Khi bạn sẵn sàng trưởng thành, hãy đọc 20 trích dẫn sâu sắc từ "Con đường chẳng mấy ai đi"
1. “Cuộc đời đầy gai góc. Đời sống là một chuỗi dài những vấn đề. Việc đương đầu và giải quyết các khó khăn là một tiến trình không...
1. “Cuộc đời đầy gai góc. Đời sống là một chuỗi dài những vấn đề. Việc đương đầu và giải quyết các khó khăn là một tiến trình không mấy êm ái, bởi chính đó nên đời mới khó.”
2. “Sai lầm đó là người ta hy vọng rằng các vấn đề sẽ tự nhiên biến mất mà không phải xử lý gì. Các vấn đề tự nó trôi qua ư? Không đâu, bạn phải xử lý chúng, nếu không thì chúng cứ còn hoài.”
3. “Xu hướng né tránh các vấn đề và tránh né nỗi khổ sở do các vấn đề chính là căn chứng của mọi bệnh tâm thần nơi người ta. Mà “tránh né những nỗi khổ do các vấn đề gây ra thì chúng ta cũng đang tránh sự trưởng thành mà các vấn đề ấy yêu cầu nơi chúng ta”. Và “cuối cùng thì cái mà người ta (chúng ta) gặp thấy lại làm họ khổ sở hơn nhiều so với cái mà người ta muốn tránh né.”
5. “Nền tảng để xây dựng ý thức kỷ luật là một khi người ta xem mình có giá trị, họ dùng mọi cách cần thiết để tự săn sóc chính mình. Nếu tôi hiểu mình có giá trị, tôi sẽ hiểu thời gian của mình có giá trị, tôi sẽ muốn dùng nó một cách tốt nhất.”
6. “Tất cả ý nghĩa của ý thức kỷ luật là chỗ biết học tập làm những điều không tự nhiên.”
7. “Chúng ta gặp khó khăn khi nhận trách nhiệm về cung cách sống của mình bởi vì chúng ta muốn tránh né nỗi khổ sở bởi cung cách sống ấy. Nhưng “bất cứ khi nào chúng ta muốn tìm cách lẩn tránh trách nhiệm về cung cách sống của mình, chúng ta cũng đang giao trách nhiệm ấy cho một người nào đó, một cơ chế nào đó khác (kẻ khác ở đây là xã hội, là chính phủ, là công ty, là thượng cấp của mình).”
8. Có một sự thật chúng ta cần nắm vững: “Toàn bộ cuộc sống của một người trưởng thành là chuỗi liên tục những chọn lựa và quyết định cá nhân.”
9. “Càng trông thấy rõ thực tại của cuộc sống, chúng ta càng có nhiều điều kiện hơn để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.”
10. “Cái nhìn của ta về thực tại cũng tựa như một tấm bản đồ mà ta dùng để xác định vị trí và chiều hướng của chính cuộc sống. Nếu bản đồ ấy đúng, ta sẽ xác định đúng mình đang ở đâu, và nếu ta quyết định đi đâu thì ta cũng sẽ biết phải đi bằng cách thế nào cho thích hợp. Nếu tấm bản đồ ấy sai, ta sẽ dễ dàng bị lạc.”
11. “Trước hết, chúng ta không ai được sinh ra với những tấm bản đồ cho sẵn; chúng ta phải tự vẽ bản đồ cho mình, và quá trình vẽ bản đồ đòi hỏi nhiều cố gắng. Càng cố gắng trân trọng và nhận hiểu thực tại thì chúng ta càng làm cho tấm bản đồ mình rộng thêm ra và chính xác thêm hơn. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại không muốn cố gắng như vậy. Một số ngừng lại không cố gắng vào cuối giai đoạn thiếu niên hay thanh niên. Vì thế tâm bản đồ của họ quá bé nhỏ và sơ sài, cái nhìn của họ về con người và cuộc sống quá thiển cận và làm lẫn. Phần đồng người ta chấm dứt sự cố gắng ở cuối tuổi trung niên. Họ chắc mẩm rằng tấm bản đồ của họ bấy giờ đã hoàn chỉnh, họ không còn thiết tha gì với những thông tin và dự kiến mới mẻ. Xem ra họ mệt mỏi lắm rồi. Việc tiếp tục khám phá huyền nhiệm của thực tại cho đến suốt đời chỉ được duy trì bởi một số người ít ỏi; nhưng người này không ngừng mở rộng, đổi mới và thích nghi lại cách hiểu biết của mình về thế giới và về tất cả những gì là sự thật.”
12. “Nhưng thách đố lớn nhất trong việc vẽ bản đồ không phải ở chỗ ta buộc phải bắt đầu từ số không; để cho tấm bản đồ của mình được chính xác thì thách đố lớn nhất của ta phải luôn luôn không ngừng hiệu chỉnh nó. Bản thân cuộc sống không ngừng thay đổi. Bể dâu, dâu bể. Những nền văn hóa đến rồi đi. Văn minh kỹ thuật cũng mỗi ngày một lớp áo khác. Nhưng đáng kể nhất chính góc nhìn của chúng ta cũng thay đổi vừa thường vừa rất nhanh chóng. “
13. “Mỗi ngày chúng ta được nhồi nhét thêm thông tin mới về bản chất của thực tại. Nếu chúng ta trân trọng vận dụng chứ không xem thường những thông tin mới này thì chúng ta phải liên tục hiệu chỉnh lại bản đồ của chúng ta và đôi khi lượng thông tin được tiếp nhận đủ một mức nào đó, chúng ta phải làm những hiệu chỉnh rất căn bản.” [Hiệu chỉnh được hiểu là kiểm tra và sửa lại những sai sót phát hiện được]
14. “Mong muốn người khác có được bản sắc riêng của họ, đó là một trong những đặc điểm của tình yêu đích thực.”
15. “Mọi người đều muốn được yêu. Nhưng trước hết chúng ta phải làm cho chính mình trở nên đáng yêu. Chúng ta phải sửa soạn mình để được yêu. Chúng ta làm công việc sửa soạn này bằng cách chính chúng ta trở nên những con người đầy yêu thương và đầy khuôn phép kỷ luật. Khi chúng ta biết dinh dưỡng cho chính mình và người khác mà không chủ yếu nhằm thu vén một phần thường nào, chúng ta sẽ trở nên đáng yêu và phần thưởng được yêu (mà ta chẳng hề cố tìm kiếm)”.
16. “Tình yêu trong bản chất của nó - có hàm chứa sự nỗ lực.”
17. “Tình yêu cũng là một công việc hoặc một sự can đảm. Nói rõ hơn, tình yêu là công việc hay can đảm hướng đến mục đích làm cho mình hoặc cho người khác lớn lên về mặt tinh thần.”
18. “Toàn bộ cuộc sống, tự nó, là một chuyến đi liều’ và ta càng sống yêu thương hơn, ta càng phải liều nhiều hơn. Trong ngàn hàng ngàn - thậm chí là hàng triệu - sự liều lĩnh của cuộc đời mà ta phải dấn thân bước vào, có lẽ cái liều lớn nhất là dám liều lớn lên. Lớn lên nghĩa là bước từ trạng thái ấu trĩ sang tình trạng trưởng thành.”
19. “Để phát triển một niềm tin tín ngưỡng hay một thế giới quan tương hợp với thực tại của vũ trụ và của vai trò chúng ta trong đó, ta phải không ngừng sửa đổi và mở rộng nhận thức của mình để tiếp nhận những hiểu biết mới mẻ về thế giới. Ta phải không ngừng mở rộng khung quy chiếu của chính mình.”
20. Để thoát ra khỏi thế giới chật chội của những kinh nghiệm ban sơ của chúng ta và để giải phóng mình khỏi căn bệnh chuyển vị, chúng ta cần phải học.” [Học để mở rộng nhận thức]
“Con đường chẳng mấy ai đi” là một cuốn sách tâm lý kinh điển của bác sĩ tâm lý M. Scott Peck. Nội dung xoay quanh những vấn đề về tổn thương, tình yêu và hành trình trưởng thành về mặt tinh thần.
Thông qua trải nghiệm cá nhân và quá trình điều trị cho các bệnh nhân, bác sĩ M. Scott Peck đúc kết rằng: để có được một cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa, con người nhất thiết phải đạt đến sự trưởng thành trong tâm hồn – một hành trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn xứng đáng.
Cuốn sách đã được Nhà xuất bản Dân Trí phát hành tại Việt Nam. Theo mình, đây là một cuốn sách phù hợp với bất kỳ ai đang quan tâm đến tâm lý học, mong muốn thấu hiểu bản thân và những chuyển biến nội tâm sâu sắc hơn.
Đây cũng chính là cuốn sách đầu tiên mình được thầy trưởng khoa giới thiệu, khi còn là một cô sinh viên “chân ướt chân ráo” bước vào ngành Tâm lý học. Nhưng lúc ấy, mình đọc mà chẳng hiểu gì cả.
Thế rồi sau 9 năm, khi đã có ít nhiều va chạm với cuộc đời, đọc lại và mình bất ngờ nhận ra rất nhiều điều ý nghĩa. Trong quá trình đọc, mình đã ghi lại 20 trích dẫn ấn tượng nhất. Mình nghĩ chúng cũng sẽ hữu ích đối với bạn. Vì vậy, mình viết để chia sẻ lại.
Về thông tin tác giả, bạn có thể đọc chi tiết ở đây nhé: Bác sĩ tâm lý M. Scott Peck

Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất