Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. 

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.   
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 80

Bạn thân mến!
Ngày hôm nay tôi được thảnh thơi, không phải do bản thân mà phần nhiều là do sự kiện giải trí được tổ chức, thứ đã lôi cuốn hầu hết mọi người đến xem những trận đánh đấm trên đấu trường. Vậy nên không ai đến thăm hỏi; không ai quấy rầy dòng suy nghĩ của tôi, khiến nó có thể đi sâu hơn mà không sợ bị ngắt mạch. Cửa không bị gõ thường xuyên; rèm cũng chẳng phải vén sang bên; tôi có được sự riêng tư cho mình, thứ ta cần cho những suy nghĩ độc lập về con đường của cuộc đời mình. Vậy tức là tôi sẽ không đi theo bước những vĩ nhân? Không, tôi sẽ vẫn đi theo "ánh sáng", sự đúng đắn của họ, nhưng đồng thời cũng cho phép bản thân mình tìm kiếm những ý tưởng suy nghĩ mới, hay thay đổi vài luận điểm, hoặc từ bỏ những tư tưởng đã lỗi thời. Tôi có thể đồng ý với họ, mà không để mình trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào họ.
Nhưng tôi đã quá mạnh mồm khi cho rằng mình sẽ có được sự yên tĩnh riêng tư không bị làm phiền. Những tiếng la hét từ trường đấu vọng lại, và mặc dù nó không thể làm xáo động tâm trí tôi, nó cũng khiến tôi phân tâm khi đang phải đánh vật với chủ đề này. Tôi nghĩ thầm: "Rất nhiều người rèn luyện cơ thể một cách thường xuyên, nhưng có mấy ai rèn luyện tâm trí! Một đám đông tụ tập lại để tham dự cái sự kiện sẽ khiến họ liên tục thay đổi tâm trạng chỉ để giải trí, trong khi đếm trên đầu ngón tay những người đến nghe những thứ giá trị về văn hóa và hiểu biết! Những kẻ mà đôi tay và cơ vai ta trầm trồ ngưỡng mộ, thực ra tâm trí họ có thể yếu đuối và nhu nhược đến nhường nào!"

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:


Hơn tất cả, tôi ngẫm về điều này: nếu cơ thể con người, với luyện tập, có thể đạt đến mức chịu đựng được liên tiếp những cú đấm cú đá, thậm chí từ nhiều đối thủ cùng một lúc; hay cái gay gắt của ánh nắng mặt trời, sự cháy bỏng của đất cát (trên sân tập luyện) trong cả ngày dài, toàn thân thấm máu của chính mình; thì chắc chắn tâm trí cũng có thể được rèn luyện, thậm chí dễ dàng hơn rất nhiều để đối mặt với những thử thách của số phận, bị đánh ngã, vùi dập, nhưng sẽ lại vùng dậy hết lần này đến lần khác. Vì cơ thể thì cần rất nhiều thứ hỗ trợ để mạnh lên, trong khi tâm trí thì có thể tự nó trở nên vững vàng hơn, với sức mạnh bên trong của chính nó. Những vận động viên đòi hỏi một lượng thức ăn và đồ uống lớn, nhiều dầu bôi (trong quá trình tập luyện), và những bài luyện tập dài; nhưng phẩm cách thì sẽ là của bạn mà không cần bất cứ thứ hỗ trợ nào bên ngoài. Mọi thứ bạn cần để có thể trở thành một con người (theo cái nghĩa cao đẹp của từ này) đã ở “trong tay” bạn rồi.
Vậy thứ gì bạn cần để có thể trở nên lý tưởng như vậy? Chỉ một thứ duy nhất: Ý chí quyết tâm. Nhưng có gì đáng để bạn ao ước hơn là việc có thể có được cái tự do của một con người, thoát khỏi những nô lệ đã đè nén gần như tất cả nhân loại: tiền bạc của cải, quyền lực, những thói xấu của dục vọng và xa hoa. Tự do là thứ mà ngay cả kẻ nô lệ thấp hèn nhất, sinh ra trong đói khổ rách rưới, cũng cố gắng mỗi ngày để có thể có được. Để giành được nó, hắn thậm chí phải đánh lừa cả cái bụng mình giữa cơn đói để có chút tiền dành dụm nhằm tự mua lại bản thân; còn bạn, nghĩ rằng mình sinh ra tự do, không lẽ bạn không mong muốn trả mọi giá để có được cái tự do thực sự? Tại sao bạn phải “nhìn vào két sắt” của mình? Cái tự do ấy không bao giờ có thể mua bằng tiền bạc. Vậy nên việc ghi vào sổ kế toán của bạn thứ phải chi cho Tự do là một điều điên rồ, vì tự do không phải là thứ thuộc về người nào bán nó hay mua nó. Đó là thứ bạn phải cố gắng có được, bằng chính những nỗ lực của mình.
Đầu tiên, hãy thoát khỏi nỗi sợ chết - nó như sợi dây thòng sẵn quanh cổ bạn, và sau đó là nỗi sợ nghèo khổ. Nếu bạn muốn biết thực sự nghèo khổ có chút nào đáng sợ hay không, hãy so sánh khuôn mặt của người nghèo và kẻ giàu. Người nghèo có thể cười một cách thoải mái từ tận trái tim. Không một thứ lo lắng nào thực sự đè nén họ: họ vẫn sẽ có những quan tâm lo lắng, nhưng chúng đều thoáng qua như gió thoảng mà thôi. Nhưng với những kẻ giàu ta thường thấy những nụ cười giả tạo mà đằng sau nó là một nỗi đau giằng xé và ăn mòn tâm hồn họ, nó thậm chí chỉ càng ngày càng nghiêm trọng, vì như một quy luật phải chấp nhận, họ không thể xuất hiện một cách tồi tệ trước người khác - trong khi nỗi đau ngày càng ngấm sâu, họ phải thể hiện một vẻ ngoài hạnh phúc và thành công.
Nguồn ảnh: anh Google
Đây là một hình ảnh so sánh (mà có lẽ tôi cần phải sử dụng thường xuyên hơn, vì nó quá chính xác): đời người như một vở kịch, ta được giao những vai mà ta thường khó có thể đóng một cách trọn vẹn. Kẻ mà bạn thấy ăn mặc lộng lẫy trên sâu khấu trong một chiếc áo choàng kiểu cách, đầu hất ngược, và diễn:
Nhìn xem, ta trị vì Hy Lạp rộng lớn như người kế thừa của Pelops
Vương triều ta mở rộng từ biển Ionian
Và Hellespont đến Isthmus của Corinth
hắn thực ra là một tên nô lệ: hắn nhận được 5 đấu thóc và 5 đồng bạc cho màn trình diễn của mình. 
Còn cái tên kiêu kỳ và khó bảo, hùng hùng hổ hổ, luôn tự hào về sức mạnh của hắn, kẻ nói:
Liệu mà giữ mồm giữ miệng, Menelaus,
hoặc ngươi sẽ chết trong tay ta
nhận công theo ngày và ngủ trên một cái chăn rách. Điều tương tự cũng đúng với những người thích ăn diện được khiêng trên kiệu thường xuất hiện đạo mạo cao quý trên đám đông: hạnh phúc của họ cũng chỉ như trong vở kịch mà thôi. Nếu bạn tước hết những thứ diêm dúa ngụy trang ấy, thường bạn sẽ thấy một sự thật đáng mỉa mai bên trong.
Khi bạn muốn mua ngựa, bạn sẽ nói người bán dỡ bỏ yên cương, bạn cũng sẽ tháo hết những thứ được đeo cho nó, để không một khuyết điểm nào có thể lọt qua mắt bạn. Không lẽ bạn lại đánh giá con người qua quần áo và những thứ trang sức hay sao? Những kẻ buôn nô lệ dùng mọi thủ đoạn để che giấu bất cứ thứ khuyết tật hay thương tích gì có thể khiến người mua phật lòng, và vì thế kẻ mua khôn ngoan thì luôn nghi ngờ bất cứ thứ trang sức nào. Nếu bạn nhìn thấy một cánh tay hay cái chân được che đậy, bạn sẽ yêu cầu chúng lột nó ra, để mọi cơ, mọi khớp của tên nô lệ đều lộ ra trước mắt bạn. Liệu bạn có nhìn thấy vua của Scythia hay Sarmatia, với cái vương miện to tướng trên đầu? Nếu bạn muốn thấy giá trị thực sự của họ, những phẩm cách, những thứ thực sự “con người” trong họ, thì hãy bỏ cái vương miện ấy sang bên: phần còn lại, hầu như sẽ chỉ toàn những thứ thất vọng mà thôi.

Nhưng tại sao tôi phải nói về người khác? Nếu bạn muốn nhìn được giá trị thực sự của chính mình, hãy bỏ sang bên tất cả tiền bạc, nhà cửa, địa vị, và nhìn thẳng vào con người mình. Cho đến khi bạn làm điều ấy, bạn sẽ chỉ hiểu về mình theo cách như một người ngoài mà thôi.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Today I am at leisure, not so much thanks to myself as to the games,
which have called away all the bothersome people to watch the boxing.
No one will burst in; no one will interrupt my train of thought,
which goes forward more boldly in that it has this assurance. Th e
door has ceased its constant creaking; my curtain will not be drawn
aside; I have license to proceed in safety, as a person needs to do when
he is striking out on his own and making a path for himself. Am I
not following earlier thinkers, then? I am, but I also allow myself to
discover new points, to change things, to abandon older views. I can
agree with them without becoming subservient.
2 But I spoke out of turn when I promised myself silence and
uninterrupted privacy. Here comes a great roar from the stadium;
and although it does not shake my resolution, it does distract me into
wrestling with this very subject. I think to myself, “How many people
exercise their bodies, and how few their minds! What a great confl uence
of people attend this fi ckle show merely for entertainment, and
what solitude attends the pursuits of culture! How weak-minded are
those whose strong arms and shoulders we admire!”
3 Most of all, I ponder this. If the body can, with training, come
to such a peak of endurance that it is able to sustain punches and
kicks from more than one opponent, to bear the hottest glare of the
sun, the most scorching heat of the dust, and to do this for an entire
day while drenched with its own blood, then surely the mind can
be strengthened far more easily to accept the blows of fortune, to
be knocked down and trampled and yet get up again. For the body
needs many things in order to thrive, but the mind grows by itself, feeds itself, trains itself. Athletes require a great deal of food and
drink, much oil, and lengthy exercises; but virtue will be yours without
any supplies or expenses. Anything that can make you a good
person is already in your possession.
4 What do you need in order to be good? Willingness.* And
what better aim could there be for your willingness than to wrest
yourself from this slavery that oppresses everyone, this slavery that
the lowliest chattel slaves, born in the dirt, strive in every way they
can to escape? Th ey cheat hunger to save up a pittance against their
purchase price; and you, who think you were born free, will you not
yearn to spend whatever it takes to gain your real freedom? 5 Why
are you looking at your money box? It cannot be bought. It is pointless,
then, to put an entry in your account book labeled “freedom.”
Freedom is not the possession of those who have bought or sold it.
It is a good you must ask of yourself, must give yourself.
Free yourself fi rst from the fear of death—the fear that is the
yoke about our necks—and then from the fear of poverty. 6 If you
want to know how little harm there is in poverty, compare the faces
of the poor with those of the wealthy. Th e poor person laughs often
and from the heart. None of his worries go deep: even if some care
befalls him, it passes by like a wisp of cloud. But in those who are
called well off we see a feigned cheerfulness under which runs a
deep vein of gangrenous sorrow, made even deeper because as a
rule they cannot be miserable in the sight of others but with pain
gnawing at their very hearts must still act the part of happiness
and success.
7 Here is an analogy (and I ought to use it more often, for it is
the best way to express the point): human life is a play, assigning us
roles we can scarcely fi ll. Th at man who parades onto the stage in
sweeping robes, throws back his head, and says,
Behold, I rule the Greeks as Pelops’s heir;
my realm extends from the Ionian Sea
and Hellespont to the Isthmus of Corinth—
is a slave: he gets fi ve measures of grain and fi ve denarii for his performance.*
8 Th at haughty and intractable fi gure, puff ed up with
pride of his strength, who says, 
Hold your tongue, Menelaus, or you die
by my right hand—
receives a daily wage and sleeps on a patchwork blanket. Th e same
can be said of all those fashionable people carried in litters above the
heads of the crowd: their happiness is just playing a part. If you strip
them of their fi ne apparel, you will hold them in contempt.
9 When you are about to buy a horse, you order that the saddle
be removed; you pull all the trappings off those that are for sale so
that no bodily defects may escape your eye. Will you, then, assess the
worth of a human being with clothes wrapped all about him? Slave
dealers use the tricks of their trade to conceal anything that might
be displeasing, and buyers for that reason are suspicious of every
adornment. If you were to see an arm or a leg bound up in some way,
you would demand that it be laid bare and the limb itself be shown
to you. 10 Do you see that king of Scythia or of Sarmatia, with a
splendid crown on his head? If you want to know his true worth, the
entirety of his character, then take away his headdress: much that is
bad lies hidden underneath.
But why do I speak of others? If you want to give yourself a thorough
evaluation, set aside your money, your house, your rank, and
look within yourself. Until you do that, you know what you are like
only from what other people tell you.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: