Tiếp nối cho bài Những Kẻ Tồi Làm Cha Mẹ
Đã có, đang có, và rồi chuẩn bị sẽ có những người bạn trẻ sắp trở thành cha-mẹ.
May be, một trong số họ, đã xây dựng tâm thế từ rất lâu cho vai trò mới mẻ này, nhưng tôi tin, vẫn nhiều đấy trong số họ, đang hoang mang với cả bầu trời câu hỏi:
Mình sẽ làm gì đây? Mình bắt đầu từ đâu? 
Vậy việc đầu tiên, hãy đọc bài viết này. Vì tôi nghĩ, chúng dành riêng cho các bạn.
..................................................................................................................................................
Đầu tiên, các nguyên tắc-tư tưởng cần quán triệt xuyên suốt.
Nguyên tắc một: Phức tạp trước- đơn giản sau.
- Nguyên tắc này dành cho các bạn luôn đầu môi " sao cứ nghiêm trọng hóa/ tiểu tiết hóa vấn đề lên thế, cứ nghĩ đơn giản cho đời thanh thản!"... Vâng, bạn nói chí phải. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ đơn giản khi bạn đã sở hữu một nền tảng vững chắc, mà thứ nền tảng ấy được xây bởi loại gạch duy nhất mang tên "quá trình ăn hành cực kì phức tạp ppp" . Còn không , chỉ là bạn đang "núp, né", "mặc kệ" và " tảng lờ"... mà thôi
Nguyên tắc hai: Đón đầu tình huống
- Bất kì vấn đề gì có thể dự đoán trước, hãy võ trang đầy đủ để đón đầu chúng. Bạn sẽ "nhẹ gánh" đi rất nhiều.
Nguyên tắc ba: Mọi thứ vì con
- Đây là nguyên tắc tối quan trọng, bởi có một ranh giới mong manh giữa vì con và vì cái tôi của bản thân. Cái tôi  là thứ ganh đua ma mãnh luôn muốn giành giựt vị trí quan trọng nhất trong bạn. Hãy lưu ý kĩ điều này! Quẳng cái tôi đi. Tập trung hoàn toàn vào con bạn. Làm mọi thứ tốt nhất, phù hợp nhất vì con bạn!
Nguyên tắc ba: Linh động phương pháp
- Thử mọi cách có thể để hoàn tất mục tiêu. Đừng ngủ ngon khi chưa cố gắng hết sức.
Nguyên tắc bốn: Yêu
- Kiến tạo mọi thứ cho con, vì con bằng tình yêu thương, không phải bằng ám ảnh trách nhiệm.
Nguyên tắc năm: Thực hành thường xuyên điều bác Hồ dạy
- Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Học, học nữa, học mãi.
- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Hãy nhai nuốt và nằm lòng mãi mãi năm nguyên tắc- tư tưởng trên. Vì sao? Vì xuyên suốt quá trình nuôi dạy một đứa trẻ, bạn phải trải qua đủ mọi vấn đề, tình huống thăng trầm, làm nghiêng ngả khung thành cảm xúc của bạn. Sẽ có lúc bạn mệt mỏi, chán nản đến độ muốn quên mình là ai, buông lơi tất cả....  những lúc đó, các điều trên sẽ nhắc nhở bạn; quên gì cũng được...  nhưng đừng quên, mình là cha-mẹ.
Vậy là done! phần nguyên tắc, bây giờ là phần áp dụng thực hành.

Chuyên đề 1: Võ trang cơ bản ( quy tắc năm: học- học-học )

- Bất kì đứa trẻ nào chuẩn bị ra đời. Vấn đề đầu tiên bạn phải tìm hiểu trước đó là " kĩ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản".
Bao gồm: - Cách tắm, vệ sinh thân thể cho trẻ
                  - Cách cho trẻ bú sữa
                  - Cách bồng bế, đặt trẻ ngủ
                  - Các vấn đề, hiện tượng bệnh lí trẻ sơ sinh hay gặp phải : + Da liễu:                              (vàng da, rôm, sảy, mụn sữa, mẩn ngứa, hăm bẹn, nách, cổ...)
                            +    Hệ tiêu hóa, đường ruột, hô hấp
                  - Các nguyên tắc vệ sinh tối thiểu ( rơ miệng, lưỡi, vệ sinh mắt, mũi,                     rốn...)
Bạn phải biết ba tháng đầu tiên là thời điểm cực kì quan trọng đối với trẻ, là giai đoạn " ve sầu thoát xác ", vô cùng mẩn cảm, yếu ớt vì phải chiến đấu thích nghi với môi trường bên ngoài. Nên nếu bạn làm tốt các gạch đầu dòng trên, con bạn sẽ đáp đất thuận lợi. Trong giai đoạn này, hãy quan sát và nắm bắt mọi dấu hiệu của con trong sự cố gắng hết sức của bạn.
Tiếp theo, vẫn là các kĩ năng cơ bản, một số điều cần phân biệt được.
Chuyện ăn mặc của con.
Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều ông bố, bà mẹ rinh về hàng tá áo quần màu sắc tươi rói, kute lạc lối cho con mà không hề bận tâm đến chất liệu ( tôi đồ rằng nhiều người còn không phân loại được cơ). Bạn hãy hiểu rằng, với một đứa bé ( nhất là trẻ sơ sinh ), chuyện dễ thương chưa cần thiết lắm so với sự thoải mái của cơ thể! Mà chất liệu y phục ảnh hưởng trực tiếp lên cái sự thoải mái ấy. Vậy nên, trước khi bạn lên list shopping, hãy tìm hiểu, phân tách các nhóm chất liệu cơ bản: thoáng mát, thấm rút mồ hôi (lanh, bông, cotton, xô, đũi...) và vật liệu gây bí bách, tích điện, không thấm hút tốt ( nylon, len, sợi tổng hợp )
Thêm lưu ý nhỏ:  Phấn rôm và thuốc hăm là hai loại khác nhau. Phấn dạng khô, hỗ trợ chống hăm, thuốc ( thường) là dạng mỡ, điều trị khi bị hăm ( da trẻ đỏ, xướt, có kẽ nứt..). Hai loại này không dùng chung trên một vùng da, không thay thế được cho nhau, và cũng không nên lạm dụng. Hãy làm tốt ở khâu vệ sinh thân thể cho trẻ và khâu chọn lựa chất liệu vải vóc phía trên, trẻ nhẹ nhàng thoải mái, còn bạn thì cũng đỡ mệt.
- Tiếp đến, các kĩ năng xử lí tình huống phổ biến bạn cần trang bị:
+ Trẻ bị nôn
+ Trẻ bị sốt
+ Trẻ bị hóc
+ Trẻ co giật
+ Trẻ bị vết thương chảy máu
+Trẻ bị bỏng
Dĩ nhiên ta phải quan sát mức độ của tình huống. Nếu nhẹ, ta biết đường tự xử lí tại nhà. Nhưng nếu nặng, trước khi đưa trẻ đến bệnh viện, kĩ năng là cần thiết ngay lúc này để bạn sơ cứu trẻ kịp thời.
Hãy tìm hiểu nghiêm túc các note trên, học hỏi từ các chuyên gia ( thường là mẹ, bác sĩ ), ghi phương pháp ra vở rồi tụng luyện ngày đêm, cho đến khi nó thấm vào nơ ron của bạn... bài học này sẽ có một lúc nào đó là chân ái, cứu rỗi đời con, và đời bạn!
- Cuối cùng của chuyên đề một, xin được lồng ghép vào đây một thông điệp tối quan trọng tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng nên biết thêm.. đó là:
Lưu tâm đến các dấu hiệu ung thư ở trẻ.
Trong đó, ung thư máu ( bạch cầu ) là một dạng ung thư phổ biến nhất. Nguyên nhân thì nhiều ( gen là một phần, tuy nhiên hiện nay mức độ ô nhiễm- siêu vi khuẩn lại là nguyên nhân chiếm phần ưu ). Một đứa trẻ sơ sinh, hoặc vài tháng tuổi cũng đã có thể mắc phải căn bệnh này.
Dấu hiệu:
. Ăn kém, bỏ ăn ( hay nhầm lẫn với chứng biếng ăn thông thường )
. Khó ngủ, hay chướng khóc ( vì đau, nhức trong xương, tủy sống )
. Biểu hiện nhợt nhạt, da càng ngày càng trắng bệch ( lượng bạch cầu trong máu tăng nhanh)
. Các đốm tím thẫm, đỏ thẫm xuất hiện nhiều nới trên cơ thể ( tay, chân, lưng...) như bị té bầm da ( đây là hiện tượng xuất huyết ngoài da)
. Nổi các cục u ở bẹn, cổ ( dưới quai hàm....). Đây là các cục hạch bạch huyết, mà ngay cả bác sĩ cũng hay bị lầm là nổi hạch do nóng trong người. 
.... Năm dấu hiệu trên, xin bạn hãy lưu tâm... vì ung thư máu phải xét nghiệm chuyên nghiệp mới phát hiện ra, không thì các dấu hiệu lẩn khuất dưới những triệu chứng bệnh thông thường. Đừng quá thờ ơ nghĩ rằng " con bạn sẽ không sao đâu  ", chúng ta chỉ nên lạc quan khi đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi thứ có thể xảy ra.
Hiện nay, theo tôi biết, bệnh bạch cầu đang có chiều hướng gia tăng, vậy nên  bộ y tế thậm chí phải điều chỉnh các chính sách miễn giảm trong bảo hiểm ( cụ thể hình như, không còn giảm 20% phí điều trị cho bệnh nhi dưới 6 tuổi như ngày xưa nữa ).... thế để bạn hiểu, nguy cơ gần hơn chúng ta tưởng nhiều.
..................................................................................................................................................
Xin được kết thúc phần 1 tại đây vì bài chia sẻ đã hơi dài..... chuyên đề 2: "đón đầu và thiết lập ", chuyên đề 3 " quan sát và thấu hiểu đứa trẻ của bạn" sẽ sớm góp mặt chung trong phần hai  vào một ngày đẹp trời nào đó ( nhanh thôi ). Tôi đã hứa với chính mình như thế ngay từ ngày đặt bút viết những dòng đầu tiên về chủ đề Những Kẻ tồi làm Cha mẹ
Mong rằng, với tất cả nổ lực đã cố gắng bộc bạch trong những bài viết còn vấp váp này, nếu hữu duyên giúp được dẫu chỉ một đứa trẻ bất kì nào đó trên đời cảm thấy tốt hơn một phần nhỏ nhoi.... thì với tôi đã là quá đủ đầy rồi!
                                                                            Huỳnh Huỳnh