đối tượng, hay chỉ một vài cá thể mà thôi; tuy nhiên, nếu xét về thứ tốt đẹp nhất của tất cả những hành động ấy, chúng ngang hàng, vì chúng đều đáng tôn kính (nếu chúng đều được thực hiện theo lý trí và phẩm cách). Cũng giống như thánh nhân: họ đều ngang hàng vì họ thông tuệ, ngay thẳng và đức hạnh, nhưng họ có thể khác nhau về tuổi tác (kẻ già người trẻ), ngoại hình (kẻ đẹp trai người xấu xí); và vận mệnh (kẻ giàu người nghèo; kẻ lắm quan hệ, quyền lực, có tiếng tăm; kẻ ẩn cư ít người biết đến). Nhưng nếu xét về những phẩm cách - thứ thực sự tốt đẹp, họ chắc chắn sẽ được xếp ngang hàng nhau.

Cảm giác thì không có một đánh giá nào về tốt xấu; chúng không biết thứ gì có ích thứ gì không. Chúng không thể đưa ra ý kiến nếu không thực sự ở trong hoàn cảnh. Chúng không thể nhìn về tương lai hay nhớ về quá khứ; chúng không biết chút gì về logic và lập luận. Nhưng chính những lập luận logic gắn kết toàn bộ sự phát triển của thời gian và tính thuần nhất của cuộc đời, sự thuần nhất sẽ khiến mọi thứ tiếp diễn theo quy luật tự nhiên. Lý trí, vì vậy, là quan toà phán xử tốt xấu, và lý trí đánh giá thấp tất cả những thứ bên ngoài mà không phải xuất phát từ trong nó. Những thứ bên ngoài ấy, không tốt cũng chả xấu, với nó chỉ là những thứ thêm thắt rất nhỏ bé và không quan trọng; vì trong sự kiểm soát và suy xét của nó, tất cả những thứ tốt đẹp đều ở bên trong tâm trí.
Nhưng có những điều tốt đẹp mà lý trí cho là trọng yếu, mà nó sẽ cố gắng đạt được; chúng là sự thắng lợi sau cùng, những đứa trẻ tốt, sự vững mạnh (và độc lập) của quê hương - những thứ khác ở hàng thứ hai, những thứ tốt đẹp chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh khó khăn - ví dụ như chịu đựng bệnh tật, sự thiêu đốt, hay án tù đày một cách không thay đổi sắc mặt - và một vài thứ như trung gian, những thứ có lợi mà không thuận theo tự nhiên cũng chẳng trái với tự nhiên; như dáng đi thận trọng hay dáng ngồi bình thản. Vì ngồi thì cũng chẳng thuận theo tự nhiên hơn là đứng hay đi lại. Hai dạng đầu thì khác biệt với nhau. Những thứ đầu tiên thì thuận theo tự nhiên: vui sướng trong sự tận tụy với con cái, hay hưởng cuộc sống an toàn hạnh phúc nơi quê nhà. Dạng tốt đẹp thứ hai ngược lại với tự nhiên: dũng cảm đối mặt với đau đớn khổ sở, hay ngay cả việc chịu đựng cơn khát khi những bộ phận trong cơ thể đang bị thiêu đốt bởi bệnh tật.
"Sao cơ? Chẳng lẽ có thứ gì trái ngược với tự nhiên mà tốt đẹp?". Không, nhưng có những thời điểm mà sự tốt đẹp được thể hiện qua những thứ trái với tự nhiên. Bị thương, hay bị thiêu trên lửa, hay bị hành hạ bởi bệnh tật là trái với tự nhiên, nhưng duy trì một tinh thần không nao núng giữa những hiểm nguy đó là thuận với tự nhiên. Tóm lại: biểu hiện của những thứ tốt đẹp có thể nhiều khi không thuận với tự nhiên, nhưng những thứ tốt đẹp thì không bao giờ, vì không có thứ tốt đẹp nào không phải là kết quả của lý trí, mà lý trí thì luôn thuận theo tự nhiên.
Vậy, lý trí là gì? Sự mô phỏng của tự nhiên. Và thứ tốt đẹp nhất trong con người? Là cư xử thuận theo tự nhiên.
Những người phản đối sẽ nói: "Không nghi ngờ gì rằng sự an yên chỉ vì chưa bao giờ gặp phải xung đột chắc chắn là may mắn hơn nhiều sự an yên chỉ có thể giành được qua đổ máu. Không nghi ngờ gì khi một sức khỏe dẻo dai thì may mắn hơn nhiều một sức khỏe được có lại từ sự tranh đấu và chịu đựng với những căn bệnh hiểm nghèo. Tương tự, không nghi ngờ gì khi vui sướng là thứ tốt đẹp hơn là tâm trí phải chống đỡ và chịu đựng sự đau khổ của những chấn thương và bỏng rát do tra tấn". Không, điều đó không đúng. Vì dù đúng là những sự cố đột ngột ấy tự chúng thể hiện một sự khác biệt lớn - nhưng chúng cũng có thể được đánh giá bởi bản lĩnh của những người chịu đựng chúng. Với những thứ tốt đẹp, điều duy nhất cần quan tâm là chúng phải thuận theo tự nhiên; đó là điều cân bằng trong tất cả những đức hạnh phẩm cách ấy. Khi chúng ta bỏ phiếu cho đề nghị của một người trong hội đồng, ta không thể nói: "Ông A thì đồng lòng với đề nghị nhiều hơn ông B". Vì mỗi phiếu có giá trị như nhau. Tôi nói điều tương tự về phẩm cách: chúng đều thuận theo tự nhiên; và tôi nói điều đó với cả những thứ đức hạnh tốt đẹp - chúng đều thuận theo tự nhiên. Một người chết trẻ, người khác chết già, có đứa trẻ đoản mệnh từ lúc mới lọt lòng, khi chưa kịp có dù chỉ là một cái nhìn về cuộc đời - tất cả họ đều cân bằng về việc sẽ chết, ngay cả khi cái chết cho phép người này sống nhiều hơn, cướp đi người kia giữa thời kỳ sung sức, và làm ngắt quãng sự khởi đầu của một người.
Một người đổ xuống giữa bàn tiệc tối; người khác chết khi đang chìm trong giấc ngủ; và người khác nữa ra đi khi đang quan hệ nam nữ. So sánh họ với những người chết bởi lưỡi kiếm hay bị giết bởi vết rắn cắn hay nhà đổ đè lên - hoặc bị tra tấn đến chết bởi những dụng cụ xoắn hay rút các khớp xương. Một vài trường hợp trong ấy được cho là có kết cục tốt đẹp hơn, một số lại tồi tệ hơn; nhưng cái chết, nếu xét về bản chất, thì giống nhau. Những thứ họ trải qua thì khác biệt; nhưng họ cùng đi đến một điểm. Không cái chết nào lớn hơn hay nhỏ hơn, vì nó có cùng một giới hạn trong mọi trường hợp - sự kết thúc của cuộc đời. Bạn có thể hiểu điều tương tự với những thứ đức hạnh tốt đẹp của con người. Thứ (tốt đẹp) này ở giữa những sự thoải mái đáng mong đợi nhất, thứ khác ở giữa những sự hành hình cay đắng nhất. Một thứ có quyền kiểm soát và được ưu ái bởi vận mệnh, thứ khác phải đối mặt với những đợt tấn công dữ dội nhất của nó. Những thứ ấy đều tốt đẹp ngang nhau, dù đúng là nói hình tượng thì một người bước trên con đường bằng phẳng và êm ái, người khác trên con đường toàn sỏi đá. Vì tất cả chúng đều có chung một kết thúc: Chúng là những đức hạnh tốt đẹp; đáng được ca ngợi; và luôn được nhắc đến cùng các phẩm cách khác và lý trí. Mọi thứ, mọi hành động mà phẩm cách chấp nhận thì ngang hàng nhau.
Tại sao bạn lại ngạc nhiên khi tìm thấy những điều ấy trong học thuyết của chúng ta (Stoicism)? Trong Epicurus có hai loại tốt đẹp, những thành phần của thứ tốt đẹp và hạnh phúc nhất với họ: cơ thể được tự do khỏi đau đớn, tâm trí được tự do khỏi những náo động quấy rầy. Những thứ tốt đẹp ấy không tăng lên khi người ta đã đạt được chúng: Làm thế nào mà một thứ đã hoàn thành lại có thể được tăng thêm nữa? Cơ thể tự do khỏi đau đớn; thứ gì có thể thêm vào cho sự "tự do khỏi đau đớn" ấy? Tâm trí có được sự thống nhất từ bên trong và luôn an yên; điều gì có thể thêm vào cho nó? Cũng giống như một bầu trời không một gợn mây, trong lành từ mọi phía, thì không thể rõ ràng hơn được nữa; khi một người quan tâm đến cơ thể và tâm trí của anh ta, và khiến chúng trở nên vững vàng tốt đẹp, thì tình trạng của anh ta là hoàn hảo. Nếu không có một sự rối loạn nào trong tâm trí và không có sự đau đớn nào trong cơ thể, thì những mong ước của anh ta đã đạt được. Nếu có thêm những lợi thế đến với cuộc sống của anh ta, chúng không thể thêm vào những tốt đẹp cao nhất mà anh ta đã có mà chỉ thêm gia vị vào cho nó, như nó đã là, và củng cố thêm nó mà thôi. Vì thứ tốt đẹp cao nhất trong mỗi con người theo tự nhiên đựơc giới hạn bởi sự an yên của tâm trí và sự toàn vẹn của cơ thể.
Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy sự phân chia những thứ tốt đẹp của Epicurus cũng giống như của chúng ta. Trong học thuyết của ông ấy, có những thứ ông ta mong sẽ xảy ra với bản thân - như "cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, tự do khỏi mọi sự thiếu tiện nghi, và tâm trí được thoải mái khi có niềm vui từ việc nghĩ về những thứ tốt đẹp từ bên trong nó" - và những thứ khác, dù ông ta mong chúng không xảy ra, tuy nhiên vẫn ca ngợi và coi chúng như những thiện ý được ban cho, bao gồm những thứ tôi đã nói đến ở trên: khả năng chịu đựng đau ốm bệnh tật và những cơn đau đớn tột cùng. Đó chính là tình cảnh mà Epicurus đã trải qua trong “ngày cuối cùng, ngày được phù hộ nhất trong đời” của ông ta. Ổng nói rằng sự đau đớn thể xác ổng trải nghiệm từ bàng quang và từ cái dạ dày loét "như không thể đau đớn hơn được nữa" nhưng vẫn coi đó là ngày được ban phước nhất đời. Nhưng một người không thể coi đó là ngày được ban phước nếu người đó không sở hữu thứ tốt đẹp cao quý nhất. Vậy nên ngay cả Epicurus cũng đồng ý rằng có những thứ tốt đẹp bạn mong muốn không phải trải qua, nhưng khi chúng thực sự xảy ra thì ta cần phải đối mặt với chúng - ca ngợi chúng - coi chúng ngang hàng với những thứ tốt đẹp khác. Ta không thể nói rằng thứ đức hạnh tốt đẹp giúp hoàn thành một cuộc đời hạnh phúc, thứ mà Epicurus thể hiện sự biết ơn với nó qua những lời cuối cùng, không ngang hàng với những thứ tốt đẹp nhất khác.

Bạn thân mến, cho phép tôi nói một điều có lẽ còn ngạc nhiên hơn. Nếu một điều tốt đẹp có thể được đánh giá cao hơn những điều còn lại, tôi thậm chí sẽ thiên về những điều tốt đẹp từ những hoàn cảnh khó khăn ấy, hơn là những điều tốt đẹp có được trong những hoàn cảnh thuận lợi hay nhẹ nhàng hơn. Vì đánh bại những trở ngại khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn là cần nhiều nỗ lực hơn việc điều tiết những thói quen và sự hưởng thụ. Dù đúng là, một người cố gắng kiểm soát hạnh phúc với cùng những lý do như khi phải vượt qua khó khăn. Chiến binh nghỉ ngơi một cách thư thái ngoài trại, vì không có quân thù tấn công, có thể cũng dũng cảm như những người dù què quặt, vẫn cố vươn thẳng hiên ngang trên đầu gối của họ và không bỏ vũ khí; nhưng, tiếng khóc trong lời ca ngợi "Giỏi lắm, chàng trai dũng cảm" chỉ có thể được nghe bởi những người trở về với máu chảy, với những vết thương từ tiền tuyến. Vì vậy đó là điều tốt đẹp tôi sẽ tán dương: lòng dũng cảm, thứ đã qua thử thách, thứ đã thực sự chiến đấu với vận mệnh.
Liệu tôi có phải cẩn thận cân nhắc trước khi ca ngợi cái tay tàn tật và bỏng rộp của Mucius hơn một bàn tay lành lặn của người khác, bất kể người đó dũng cảm đến thế nào? Ông ta đứng đó, hiên ngang, với một lòng căm hận và khinh bỉ kẻ thù. Ông ta nhìn tay mình cháy trong ngọn lửa, cho đến khi Porsenna (dù định khuất phục ý chí của Mucius với ngọn lửa ấy) cuối cùng đã phải ghen tị trước sự dũng cảm của người tù nhân của mình, phải ra lệnh kéo ngọn lửa ra khỏi Mucius, trái với ý chí của con người dũng cảm ấy.
Tại sao tôi không thể cho đó là một trong những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời? Tại sao tôi không thể coi nó vĩ đại hơn những thứ tốt đẹp khác khi chúng không bị đe dọa bởi nguy hiểm và bị thử thách bởi vận mệnh - giống như cách mà một người đánh bại kẻ thù khi mất tay vĩ đại hơn rất nhiều khi người đó còn lành lặn và có vũ khí.
"Gì cơ?", bạn hỏi. "Chẳng lẽ đó là điều tốt đẹp ông sẽ chọn cho mình?". Tại sao không? Vì đó là thứ một người không thể đạt được nếu họ không sẵn sàng và lựa chọn thực hiện nó. Không lẽ tôi nên chọn duỗi tay ra để bọn nô lệ mát xa cho mình - để một người phụ nữ, hay một người đàn ông phục vụ như đàn bà, kéo khớp cho mình? Tại sao tôi không thể nghĩ rằng Mucius đã may mắn hơn? Ông ta tự hướng về ngọn lửa như cách ông ta hướng đến sự thư thái khi được mát xa! Ông ta đã tự gạt bỏ tất cả những lỗi lầm trước đó; ông ta thắng trận chiến khi không còn vũ khí và bị tàn tật. Với bàn tay bỏng rộp vì ngọn lửa đó, ông ta đã đánh bại hai vị vua.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I have just seen Claranus, after a lapse of many years. He was a fellow
student of mine—and, as I am sure you have fi gured out already,
he is now elderly. But he is indeed youthful and lively in spirit, and
is struggling against his paltry body.* Nature did not play fair when
it placed a mind like his in such poor lodgings. Or perhaps that was
exactly what nature wanted to show us: that no matter what the
exterior, a very brave, very fi ne mind may lie within. Still, he has
conquered every obstacle, and by not being concerned about himself
has learned not to be concerned about other things. 2 I think the
poet was mistaken when he said, “and virtue, more admired in comely
fi gure.”* For virtue needs nothing to ennoble it: it is its own great
ornament, and makes sacred the body it inhabits.
Certainly I have begun to see our friend Claranus in a new way:
he seems quite handsome to me, and as upright in stature as he is in
spirit. 3 A great man may come out of a hovel; a great and handsome
mind from a lowly and misshapen body.* I think nature must have
made some people as they are just to prove that there is nowhere
virtue cannot be born. If it could have produced minds with no clothing
at all, it would have; but in fact it does something even better:
it produces some people who are handicapped by their bodies and yet manage to break through everything that stands in their way.
4 Claranus was born as an example, I think, to help us realize that a
misshapen body does not disfi gure the mind; rather, a beautiful mind
adorns the body. Anyway, although we spent only a very few days
together, we did have many conversations, which I will now write
out and send to you.
5 On the fi rst day, our topic for discussion was this: how can all
goods be equal to one another if they are of threefold status? It is
the position of our school that some goods are primary—for instance
joy, peace, the safety of one’s homeland—while others are secondary,
manifested in unfortunate material, such as endurance under torture
or self-control during serious illness. Th e former goods we choose
for ourselves unconditionally, the latter if it becomes necessary. And
there are still the tertiary goods, such as a modest walk, a calm and
dignifi ed facial expression, and gestures befi tting an intelligent person.*
6 How can all these be equal to one another, when some are
choiceworthy and others worthy of avoidance?*
If we want to sort these things out, let’s go back to the principal
good and consider what kind of thing it is. Th e spirit that gazes at
what is real, that knows what to pursue and to avoid, that assigns
value to things in accordance with nature and not by opinion—the
spirit that injects itself into the cosmos as a whole and casts its contemplation
over every action of the universe—the spirit that attends
equally to thought and to action—that great and forceful spirit, not
vanquished by adversity nor again by the blandishments of prosperity,
that does not yield itself up to either but rises above all contingency,
all accident—that most beautiful spirit, well marshaled in grace and
likewise in strength, sound and sober, tranquil and undismayed—that
spirit that no power can subdue, no chance event can either elevate
or depress—that sort of spirit is what virtue is. 7 Th is is what it looks
like if it displays the whole of itself at once, in a single viewing. But
its specifi cities are many, for they are displayed in each change of life
and in each activity, while virtue itself becomes neither less nor more.
For the supreme good cannot diminish, and neither is virtue permitted
to retreat; rather, it is transformed fi rst into one quality and
then into another, shaped according to the condition of the things
it is about to do.* 8 Whatever it touches, it attracts and tinctures
with its own likeness; it adorns actions, friendships, sometimes entire households which it has entered and put in order. Whatever
it handles, it makes lovable, remarkable, admirable. Its power, its
magnitude, cannot increase any more, if only because that which is
greatest has no augmentation. When a thing is right, you will fi nd
nothing more right, any more than a thing can be truer than what is
true, or more temperate than what is temperate.* 9 Every virtue is in
the limit, and a limit has a fi xed measurement.* Consistency has no
further to go, any more than confi dence or truthfulness or loyalty. If
a thing is perfect, what can be added to it? Nothing, or else that to
which the addition is made was not perfect before. Hence nothing
can be added to virtue either: if anything can be added to it, it was
lacking before. Neither can any addition be made to that which is
honorable: it is honorable for the very reasons I have given. And what
else? Don’t you agree that that which is seemly has the same form,
bounded by defi nite endpoints? And likewise what is just and lawful?
Th e possibility of increase shows that a thing is imperfect.
10 Every good is subject to these same terms. Private utility is
linked to public utility, indeed just as much as what is praiseworthy
cannot be separated from what one ought to pursue. Th us it
is that the virtues are equal to one another, as also are the deeds of
virtue and all persons who possess the virtues. 11 When it comes to
plants and animals, though, since they themselves are mortal, their
virtues too are defeasible, transitory, and uncertain; they ebb and fl ow,
and for that reason are not assigned the same value. Human virtues
come under a single rule, for right reason itself is single and uniform.
Nothing is more divine than the divine; nothing more celestial than
the celestial.
12 Mortal things rise° and fall; they dwindle and grow; they are
emptied and fi lled; and for that reason they are as uneven as their lot
is unstable. Th ings that are divine have but one nature. But reason
is nothing other than a portion of the divine breath submerged in
the human body.* If reason is divine, and there is no good without
reason, then every good is divine. Furthermore, there is no distinction
among things that are divine and so no distinction among goods
either. Th erefore there is equality between joy on the one hand and
stouthearted endurance of torture, for there is the same greatness of
spirit in both: relaxed and expansive in the one, concentrated and
combative in the other. 13 Why not? Do you think the courage of one who bravely assails the enemy’s fortifi cations is not equaled by the
courage that sustains that assault with tremendous endurance? Do
you think the greatness of Scipio, who laid siege to Numantia and
forced those unconquered hands to turn to their own destruction, is
not equaled by the greatness of the besieged, who knew that no one
is surrounded as long as he has access to death, as long as he expires
in the embrace of liberty?* In just the same way are the remaining
goods equal to one another: calmness, forthrightness, generosity,
consistency, serenity, endurance. For what underlies them all is the
one thing, virtue, which supplies an upright and unwavering spirit.
14 “What do you mean? Is there no diff erence between joy and
unbending endurance of pain?” None as concerns the virtues themselves;
but there is a great deal of diff erence in the manner in which
each is displayed, for in the one instance there is a natural relaxation
and expansion of the mind; in the other pain, which is contrary to
nature. For that reason, these things that admit of such vast diff erentiation
are intermediates; yet the virtue that is in each is equal. 15 Th e
material does not alter the virtue: diffi cult material does not make it
worse, and cheerful, happy material does not make it better. Hence
they are necessarily equal. For in both cases, what is done is done just
as rightly, just as intelligently, just as honorably; therefore the goods
are equal. Neither can this one person conduct himself any better in
his joy, nor that one in his torments. But two things that cannot be
made better must be equal to each other.
16 For if matters external to virtue can either diminish or augment
it, then what is honorable ceases to be the sole good. If you
concede that, then the honorable ceases to exist altogether.* Why?
I’ll tell you: because no action is honorable when performed by one
who is unwilling or under compulsion. Everything that is honorable
is voluntary. Mingle with it any reluctance, any complaint, any
second thoughts, any fear, and it loses its best feature: it is no longer
self-determined. Timorousness implies slavishness, and that which is
unfree cannot be honorable. 17 Everything that is honorable is free of
anxiety; it is tranquil. If a person refuses something, complains of it,
thinks it is bad, then he is disturbed and welters in grievous confl ict:
on one side, rectitude appears and summons him; on the other, harm
is suspected and causes him to withdraw. For this reason, one who is
about to behave honorably does not consider what stands in his way to be harmful, not even if he fi nds it uncomfortable; rather he wills
it and performs it gladly. Everything that is honorable is unbidden,
unforced; it is wholehearted; it has no association with anything bad.
18 I know what response I may get at this point: “Are you trying
to persuade us that it makes no diff erence whether someone feels joy
or stays on the rack till he exhausts the torturer?”
To this my reply could have been as follows: “Even Epicurus says
that the sage, if roasted in the bull of Phalaris, will say, ‘It is pleasant;
it does not matter to me at all.’* Why are you surprised, then, if I say
there is equality in goods between one reclining at dinner and one
standing up to torture, when Epicurus says what is even harder to
believe, that it is pleasurable to be tortured?”
19 But instead I make this reply: “Th ere is a great diff erence between
joy and pain. If I am asked to choose, I will pursue one and
avoid the other; for the one is in accordance with nature, the other
contrary to it. As long as they are evaluated in this way, they are very
far apart; and yet when it comes to virtue, the two are equal; one
virtue proceeds through happy circumstances, the other through sad
ones. 20 Vexation and pain and anything else that is uncomfortable
have no signifi cance: they are overpowered by virtue. Just as the
brightness of the sun causes our little lamps to grow dim, so it is with
virtue: the sheer scale of it blots out all pains, discomforts, and hurts.
Wherever it sheds its radiance, everything that appears in its absence
is snuff ed out; and when they encounter virtue, our discomforts play
no larger part than does a rain shower in the ocean.”*
21 Here is how you may know that this is the case: if an action is
fi ne, a good man will plunge into it without any hesitation. Th e executioner
may be standing there, the torturer, the fl ame; yet he will persevere,
his eyes being fi xed on what he is to do, not what he will endure.
He will entrust himself to the honorable deed as to a good man, and
will regard it as useful—safe—profi table for himself. Th e action that
is honorable, but harsh and diffi cult, will have the same standing with
him as a good man has when he is poor or in exile, or thin and pale.
22 Come, now, suppose that over here is a good man who has
abundance of wealth; over there one who possesses nothing but himself,
yet in himself possesses everything. Both are equally good, even
if the fortunes allotted them are quite unequal. I repeat: the judgment
we apply to persons is equally applicable to their circumstances. 
23 Virtue is just as praiseworthy when found in a body that is
healthy and free as it is in one that is sick and in chains. So do not
esteem your own virtue any more highly if fortune has provided it
with a whole and sound body than you would if its body were disfi gured
in some way. Th at would be like judging the worth of a master
by how his slaves are dressed. For all these things that belong to the
domain of chance are servants: money, the body, reputation. Th ey
are weak, transitory, mortal, unstable in possession. By contrast, the
works of virtue are free and unconquered. Th ey are not more worthy
of pursuit just because fortune deals kindly with them, nor are they
less worthy of pursuit when circumstances are hostile.
24 Pursuit in the circumstances of our lives works the same as
friendship among people. If your friend is a good man, I don’t suppose
you would love him any more for being wealthy rather than
poor, or for being tough and muscular rather than thin and feeble in
body. In your circumstances too, then, you won’t go after something
more, or love it more, for being cheerful and peaceful than for being
anxious and laborious. 25 Or if you would, then between two equally
good men you would also be fonder of the one who has had a bath
and a rubdown than the one who is covered with dust and needs a
shave. Next, you would go so far as to feel more aff ection for one
who is uninjured and in possession of all his limbs than one who is
crippled or blind in one eye. Bit by bit, you would become so fi nicky
that between two who are equally honorable and intelligent, you
would choose the one with long, curly hair! When virtue is equal in
both, their inequality in other respects does not count.* For all those
other features are not parts of them but mere additions to them.
26 Within the family, does any parent make such unfair estimations
as to love a healthy child more than a sick one, or a fi ne, tall
son more than a short or middle-sized child? Wild beasts do not
draw distinctions among their cubs: when they lie down to nurse,
they feed them all alike. Birds distribute equal shares of food to all
their nestlings. Ulysses is in just as much of a hurry to get back to his
rocky isle of Ithaca as Agamemnon is to return to the noble ramparts
of Mycenae. No one loves his homeland because it is great, but only
because it is his.
27 What is the point of these comparisons? To show you that
virtue looks on all its works with unbiased eyes as its own off spring, giving them all an equal measure of devotion. If anything, the more
unstinting devotion is given to those in diffi culties. Just as parental
love inclines more toward the child who is the object of pity, so it is
with virtue, which, when certain of its works appear to be in danger
or trouble, does not love them more, but like a good parent gives
them more attention and more nurturing.
28 Why is no good greater than any other? Because nothing is
more apt than what is apt, nothing more level than what is level.
When one thing is equal to another, you cannot say that something
else is more equal to it. Neither, then, is anything more honorable
than what is honorable. 29 But if all the virtues are of an equal nature,
then the three types of good are on a par. Th is is what I mean:
rejoicing temperately is on a par with suff ering temperately. Gladness
there does not surpass fi rmness of mind here, that bites back its
cries under the torturer. Th ose goods are desirable, these are worthy
of admiration; nonetheless, both are equal, since the potency of the
greater good is enough to defend against any discomfort there may
be. 30 Anyone who thinks they are unequal is turning his eyes away
from the virtues themselves and looking around at externals. True
goods have the same weight, the same extent. Th ose false goods are
largely hollow: they seem large and comely to the eye; but when they
are summoned to the scales, they prove deceptive. 31 So it is, dear
Lucilius: anything commended by true reasoning is solid and lasting;
it strengthens the mind and lifts it to the skies, to remain there
always.* Th ose things that are praised without good reason, that are
goods according to the popular account, merely puff us up, causing
us to delight in empty things. And again, those supposed evils that
instill such terror alarm our minds in just the same way as animals do
when they make a show of being dangerous. 32 On both sides, then,
it is without cause that these things expand our minds and gnaw at
them: the former are not worthy of joy, nor the latter of fear.*
Reason alone is unchangeable and steadfast in its judgment, for it
is not the slave of the senses but their commander. Reason is equal to
reason, just as right is equal to right. Th us virtue is likewise equal to
virtue, for virtue is nothing other than right reason. All the virtues are
reasoning processes:* if they are right, they are reasoning processes,
and if they are right, they are also equal. 33 As reason is, so are the activities of reason; therefore they too are all equal. For since they
resemble reason, they also resemble one another.
My claim is that the actions are equal to one another insofar
as they are honorable and right. But there will still be big distinctions
among them through diff erences in their material. Th e material
is sometimes wider, sometimes narrower; sometimes of high rank,
sometimes humble; sometimes pertaining to many, sometimes to
only a few; still, what is best in all these actions is equal, for they are
all honorable. 34 It is the same as with good men: they are all equal
insofar as they are good, but they have diff erences in age (one is older,
another younger); and in body (one is handsome, another ugly); and
in fortune (one is rich, another poor; that one is well connected, powerful,
known among cities and peoples, this one generally unknown
and obscure). Yet as concerns their goodness, they are equal.
35 Sensation makes no judgment concerning goods and evils; it
does not know what is useful and what is not. It cannot render an
opinion unless it is conveyed into the presence of its object. It is not
such as to look ahead to the future or remember the past; it knows
nothing of logical relations. Yet logical relations tie together the entire
progression of time and the unity of a life that is to travel a straight
path.* Reason, then, is the arbiter of what is good and bad, and reason
holds cheap whatever is external and not its own. Th ose things which
are neither good nor bad are in its judgment very small and trivial
additions; for as far as reason is concerned, every good is in the mind.
36 But there are some goods that it regards as primary, goods that it
approaches deliberately—for instance victory, good children, the welfare
of one’s homeland—others as secondary, goods that show up only
in adverse circumstances—for instance bearing disease, fi re, or exile
with equanimity—and still others as intermediates, goods that are no
more in accordance with nature than they are contrary to nature; for
instance walking sensibly, sitting with composure. For sitting is not
more in accordance with nature than standing or walking. 37 Th e fi rst
two types of good diff er from one another. Th e primary goods are in
accordance with nature: rejoicing in the devotion of one’s children,
in the safety of one’s homeland. Th e secondary goods are contrary to
nature: courageously standing up to torture and enduring thirst when
one’s vital organs are parched by disease.
38 “What’s that? Is anything contrary to nature a good?” No, but
at times that in which the good is manifested is contrary to nature.
Being wounded, or being roasted over a slow fi re, or being affl icted
with ill health is contrary to nature, but preserving an unfl agging
spirit amid such trials is in accordance with nature. 39 To put it
briefl y: the material of the good is sometimes contrary to nature; but
the good never is, since there is no good without reason, and reason
follows nature.
What, then, is reason? Th e imitation of nature. What is the highest
good of the human being? Behaving as nature intended.
40 “Th ere can be no doubt that peace that never meets with strife
is more fortunate than peace regained through much bloodshed.
Th ere can be no doubt that undisturbed health is a more fortunate
thing than health achieved by main force and endurance out of serious
and life-threatening illnesses. In the same way, there can be no
doubt that joy is a greater good than a mind shored up to endure
the torments of injury and the fl ame.” 41 No, for those chance occurrences
admit of tremendous diff erentiation: they are evaluated
by the usefulness of those who take them on. One of the goods is a
determination to be in agreement with nature; this is equal in all of
them. When we vote in favor of someone in the Senate, it cannot be
said that one senator was more in agreement than another. Everyone
voted the same way. I say the same about the virtues: all of them are
in agreement with nature. And I say the same about goods: all of
them are in accordance with nature. 42 One person dies in his youth,
another in old age, another right away in infancy, after having only
a glimpse of life—all of them were equally mortal, even if death allowed
some people’s lives to last longer, cut off others in their bloom,
and interrupted the very beginning of others.
43 One man collapses at dinner; another dies as a continuation of
sleep; another is done in by sexual intercourse. Compare with these
the people who are run through by the sword or killed by snakebite
or crushed by collapsing buildings—or tortured slowly to death by
the gradual twisting and contracting of their sinews. Some of these
can be said to have had a better ending, some a worse; but their
deaths, in point of fact, are equal. What they have been through is
diff erent; what they have come to is one. No death is larger or smaller,
for it has the same limit in every case—the end of a life. 44 I say the same to you about goods. Th is good is among unmitigated pleasures,
that one amid bitter trials; the one has fortune’s lavishness to govern,
the other fortune’s violence to subdue—and both are equally good,
though one has walked a soft and level way, the other a rocky road.
For all of them have the same end: they are goods; they are praiseworthy;
they are the companions of virtue and reason. Virtue counts
as equal all things it recognizes as good.
45 Why should you be surprised to fi nd this among our doctrines?
In Epicurus there are two goods, the components of his highest and
happiest good: that the body should be free of pain, the mind free of
disturbance.* Th ese goods do not increase if they are fulfi lled: how
is what is fulfi lled going to increase? Th e body is free of pain; what
can be added to this absence of pain? Th e mind is in agreement with
itself and is calm; what can be added to this tranquility? 46 Just as
a cloudless sky, washed with pure brightness from one side to the
other, does not admit of any greater clarity, so when a person cares
for both body and mind, and builds his good from both, his state is
perfect. If there is no turmoil in his mind and no pain in his body,
then his wish is fully achieved. If any further delights come his way,
they do not augment his highest good but season it, as it were, and
enhance it. For that ultimate good of human nature is restricted to
peace of body and mind.
47 I will show you a division of goods in Epicurus that is again
very similar to this one of ours. In his works, there are some things
which he prefers to have happen to him—such as “rest for the body,
free from every discomfort, and relaxation for the mind as it rejoices
in contemplating its own goods”—and other things which, although
he prefers them not to happen, he nonetheless praises and regards
with favor, including what I was talking about a little while ago: the
endurance of ill health and of very severe pain. Th at is what Epicurus
himself went through on that “last and most blessed day” of his life.
For he said that the torments he was experiencing from his bladder
and from stomach ulcers were “such as do not admit of any increase
of pain,” but that all the same that was a “blessed day” for him.* But
one cannot spend a blessed day unless he is in possession of the highest
good. 48 Th us even in Epicurus there are these goods that you
would prefer not to experience, but that when they do occur are to be
embraced—praised—considered equal with the very best goods. It’s not possible to deny that this was a good equal to the very greatest
goods when it is what brought a blessed life to its conclusion—what
Epicurus gave thanks for with his dying breath.
49 Most excellent Lucilius, allow me to say something even more
bold. If any goods could be greater than others, I would have given
preference to these goods more than those others; I’d have said that
the harsh ones are greater than the soft, luxurious kind. For beating
down one’s diffi culties is greater than governing one’s delights.
50 True, a person handles felicity well for the same reason as he deals
bravely with disaster. Th e soldier who rests at ease outside the camp,
since no enemy is on the attack, can be just as brave as the one who,
though hamstrung, stays upright on his knees and does not let his
weapons drop; still, the cry of “Well done, brave men!” is heard only
by those who come back bloody from the front. So these are the
goods I would praise: the courageous ones, the ones that have been
tried and tested, the ones that have done battle with fortune.
51 Would I hesitate to praise Mucius’s maimed and blistered hand
above the unharmed hand of another, brave as that person might be?*
Th ere he stood, with nothing but scorn for a ring of enemies with
their fl ames. He watched his own hand withering on his enemy’s
brazier, until Porsenna, whose eff orts at punishment he was assisting,
grew jealous of his glory and ordered that the fi re be taken from him
against his will. 52 Why shouldn’t I list this as one of the primary
goods? Why shouldn’t I think it greater than those goods that are
carefree, untested by fortune—just as much greater as it is less common
to defeat an enemy with a missing hand than with a hand that
wields a sword?
“What’s that?” you say. “Is this a good you will choose for yourself?”
Why shouldn’t I? If such a deed cannot be chosen—yes, even
chosen—then it cannot be done at all. 53 Should I choose rather to
stretch out my hands for my catamites to massage the knuckles? For
some courtesan, or some man turned courtesan, to stroke my fi ngertips?
Why shouldn’t I think Mucius more fortunate? He reached out
to touch the fl ame just as if he were reaching out to be touched by
the masseur! He put right whatever errors he had made; he won his
war when weaponless and maimed. With that one mangled hand he
conquered a pair of kings.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: