Việc đeo khẩu trang trong mùa Cô-vy là gần như bắt buộc ở Việt Nam và một vài nước Châu Á, trong khi các nước Âu-Mỹ khá thờ ơ với việc này. Khi các ca nhiễm ở các nươc phương Tây leo thang chóng mặt, gần đây CDC Mỹ cũng đã phải thay đổi quan điểm và khuyến khích người dân nên đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Vậy khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan của virus SARS-CoV2  không? Mình xin dịch lại bài viết "Masks for all? The science says yes" của Giáo sư Trish Greenhalgh (Đại Học Oxford) và Jeremy Howard để mọi người tham khảo ý kiến của một nhà khoa học phương Tây.
Lưu ý: 
- Một số đoạn mình sẽ không dịch sát nghĩa mà sẽ có chút ít thay đổi để phù hợp với văn phong Tiếng Việt.
- Mình cũng sẽ chèn thêm một số link/thông tin thêm trong bài để bài viết dễ hiểu hơn.
- Sẽ có một số đoạn là ý kiến cá nhân mình.
Bài Dịch
----------------------------------------
Dịch tễ học
Bạn có thể đã xem các video về hiệu ứng dominocái bẫy chuột trong chiến dịch quản bá giãn cách xã hội - social distancing. Các domino (hoặc bẫy chuột) càng gần, sự hỗn loạn càng được tạo ra. Mỗi bệnh truyền nhiễm có một hệ số lây nhiễm (R0). Một bệnh có R0 là 1 có nghĩa là trung bình mỗi người nhiễm bệnh, lây nhiễm cho người khác. Một bệnh có R0 nhỏ hơn 1 sẽ hết. Chủng cúm gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 có R0 là 1,8. R0 của virus SARS-CoV2 gây ra COVID-19 được các nhà nghiên cứu của Đại học Hoàng gia ước tính là 2,4, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy nó có thể lên tới 5,7. Điều này có nghĩa là không có biện pháp ngăn chặn, COVID-19 sẽ lan rộng và nhanh chóng. Điều quan trọng, bệnh nhân COVID-19 dễ lây nhiễm nhất trong những ngày đầu của bệnh (To et al. 2020; Zou et al. 2020; Bai et al. 2020; Zhang et al. 2020; Doremalen et al. 2020; Wei 2020) , trong đó họ thường có ít hoặc không có triệu chứng.
Tính chất vật lý của các các droplet-giọt bắn và aerosol - bụi khí
Khi nói chuyện, những giọt siêu nhỏ được đẩy ra từ miệng của bạn. Nếu bạn nhiễm bệnh, chúng sẽ có chứa các hạt virus. Chỉ những giọt rất lớn cuối cùng tồn tại hơn 0,1 giây trước khi khô và biến thành hạt nhân nhỏ giọt (Wells 1934; Duguid 1946; Morawska et al. 2009) nhỏ hơn 3-5 lần so với giọt ban đầu, nhưng vẫn chứa một số virus.
Điều đó có nghĩa là các giọt bắn này sẽ được chặn dễ dàng hơn nhiều khi chúng bắt đầu thoát ra khỏi miệng bạn, so với việc ngăn chặn chúng tiếp xúc với người không nhiễm bệnh khi các giọt bắn đã phát tán ra ngoài. Nhưng đây không phải là điều mà hầu hết các nhà nghiên cứu đã và đang tìm kiếm...
Khoa học vật liệu của khẩu trang
Các cuộc tranh luận về hiệu quả của khẩu trang thường cho rằng mục đích của khẩu trang là để bảo vệ người đeo, vì đây là điều mà tất cả các bác sĩ được dạy trong trường y. Khẩu trang vải tương đối kém trong khoản này (mặc dù không hoàn toàn không hiệu quả). Để bảo vệ 100%, người đeo cần có khẩu trang y tế phù hợp (như loại N95 chẳng hạn). Nhưng khẩu trang vải, đeo bởi người nhiễm bệnh có hiệu quả cao trong việc bảo vệ những người xung quanh. Điều này được biết đến như là "kiểm soát nguồn lây nhiễm". Và chính kiểm soát nguồn lây nhiễm là vấn đề trong cuộc tranh luận về việc liệu tất cả mọi người có nên đeo khẩu trang hay không.
Nếu bạn bị COVID-19 và ho ở khoảng cách 20cm (~8 inch), đeo khẩu trang cotton sẽ giảm lượng virus bạn truyền sang người đó tới 36 lần và thậm chí còn hiệu quả hơn cả khẩu trang phẫu thuật. Điều kỳ lạ là, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự thật này lại coi việc giảm 36 lần là thành công không hiệu quả. Chúng tôi không đồng ý. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ chỉ truyền 1/36 lượng virus, có khả năng dẫn đến xác suất nhiễm trùng thấp hơn và ít triệu chứng hơn nếu bị nhiễm bệnh.
Toán học lan truyền
Mô hình toán học của nhóm chúng tôi, được hỗ trợ bởi nghiên cứu khác (Yan et al. 2019), cho thấy rằng nếu hầu hết mọi người đeo khẩu trang ở nơi công cộng, hệ số lây nhiễm (hiệu quả của R) có thể xuống dưới 1.0, hoàn toàn ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Khẩu trang không cần phải chặn từng hạt virus, nhưng càng nhiều hạt được chặn lại thì tốc độ truyền R càng thấp.

Modelled impact of mask use on reproduction rate
Sơ đồ 1: Mô hình tác động của việc sử dụng khẩu trang
Hiệu quả của việc đeo khẩu trang được đánh giá dựa vào ba yếu tố hiển thị ở Sơ đồ 1
        - "Eficacy of mask %" (trục hoành): hiệu quả của khẩu trang (trong việc ngăn chặn virus)
        - "Adherence %" (trục tung): sự tuân thủ hay tỷ lệ của khẩu trang đeo công cộng.
        - Hệ số lây nhiễm R0: các vạch đen trên biểu đồ. 
Vùng màu xanh của biểu đồ biểu thị R0 dưới 1.0, đây là những gì chúng ta cần đạt được để quét sạch dịch bệnh. Nếu khẩu trang chặn 100% các hạt (ngoài cùng bên phải của biểu đồ), thậm chí tỷ lệ tuân thủ thấp vẫn sẽ đạt được mục đích ngăn chặn dịch bệnh. Ngay cả khi khẩu trang ngăn chặn tỷ lệ các hạt virus thấp hơn nhiều, dịch bệnh vẫn có thể được ngăn chặn - nhưng chỉ khi hầu hết hoặc tất cả mọi người đeo khẩu trang.

Ở khía cạnh quản lý việc đeo khẩu trang
Làm thế nào để tất cả hoặc hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang? Chúng ta có thể giáo dục và cố gắng thuyết phục mọi người, nhưng một cách tiếp cận hiệu quả hơn là yêu cầu đeo khẩu trang trong các môi trường cụ thể như giao thông công cộng hoặc cửa hàng tạp hóa hoặc thậm chí mọi lúc bên ngoài nhà. Nghiên cứu về tiêm chủng (Bradford và Mandich 2015) cho thấy các khu vực quy định mức pháp lý cao hơn có tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao hơn. Cách tiếp cận tương tự hiện đang được sử dụng để tăng sự tuân thủ đeo khẩu trang và kết quả ban đầu (Leffler et al. 2020) cho thấy rằng các luật này có hiệu quả trong việc tăng sự tuân thủ và làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Thí nghiệm đeo khẩu trang: nhân tạo và tự nhiên
Một thí nghiệm nhân tạo là khi một nhà nghiên cứu phân bổ con người (thường là ngẫu nhiên - do đó, thuật ngữ 'thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát hoặc RCT - 'randomized controlled trial') đeo khẩu trang hoặc không đeo khẩu trang (nhóm đối chứng). Không có thí nghiệm RCT nào liên quan đến việc đeo khẩu trang cho COVID-19. RCT đeo khẩu trang để ngăn ngừa các bệnh khác (như cúm hoặc lao) đã có xu hướng cho thấy một hiệu ứng nhỏ mà trong nhiều nghiên cứu không có hiệu quả về mặt thống kê. Trong hầu hết các nghiên cứu như vậy, những người được chỉ định vào nhóm đeo khẩu trang không phải luôn luôn đeo khẩu trang.
*Theo kiến thức của mình thì các thí nghiệm như thế này rất khó được hội đồng y đức duyệt, vì về mặt nhân đạo bạn không thể để nhóm đối chứng tiếp cận với nguồn lây COVID-19, trừ khi các nhà nghiên cứu chứng minh được rằng người nhiễm COVID-19 sẽ được khỏi bệnh, không ảnh hưởng sức khỏe.

Một thử nghiệm tự nhiên là khi chúng ta nghiên cứu một cái gì đó đang thực sự xảy ra - ví dụ như khi một quốc gia đưa ra chính sách đeo khẩu trang. Ví dụ như Hàn Quốc và Ý, trong những tuần đầu tiên dịch lan truyền khá nhanh. Sau đó, vào cuối tháng 2 năm 2020, chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp khẩu trang thường xuyên cho mọi người dân. Từ thời điểm đó, mọi thứ đã thay đổi. Khi số người chết ở Ý tăng đến mức khủng khiếp, Hàn Quốc lại bắt đầu giảm. Sơ đồ 2 thể hiện số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc (màu đỏ) và Ý (màu xanh); hãy xem kỹ những gì xảy ra vào đầu tháng 3, nhờ hiệu quả của việc phân phối khẩu trang bắt đầu (phân tích này của Hàn Quốc là nhờ Hyokon Zhiang và trực quan hóa bởi Reshama Shaik):
Comparison of COVID-19 cases between Korea and Italy
Sơ đồ 2: so sánh số ca nhiễm COVID-19 mới ở Hàn Quốc và Ý

Các thí nghiệm tự nhiên không hoàn hảo về mặt khoa học, vì không có nhóm kiểm soát trực tiếp nên chúng tôi khó có thể chắc chắn rằng sự khác biệt đều là do việc khẩu trang. Ở một số quốc gia việc đeo khẩu trang được áp dụng cùng với các biện pháp khác như giữ khoản cách xã hội nghiêm ngặt, đóng cửa trường học và hủy bỏ các sự kiện công cộng . Ngay cả trong những trường hợp này, chúng ta có thể tìm thấy sự so sánh có liên quan. Ví dụ, các nước láng giềng châu Âu Áo và Cộng hòa Séc (Sơ đồ 3) đưa ra các yêu cầu giữ khoản cách xã hội vào cùng một ngày, nhưng Séc cũng đưa ra việc đeo khẩu trang bắt buộc. Các ca nhiễm của Áo tiếp tục theo quỹ đạo đi lên của nó, trong khi Séc san phẳng. Đó là cho đến khi Áo cũng đưa ra luật khẩu trang vài tuần sau đó, hai nước trở lại quỹ đạo tương tự.

Comparison of COVID-19 cases between Czechia and Austria
Sơ đồ 3: So sánh các trường hợp COVID-19 giữa Séc và Áo
Điều quan trọng, ở mọi quốc gia và mọi thời điểm việc sử dụng khẩu trang đã được khuyến khích thông qua luật pháp, hoặc nơi cung cấp khẩu trang cho công dân, ca nhiễm mới và tỷ lệ tử vong đã giảm.

Khoa học hành vi đeo khẩu trang
Một số người đã tuyên bố rằng làm cho (hoặc khuyến khích mạnh mẽ) mọi người đeo khẩu trang sẽ khuyến khích hành vi nguy hiểm (Brosseau et al. 2020) (ví dụ, đi ra ngoài nhiều hơn, rửa tay ít hơn), với kết quả âm tính, và hiệu ứng này đã được nhìn thấy trong một số thử nghiệm thực nghiệm của khẩu trang. Những lập luận tương tự trước đây đã được đưa ra cho các chiến lược phòng chống HIV (Cassell và cộng sự 2006; Rojas Castro, Delabre và Molina 2019) và luật mũ bảo hiểm xe máy (Ouellet 2011). Tuy nhiên, nghiên cứu trong thế giới thực về các chủ đề này cho thấy, mặc dù một số cá nhân phản ứng với hành vi nguy hiểm, ở cấp độ dân số vẫn có sự cải thiện toàn diện về an toàn và sức khỏe (Peng et al. 2017; Houston và Richardson 2007).

Kinh tế của việc đeo khẩu trang
Các phân tích kinh tế xem xét chi phí cung cấp khẩu trang là bao nhiêu với giá trị (cả tài chính và phi tài chính) có thể được tạo ra - và, có khả năng, bị mất - nếu chúng được cung cấp. Những nghiên cứu kinh tế như vậy (Abaluck et al. 2020) chỉ ra rằng mỗi chiếc khẩu trang được đeo bởi một người (có giá trị không đáng kể) có thể tạo ra lợi ích kinh tế hàng ngàn đô la và cứu sống nhiều người.

Nhân chủng học của việc đeo khẩu trang
Việc đeo khẩu trang của công chúng đã được bình thường hóa ở nhiều nước châu Á, một phần vì lý do cá nhân (để bảo vệ chống ô nhiễm) và một phần cho tập thể (do hậu quả của dịch MERS và SARS gần đây). Khẩu trang của tôi bảo vệ bạn; của bạn bảo vệ tôi. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia này, tiêu chuẩn chỉ là đeo khẩu trang nếu bạn có triệu chứng; Nó chỉ có trong những tuần gần đây, vì nhận thức về sự lây lan không có triệu chứng đã được hiểu rõ hơn, rằng việc đeo khẩu trang bất kể triệu chứng đã trở nên phổ biến.

Phần kết luận
Mặc dù không phải tất cả các bằng chứng khoa học đều ủng hộ việc đeo khẩu trang, nhưng hầu hết đều chỉ theo cùng một hướng. Đánh giá của chúng tôi về bằng chứng này dẫn chúng tôi đến một kết luận rõ ràng: giữ những giọt bắn của bạn cho riêng bạn - đeo khẩu trang.

Bạn có thể làm một cái ở nhà, từ áo phông, khăn tay, hoặc khăn giấy, hoặc thậm chí chỉ quấn một chiếc khăn hoặc khăn rằn quanh mặt. Lý tưởng nhất, sử dụng vải dệt chặt mà bạn vẫn có thể thở qua. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị bao gồm một lớp khăn giấy như một bộ lọc dùng một lần; bạn có thể chỉ cần trượt nó giữa hai lớp vải. Không có bằng chứng cho thấy khẩu trang của bạn cần phải được thực hiện với bất kỳ chuyên môn hoặc chăm sóc cụ thể nào để có hiệu quả để kiểm soát nguồn. Bạn có thể đặt khẩu trang vải vào đồ giặt và tái sử dụng, giống như bạn sử dụng lại áo phông.

Nếu hóa ra bạn đang ủ COVID-19, những người bạn quan tâm sẽ rất vui khi bạn đeo khẩu trang.
-----------------------------------------
Kết
Cá nhân mình thấy các bạn Âu-Mỹ thật sự bảo thủ và chậm chạp trong vấn đề khuyến khích đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng. Ở thời điểm hiện tại dịch đã lan rộng, Mỹ và các nước Châu Âu đang phải chịu hậu quả nặng nề nhưng ở rất nhiều nơi người Châu Á đeo khẩu trang vẫn bị kỳ thị khi ra đường (link) , hoặc ở một số bệnh viện nhân viên y tế không được phép đeo khẩu trang khi di chuyển trong khu công cộng của bệnh viện (link 1, link 2). Một phần nguyên nhân có lẽ cũng do các nươc Âu-Mỹ thiếu nguồn cung, dự trữ nên các nhà quản lý không muốn tạo làn sóng tích trữ ở giai đoạn đầu của dịch, và cũng đã lâu rồi họ không phải chịu các một đợt dịch bệnh lớn như vậy nên tâm lý có phần chủ quan hơn các nước Đông Á.
Mặc dù hiệu quả trong việc phòng chống dich COVID-19 ở một số nước (Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam) là kết quả của việc áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp (giãn cách xã hội, cách ly tập trung, xét nghiệm trên diên rộng, truy dấu tiếp xúc, khuyến khích rửa tay thường xuyên,.....), nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chiếc khẩu trang trong việc hạn chế lan truyền virus khi tiếp xúc gần. 
#Stayhome trong mùa Cô-vy, nhưng nếu bạn phải ra đường "Hãy đeo khẩu trang". 
Nguồn tham khảo
  • Abaluck, Jason, Judith A. Chevalier, Nicholas A. Christakis, Howard Paul Forman, Edward H. Kaplan, Albert Ko, and Sten H. Vermund. 2020. “The Case for Universal Cloth Mask Adoption and Policies to Increase Supply of Medical Masks for Health Workers.” SSRN Scholarly Paper ID 3567438. Rochester, NY: Social Science Research Network. https://papers.ssrn.com/abstract=3567438.
  • Bai, Yan, Lingsheng Yao, Tao Wei, Fei Tian, Dong-Yan Jin, Lijuan Chen, and Meiyun Wang. 2020. “Presumed Asymptomatic Carrier Transmission of Covid-19.” Jama.
  • Bradford, W David, and Anne Mandich. 2015. “Some State Vaccination Laws Contribute to Greater Exemption Rates and Disease Outbreaks in the United States.” Health Affairs 34 (8): 1383–90.
  • Brosseau, Lisa M., ScD, Margaret Sietsema, PhD Apr 01, and 2020. 2020. “COMMENTARY: Masks-for-All for COVID-19 Not Based on Sound Data.” CIDRAP. https://www.cidrap.umn.edu/news-perspective/2020/04/commentary-masks-all-covid-19-not-based-sound-data.
  • Cassell, Michael M, Daniel T Halperin, James D Shelton, and David Stanton. 2006. “Risk Compensation: The Achilles’ Heel of Innovations in Hiv Prevention?” Bmj 332 (7541): 605–7.
  • Doremalen, Neeltje van, Trenton Bushmaker, Dylan H. Morris, Myndi G. Holbrook, Amandine Gamble, Brandi N. Williamson, Azaibi Tamin, et al. 2020. “Aerosol and Surface Stability of SARS-CoV-2 as Compared with SARS-CoV-1.” New England Journal of Medicine 0 (0): null. https://doi.org/10.1056/NEJMc2004973.
  • Duguid, JP. 1946. “The Size and the Duration of Air-Carriage of Respiratory Droplets and Droplet-Nuclei.” Epidemiology & Infection 44 (6): 471–79.
  • Houston, David J, and Lilliard E Richardson. 2007. “Risk Compensation or Risk Reduction? Seatbelts, State Laws, and Traffic Fatalities.” Social Science Quarterly 88 (4): 913–36.
  • Leffler, Christopher, Edsel Ing, Craig A. McKeown, Dennis Pratt, and Andrzej Grzybowski. 2020. “Country-Wide Mortality from the Novel Coronavirus (COVID-19) Pandemic and Notes Regarding Mask Usage by the Public.”
  • Morawska, LJGR, GR Johnson, ZD Ristovski, Megan Hargreaves, K Mengersen, Steve Corbett, Christopher Yu Hang Chao, Yuguo Li, and David Katoshevski. 2009. “Size Distribution and Sites of Origin of Droplets Expelled from the Human Respiratory Tract During Expiratory Activities.” Journal of Aerosol Science 40 (3): 256–69.
  • Ouellet, James V. 2011. “Helmet Use and Risk Compensation in Motorcycle Accidents.” Traffic Injury Prevention 12 (1): 71–81.
  • Peng, Yinan, Namita Vaidya, Ramona Finnie, Jeffrey Reynolds, Cristian Dumitru, Gibril Njie, Randy Elder, et al. 2017. “Universal Motorcycle Helmet Laws to Reduce Injuries: A Community Guide Systematic Review.” American Journal of Preventive Medicine 52 (6): 820–32.
  • Rojas Castro, Daniela, Rosemary M Delabre, and Jean-Michel Molina. 2019. “Give Prep a Chance: Moving on from the ‘Risk Compensation’ Concept.” Journal of the International AIDS Society 22: e25351.
  • To, Kelvin Kai-Wang, Owen Tak-Yin Tsang, Wai-Shing Leung, Anthony Raymond Tam, Tak-Chiu Wu, David Christopher Lung, Cyril Chik-Yan Yip, et al. 2020. “Temporal profiles of viral load in posterior oropharyngeal saliva samples and serum antibody responses during infection by SARS-CoV-2: an observational cohort study.” Lancet Infect. Dis. 0 (0). https://doi.org/10.1016/S1473-3099(20)30196-1.
  • Wei, Wycliffe E. 2020. “Presymptomatic Transmission of SARS-CoV-2 — Singapore, January 23–March 16, 2020.” MMWR. Morbidity and Mortality Weekly Report 69. https://doi.org/10.15585/mmwr.mm6914e1.
  • Wells, WF. 1934. “On Air-Borne Infection: Study Ii. Droplets and Droplet Nuclei.” American Journal of Epidemiology 20 (3): 611–18.
  • Yan, Jing, Suvajyoti Guha, Prasanna Hariharan, and Matthew Myers. 2019. “Modeling the Effectiveness of Respiratory Protective Devices in Reducing Influenza Outbreak.” Risk Analysis 39 (3): 647–61. https://doi.org/10.1111/risa.13181.
  • Zhang, Juanjuan, Maria Litvinova, Wei Wang, Yan Wang, Xiaowei Deng, Xinghui Chen, Mei Li, et al. 2020. “Evolving Epidemiology and Transmission Dynamics of Coronavirus Disease 2019 Outside Hubei Province, China: A Descriptive and Modelling Study.” The Lancet Infectious Diseases 0 (0). https://doi.org/10.1016/S1473-3099(20)30230-9.
  • Zou, Lirong, Feng Ruan, Mingxing Huang, Lijun Liang, Huitao Huang, Zhongsi Hong, Jianxiang Yu, et al. 2020. “SARS-CoV-2 Viral Load in Upper Respiratory Specimens of Infected Patients.” New England Journal of Medicine 382 (12): 1177–9. https://doi.org/10.1056/NEJMc2001737.