HCTVPG #8 - Những vòng tròn lộn ngược lại
“Những vòng tròn cứ quay ngược lại” là một trong những giai đoạn thú vị nhất. Tôi không biết do giai đoạn này, hay do các quy tắc sinh...
“Những vòng tròn cứ quay ngược lại” là một trong những giai đoạn thú vị nhất. Tôi không biết do giai đoạn này, hay do các quy tắc sinh hoạt tôn giáo hồi đó, hay cũng có thể là cả hai, đã giúp tôi hiện tại bớt nóng giận và thích đùa cợt hơn.
Thông thường, mọi người đều quen với:
Tiến bộ/thụt lùi trong điểm số học tập
Thăng chức/giáng chức trong sự nghiệp
Tăng trưởng/hao hụt trong số tiền tiết kiệm
Đó là Sự đo lường. Để đạt được mục tiêu, ví dụ học tiếng Pháp, người ta phải vạch ra điểm số hoặc tiêu chuẩn nhất định và mốc thời gian cụ thể, vì nếu học cho vui sẽ chẳng đi đến đâu hết. Cho nên, con người tư duy mọi thứ như sau:
1. Điểm khởi đầu
2. Sợi chỉ ở giữa, nó có thể hướng lên, chúc xuống, nằm ngang, hình sin, zigzag…
3. Điểm kết thúc

Trong suốt một ngày làm việc, bằng một cách kỳ lạ nào đó, mọi thứ đều có hình dạng trên, từ việc cố gắng học, rải CV, hay cố gắng có được crush.
Sau một quãng thời gian, khi tôi có nhiều insights, thông tin hơn về mọi thứ, nó như kiểu tôi có thể bước lùi lại một chút để xem tổng thể, và bỗng nhiên cái khuôn mẫu ở trên nó dần trở thành hình tròn!
Đôi khi kẻ ngoài ngành lại cho bạn phương án sáng suốt hơn. Của cải bạn kiếm được sẽ truyền xuống các con, nhưng khi thông gia với các gia đình khác, nó sẽ lại dần hòa tan ngược vào xã hội. Bộ não “cao quý” của bạn sau khi hoàn thành nhiệm vụ tạo ra những ảo giác trong đời, rốt cuộc cũng phân hủy, giải phóng vật chất về lại đất đai, nước, làm sinh sôi cây trái, con vật, rồi đi vào miệng một thai phụ nào đó và giúp sản sinh ra một thân xác tù tội “kém cao quý” hơn mà bạn rất ghét khi còn sống!
Vòng tròn dã man hơn đường thẳng đúng không? Không lối thoát!

Nhưng sự thú vị chưa dừng ở đó.
Bạn có biết rằng, nông nghiệp truyền thống thực ra cũng không hoàn toàn “xanh” hơn nông nghiệp hiện đại. Nông nghiệp truyền thống cũng gây biến đổi môi trường. Do năng suất trên một mảnh đất quá thấp nên nhiều ngàn năm trước, trước cả khi biết dùng năng lượng hóa thạch, con người đã phá hủy một diện tích rừng khủng khiếp chỉ để làm nông. Ngày nay, nếu không dùng phân thuốc, nuôi nhốt vô đạo đức, để ép tăng sản lượng lương thực trên cùng một diện tích đất, vào năm 2060, khi số miệng ăn đạt đến 10 tỷ, tôi nghĩ người ta sẽ phải dành riêng diện tích tương đương Mỹ hay Canada để làm nông nghiệp xanh và chăn thả có đạo đức.
Nhưng nông nghiệp hiện đại thì lại vấp phải vấn đề hóa chất! Giải pháp được đồng thuận nhất hiện nay là con người phải điều tiết ham muốn để công nghệ và sức chịu tải của hành tinh có thể theo kịp! Một giải pháp hay nhất, và cũng kém khả thi nhất!

Đó là ví dụ nhỏ cho thấy sự chồng chéo của mọi thứ, kể cả khi bạn thường cho rằng một thứ “dĩ nhiên là đúng!”.
Giờ chúng không còn tròn nữa, chúng là turbulence, thứ bạn thấy trong tranh của Van Gogh. Ban đầu giống hình tròn, nhưng rồi lại dính mắc vào nhau, mà tôi chắc chắn rằng nếu bạn bước vào giai đoạn bắt đầu nhìn thấy chúng, bạn sẽ dần quên mất thói quen khẳng định đúng hay sai, bạn thường nghĩ rằng… có lẽ… mình nên thu thập tiếp insights…
Và người ta cứ tưởng rằng, bạn kiểu như yên tĩnh, biết lắng nghe lắm…

Cảm ơn bạn đã dùng 3 phút của đời mình để dành cho tôi. Tôi biết trong trường hợp bạn không thích ý tưởng này đi chăng nữa, thì cũng chẳng lấy lại được 3 phút của đời mình. Tôi rất tiếc nhưng cuộc sống luôn là như vậy.
Bài viết này thuộc series Hãy cẩn thận với Phật giáo nếu các bạn muốn xem nhiều hơn.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Kikilona
khi tôi than với vợ rằng cái công việc tôi đang làm thật là nhàm chán, thì cũng là lúc tôi nhận ra có một vòng lặp cứ mãi xoay trong cuộc sống, có vẻ như là một tập hợp những hành động lặp lại ngày qua ngày. nhưng đến khi tôi lùi lại giống như bạn đã làm, nó giống một vòng xoắn ốc hơn. mà nếu ta nhìn nó từ trên xuống nó là vòng tròn khép kín với các điểm R nằm trùng lên nhau, còn khi nhìn ngang, nó như là một hình sin. R lúc này là các mốc thời gian. Chúng giống mà không giống nhau, nhưng về nguyên tắc là chúng lặp lại. lúc này tôi tự nhận ra (hay ngộ nhận không chừng) lý do mà các vòng tròn zen luôn có môt khoảng hở.
- Báo cáo

Cheen
@Kikilona nghe như biện chứng của Mác-Lenin bác nhỉ
- Báo cáo
Kikilona
@Cheen So sánh của bạn rất hay, ngẫm lại quả thật bài viết của tác giả không đi ngoài phép duy vật biện chứng của Mác-Lenin. về mối liên hệ giữa các sự vật lẫn sự phát triển của các sự vật hiện tượng
- Báo cáo

WandererGuy
vibe uzumaki phải ko anh :)) nhắc tới vòng tròn làm em nhớ tới mảng deep fake của AI , có ngạch chuyên nghiên cứu deep fake rồi có ngạch chuyên nghiên cứu cách phát hiện deep fake rồi lại có ngạch làm deep fake để chống lại phát hiện deep fake rồi lại sinh ra ngạch ... vòng tròn luẩn quẩn :)) nhưng họ dồn rất nhiều chất xám và thời gian vào đó bởi lẽ họ cần tiền từ báo nghiên cứu và cần gì đặt câu hỏi sao phải làm , ta cứ làm thôi
- Báo cáo

happy_666_words

Bạn làm tôi nhớ đến một cô bạn, hồi xưa có hỏi tôi là tại sao người ta tạo ra facebook rồi không để nó cứ thế mà chạy, mà phải liên tục sửa lỗi, sửa lỗi là sửa cái gì?
Đầu tiên tôi lấy ví dụ cho cô ấy về một cái máy tính đơn giản nơi mà người ta nhập 2 số vào và nhấn Enter nó sẽ tính tổng, nghe có vẻ đơn giản nhưng ngay cả 1 thứ đơn giản như vậy nó vẫn có vấn đề có thể gây lỗi: họ nhập chữ cái, họ nhập số âm, nhập số cực lớn, injection và thậm chí tháo cái máy ra...
Tất nhiên là cô ấy... không hiểu gì cả.
Tôi mới lấy ví dụ, một người phụ nữ 30-40 tuổi gì đấy, cô ấy không lập gia đình => người thân giục (vấn đề) => cưới chồng (giải quyết) => gặp mâu thuẫn với chồng, gia đình chồng vì lâu có con (vấn đề) => có con (giải quyết) => nuôi con quá mệt mỏi, stress (vấn đề) => thuê giúp việc để làm bớt việc nhà (giải quyết) => chồng mê giúp việc (vấn đề) => gọi mẹ từ quê lên giúp việc trả lương đàng hoàng (giải quyết) => cuối cùng cả nhà và bà mẹ cãi nhau vì ở không hợp!
Đến đây thì facebook và Mark Zuckerberg bị dẹp sang một bên cho những câu chuyện mới rồi ^^
Có lẽ cuộc sống trần tục nó lòng vòng giống như bậc thầy về nông nghiệp tự nhiên Masanobu Fukuoka đã nghĩ trong cuốn The One-Straw Revolution: "Con người tạo ra một phát minh rồi cứ nghĩ mình vừa làm chuyện gì đó ghê gớm lắm, thật ra nó như vá cái lỗ thủng trên mái nhà, phát minh sau là để vá lại lỗi của phát minh trước và tiếp tục tạo ra lỗi cho các phát minh sau đó vá lại."
- Báo cáo

WandererGuy
làm em nhớ tới câu chuyện , chắc của TQ hoặc Nhật, tại sao lão già lại gánh nước thay vì dùng máy kéo nước , đơn giản vì lão ko muốn dùng những gì máy móc hay cơ giới hóa. Phát minh càng lúc càng nhiều , sự phức tạp ngày càng tăng , .. vòng xoáy ko có hồi kết nhưng xoáy vào trong hay ra ngoài hay mọi hướng , ... đều là con người tự vẽ nên.
- Báo cáo

Vo Tat Dat
Em đọc bài viết và cảm nhận anh đang tiến gần hơn về phía Sakyamuni :)))
- Báo cáo
phuonggnouhp
@Vo Tat Dat tôi nghĩ anh/ chú ấy đang tìm ra Phật tánh của mình thôi . Chứ sakyamuni được coi là một bậc giác ngộ trong chuỗi bài biết này chứ không phải một đích đến .
- Báo cáo

Vo Tat Dat
ý kiến của 2 ta giống nhau mà, "tiến gần hơn về phía Sakyamuni" và "đang tìm ra Phật tánh của mình" tuy câu chữ khác nhau nhưng cùng một nghĩa mà.
- Báo cáo
contrail
Bài viết hay ạ. Mình có thể xin tác giả thêm đôi ba dòng ở cụm "lối thoát vĩnh viễn" của tôn giáo không nhỉ..
- Báo cáo