Tôi là một người lười biếng. Điều này có lẽ sẽ khiến vài người thấy bất ngờ, nhất là đối với những người nghĩ rằng tôi phải viết sách thật năng suất để kiếm sống. Ví dụ như tôi có một ngày nghỉ, tôi sẽ quên đi truyện phiêu lưu và ưu tiên thời gian rảnh đó để nằm dài trên giường, xem phim tài liệu Netflix và đọc sách. Còn với một tuần được nghỉ thì sao? Thay vì đi đây đi đó tôi sẽ ở nhà và ăn pizza. Thật may cho tôi là sự lười biếng này hoàn toàn giúp tôi làm việc năng suất hơn. Và đó cũng là sự thật được đưa ra dựa trên khoa học. 


Đọc thêm:

Lười biếng là một nghệ thuật bị lãng quên. Tôi không nói về sự lười biếng theo nghĩa là lúc nào cũng sao nhãng không động não. Tôi muốn bạn hiểu đó là sự lười biếng thích hợp khi bạn đã quyết định sẽ không làm gì. Trong thế giới đầy ắp sự sao nhãng, chúng ta rất hiếm khi tập trung. Thay vào đó, chúng ta lại dành thời gian rảnh rỗi sung sức vào những hoạt động gây sao nhãng khác, những cái mà chỉ khiến chúng ta thêm phần mệt mỏi, từ kiểm tra hòm thư email, đọc tin tức, đến lướt Facebook,...
Trong bất kì khoảnh khắc nào, sự chú ý của chúng ta sẽ hoặc là tập trung hoặc không tập trung. Tập trung có được tất cả sự chú ý - đó là điều giúp công việc được hoàn thành, có một cuộc trò chuyện ý nghĩa và đưa cuộc sống hướng đến sự tiến bộ ở phía trước. Nhưng sự thật là thế này, mặc dù ở những cách thức khác nhau, có nghiên cứu lại chỉ ra cho ta rằng sự không tập trung cũng là nguồn sức mạnh. Trong khi sự tập trung giúp chúng ta làm việc năng suất hơn thì sự không tập trung giúp chúng ta sáng tạo hơn.
Hãy nghĩ về lần gần đây nhất bạn đi sâu vào sự sáng tạo - có thể là nó đã không xảy ra khi bạn chỉ chăm chăm tập trung vào một thứ. Trên thực tế, bạn chắc chắn đã không dành nhiều sự tập trung. Có thể bạn đã tắm thật lâu dưới vòi sen, dạo bộ, viếng thăm viện bảo tàng, đọc sách hay thư giãn bên bờ biển và uống một hai ly. Cũng có thể là nhâm nhi tách cà phê buổi sáng. Sau đó, một ý tưởng tuyệt vời bất chợt nảy ra như tia chớp. 
Có một nguyên do giải thích tại sao não bộ thường chọn những khoảnh khắc như thế để tạo nên những cơn lốc ý tưởng. Khi sự chú ý của chúng ta dừng lại - giống như đang trong cơn lười nhác hay làm biếng - tâm trí của chúng ta thường nghĩ mông lung về những địa điểm hấp dẫn. Một nghiên cứu định kì về suy nghĩ của con người trong lúc suy nghĩ mông lung đã xác nhận điều đó. Những nơi mà chúng ta nghĩ đến bao gồm ở tương lai (48% thời gian), hiện tại (28%) và quá khứ (12%). Thời gian còn lại thường rơi vào trạng thái thẫn thờ trống rỗng. Tỉ lệ quá chính xác không có ý nghĩa nhiều lắm - mà thay vào đó, nó làm nổi bật lên rằng việc nghĩ ngợi mông lung đó không phải không hữu ích như chúng ta vẫn thường nghĩ. Một tâm trí nhàn rỗi cho phép chúng ta làm được ba điều then chốt sau: 

1. Nghỉ ngơi

Khi không chú ý, chúng ta được nghỉ ngơi. Khi quyết định để tâm trí nghĩ ngợi mông lung - tôi gọi tình trạng của việc nghĩ mông lung có chủ tâm này là "phân tán sự tập trung" - chúng ta không phải điều chỉnh sự chú ý của mình. Điều này khiến cho chế độ phục hồi năng lượng, cái mà sẽ giúp chúng ta tập trung sâu hơn sau đó. Để tối đa hóa lợi ý của những năng lượng này là làm cái gì đó mang lại niềm thích thú, cần ít sự nỗ lực và quen thuộc trong lúc bạn tạm ngưng thôi chú ý. Chẳng hạn như đầu tư vào một sở thích sáng tạo, chạy bộ không nghe nhạc hay đi bộ mua cà phê mà không bị sự sao lãng từ điện thoại. Làm những điều này thường xuyên đã được chứng minh rằng sẽ dẫn chúng ta đến đến sự sáng tạo sâu hơn. 

Đọc thêm:

2. Lên kế hoạch

Nhiều nghiên cứu cho biết, khi sự chú ý của con người ta bị phân tán, chúng ta suy nghĩ về tương lai nhiều gấp 14 lần so với khi tập trung. Và khi chúng ta không quá chú ý vào bất cứ thứ gì cả, chúng ta vẫn nghĩ về những mục tiêu lâu dài nhiều gấp tận 7 lần. Tất nhiên thực hiện những mục tiêu này lại là một chuyện khác, nhưng lười biếng có chiến lược cho phép chúng ta đặt ra nhiều mục đích và luôn nhắc nhớ về những mục tiêu đó trước tiên. 

3. Tìm tòi ý tưởng

Tâm trí sao nhãng kết nối chúng ta đến ba đích đến tinh thần: quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này cho phép chúng ta đi sâu vào sự sáng tạo một cách đáng kể hơn khi ở trong tình trạng tập trung. Chẳng hạn, bạn có thể hồi nhớ lại một ý tưởng bạn đã nghiên cứu trong một vài tuần và liên kết nó để giải quyết một vấn vấn đề công việc hiện tại. Những ý tưởng khác thường nhất và sáng suốt sẽ đến khi chúng ta không tập trung. 
Cách thức hiệu quả nhất là những cái mà, với mỗi giây phút chúng ta đầu tư vào đó, chúng ta khiến thời gian đó trở lại và thậm chí còn hơn thế - chúng cho phép chúng ta cảm thấy thỏa mãn và làm việc hiệu quả hơn thật nhiều. Tôi bao hàm cả sự lười biếng trong phạm trù này. Khi bạn lười, nó trông như bạn không làm việc nhiều. Nhưng về mặt tinh thần thì ngược lại mới đúng. 
Có thể là bạn nên lười nhiều hơn. Dù đó là giúp não bộ bạn thư giãn, đào sâu những ý tưởng tuyệt vời hay hoạch định kế hoạch tương lai thì đôi khi cách tốt nhất để mọi việc diễn ra là chẳng làm gì cả.
                                                        Tác giả: Chris Bailey
Nguồn ảnh: Internet
Đây là lần đầu tiên mình dịch nên chưa mượt lắm, mình sẽ cố gắng hơn ở những bài dịch thuật lần sau ^^