Khi thích chưa phải là yêu và yêu không có nghĩa là thèm khát
Nếu yêu cầu 10 người so sánh Yêu (love), Thích (like), và Thèm khát (lust), nhiều khả năng bạn sẽ nhận được 10 câu trả lời khác nhau....
Nếu yêu cầu 10 người so sánh Yêu (love), Thích (like), và Thèm khát (lust), nhiều khả năng bạn sẽ nhận được 10 câu trả lời khác nhau. Có người cho rằng yêu là thích. Hoặc phải thích rồi mới yêu. Hoặc có yêu thì sẽ có “thèm khát”. Hay cũng có người cho rằng nếu chỉ là “thèm khát” thì nghĩa là tình yêu “chưa tới”. Tại sao lại như vậy? Và đâu mới là câu trả lời đúng?
Rõ ràng, tình yêu và các bản sao của nó là những cảm xúc phức tạp. Một phần bởi vì nhiều người khác nhau thì có thể có nhiều định nghĩa khác nhau, thế thôi.
Tình yêu không phải là thứ hữu hình mà bạn có thể thấy bằng đôi mắt. Nói cách khác, nó còn hơn cả một thứ tình cảm mà xuất hiện sâu bên trong mỗi người, khởi phát cho một hiệu ứng domino của những dòng suy nghĩ và hành động bên ngoài sau đó. Chúng ta sử dụng những suy nghĩ và hành động này để tích lũy nhận thức riêng về việc tình yêu là gì.
Cho dù cách bạn nhận thức Yêu, Thích và Thèm khát như thế nào đi chăng nữa thì vẫn tồn tại một cách giải thích dựa trên khoa học và đơn giản hơn, vượt lên trên cả những tình cảm ủy mị và trải nghiệm của cá nhân bạn để hé lộ rằng sẽ là gì nếu đắm chìm trong tình yêu với ai đó.
Đi tìm tình yêu đích thực
Nhiều người khi đã tìm thấy tình yêu thường tự hỏi: “Tại sao mình lại yêu người đó?”, “Tại sao con tim cứ thổn thức vì người đó mà không phải người kia?”, “Tại sao lại yêu người mà mình yêu hiện tại?”, “Tại sao lại yêu mà không phải là ghét?”. Với những câu hỏi này, tâm lý học có sẵn cho bạn một lời giải thích.
Kể từ thời thơ ấu, chúng ta phát triển một sự hiểu biết về việc một hành vi được chấp nhận sẽ trông như thế nào. Tiêu biểu, những thứ mà chúng ta trải qua khi còn là một đứa trẻ tạo ra một tác động sâu sắc tới cách mà chúng ta nhận thức những thứ khác trong đời, bao gồm cả tình yêu. Một cách đặc trưng, chúng ta yêu người giống với bản thân chúng ta – người mà có cùng những mối quan tâm, giá trị và mong muốn – và những yêu tố này cũng là những thứ mang đến cho chúng ta bản sắc (identity). Người mà chúng ta chọn để yêu thường là một sự phản chiếu chính bản thân chúng ta.
Trở lại với vấn đề đầu bài viết, một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Psychological Science cho thấy: sự khác nhau thực sự giữa Thích (like), Yêu (love) và Thèm khát (lust) đều phụ thuộc vào cách mà bạn nhìn vào một người khác. Và điều này có liên quan tới những hiểu biết cá nhân kể từ thời thơ ấu.
Trong nghiên cứu, những người tham gia đã được xem những bức tranh về người có giới tính khác với mình và được yêu cầu tưởng tượng việc họ cảm thấy thèm khát hoặc yêu nhau. Các nhà khoa học đã theo dõi những chuyển động trên đôi mắt họ và khám phá ra rằng những người yêu nhau sẽ nhìn và “nán lại lâu hơn” trên khuôn mặt nhau. Trong khi những người cảm thấy thèm khát nhau thì lại không thể rời mắt khỏi cơ thể của đối phương.Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sử dụng hình ảnh của các cặp đôi và những người tham gia phải trả lời liệu rằng chúng có gợi lên cho họ những cảm xúc yêu đương hoặc thèm khát. Một lần nữa, nếu câu trả lời là “yêu đương” thì sự tập trung lại dồn vào khuôn mặt của nhau và dồn vào cơ thể nếu câu trả lời là “thèm khát”.Trong hai trường hợp trên, những người tham gia cũng có vài sự thay đổi đáng chú ý trong chức năng cơ thể, chẳng hạn như nhịp tim tăng lên, đổ mồ hôi ở lòng bàn tay và một cảm giác bồn chồn ở bụng.
Dựa vào nghiên cứu này, có một vài dấu hiệu hiển nhiên giúp bạn có thể xác định liệu rằng mình đã tìm thấy tình yêu đích thực hay đó chỉ là sự mê đắm tồn tại trong thời gian ngắn.
- Bạn có nhìn vào người đó liên tục không? Nếu nhìn liên tục thì hãy kiểm tra một dấu hiệu khác: nếu nhìn lâu hơn trên khuôn mặt đối phương thì là yêu, còn trên cơ thể thì lại là sự thèm khát.
- Hình ảnh người đó có xâm chiếm từng suy nghĩ của bạn. Người bạn yêu quan trọng hơn bất cứ điều gì mà bạn đang nghĩ về.
- Những người khác có quan trọng không? Bạn nhận thấy mình không thể có cảm xúc tương tự với bất kỳ ai khác. Bạn có bị tác động sâu sắc không nếu có thứ gì đó không hay xảy ra với người đó?
- Tình yêu đích thực nghĩa là bạn nhận thấy cuộc sống của mình trước khi biết người đó thật tẻ nhạt. Và giờ đây, khi người đó xuất hiện trong đời, cuộc sống đối với bạn như “sang trang mới”.
Nếu câu trả lời là “có” cho 4 câu hỏi này thì người đó có lẽ chính là “ý trung nhân” mà bạn đang tìm kiếm.
Lời giải thích rõ hơn về Thích, Yêu và Thèm khát
Thích, Yêu và Thèm khát hoàn toàn khác biệt bởi chúng nằm ở những vị trí khác nhau trên dải quang phổ cảm xúc (emotional spectrum).
Bạn nên biết rằng Yêu, Thích, và Thèm khát không thể hoán đổi cho nhau, mặc dù mọi người thường sẽ luân phiên sử dụng chúng trong khi nói chuyện. Hãy nhìn vào những sự khác biệt dưới đây bạn sẽ rõ.
Thích (like)
Là phần êm dịu và ở cuối dải quang phổ, “Thích” thứ gì đó hoặc ai đó cho bạn cảm giác vừa ý. Tuy nhiên, bạn có thể chỉ hài lòng nếu như người đó hoặc thứ đó chưa hề có trong đời bạn trước đó.
Chẳng hạn, bạn thích người hàng xóm bởi vì anh ta/cô ta có gu âm nhạc rất tốt và giống bạn. Nhưng nếu người hàng xóm quyết định chuyển nhà thì sự ra đi của họ cũng không hề khiến bạn cảm thấy mất mát lớn trong đời.
Bạn thích một chàng trai trong lớp vì cậu ta học giỏi, thông minh và khiến bạn cảm thấy có động lực để cố gắng. Nhưng nếu cậu bạn này ra nước ngoài du học thì sự ra đi của họ cũng chỉ khiến bạn cảm thấy hơi buồn chút xíu thôi. Bởi vì từ giờ không còn “tấm gương” ở bên cạnh nữa. Cảm xúc này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và bạn nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống của mình.
Đây mới chỉ là thích.
Yêu (love)
Nằm ở phía mãnh liệt hơn của dải quang phổ cảm xúc, Yêu là sự khao khát không ngừng mà sẽ tác động tới các chức năng vật lý của tâm trí và cơ thể. Hay nói cách khác, hãy nghĩ về Yêu như là một điểm không thể quay trở lại: một khi đã đắm chìm trong tình yêu với ai đó thì cuộc đời của bạn sẽ không hề giống như lúc trước nữa.
Khi tìm thấy một ai đó mà bạn cảm thấy như thể “yêu họ ngay từ cái nhìn đầu tiên” thì người đó là tất cả những gì bạn có thể nghĩ về, nói về và quan sát một cách say đắm. Hiển nhiên, những cảm xúc này có thể xảy ra thậm chí khi đó không phải là tình yêu đích thực. Sự khác biệt cốt lõi ở đây là cảm xúc thật của tình yêu sẽ kéo dài hơn một vài tháng.
Thèm khát (Lust)
Thèm khát, một thứ cảm xúc (đôi khi rất nguy hiểm) trá hình dưới dạng Yêu nhưng với ý định hoàn toàn khác. Có 3 yếu tố phân biệt Thèm khát với hai thứ cảm xúc trên:
- Thèm khát là tạm thời.
- Thèm khát là một cảm xúc bề ngoài được thúc đẩy bởi những đặc điểm thuộc về vật chất, chẳng hạn như ngoại hình của một người.
- Thèm khát dễ bị quên đi trong khi Yêu để lại tác động kéo dài.
Thèm khát có xu hướng tập trung vào tình dục nhiều hơn với việc nhấn mạnh vào sự thỏa mãn thân xác nhiều hơn là các kết nối sâu sắc. Chẳng hạn, một người đã uống một vài chén rượu có thể sẽ thấy một người nào đó thú vị hơn lúc họ tỉnh táo. Một khi hiệu ứng của rượu nhạt dần thì cuộc sống của họ sẽ quay trở lại bình thường mà chẳng hề để ý hay nhớ về những điều đã xảy ra trước đó.
Tình yêu có thể là sự cân bằng của Yêu, Thích và Thèm khát
Ở một mức độ nhất định, Thèm khát và Thích có thể coi là những điềm báo cho Yêu. Khi hai trạng thái này giảm dần mức độ nhưng bạn vẫn (hoặc càng) thấy hứng thú với đối phương thì có khả năng đó chính là tình yêu đích thực. Lúc này, không chỉ là Thích và Thèm khát mà nó đã trở thành tình yêu thật sự.
Các nguồn tham khảo:
Yêu
/yeu
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất